Ngày 19-3-1967: Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 19-3-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 19-3

Sự kiện trong nước

– Ngày 19-3-1950 Đế quốc Mỹ cho 2 tàu chiến Anđécxơn và Xtíchken cập bến Sài Gòn, chuẩn bị thao diễn lực lượng để uy hiếp tinh thần đồng bào ta. Cả Sài Gòn tức giận, hàng vạn đồng bào Sài Gòn xuống đường tuần hành thị uy hô vang các khẩu hiệu “Phản đối viện trợ Mỹ”, “Đả đảo Bảo Đại”, “Hồ Chí Minh muôn nǎm”. Đồng bào giương cao cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu diễu qua các phố chính dẫn xuống bến tàu. Bị cảnh sát ngǎn lại, hàng vạn người dồn về toà thị chính xé cờ Mỹ, cờ Pháp, cờ bù nhìn và ảnh Bảo Đại. Cũng hôm đó quân ta nã súng cối vào các tàu đậu trên sông. Trước sức mạnh của quần chúng, 2 tàu chiến Mỹ đã lặng lẽ rút neo cút khỏi Sài Gòn. Đây là cuộc biểu tình chống Mỹ đầu tiên của nhân dân ta. Từ đó ngày 19-3 hằng nǎm được gọi là ngày Toàn quốc chống Mỹ.

– Cách đây 55 năm, ngày 19-3-1967, giữa lúc đất nước ta đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Binh chủng Đặc công ra đời.

Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, quân nhân được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để tập kích bất ngờ vào các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

Duyệt đội ngũ tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công. Ảnh: TTXVN

Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Binh chủng Đặc công thật sự xứng đáng là lực lượng bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam với truyền thống vẻ vang “Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí sáng tạo; Đánh hiểm thắng lớn”.

Thời kỳ đổi mới của đất nước, Binh chủng Đặc công với truyền thống anh hùng trong chiến đấu, chủ động và sáng tạo trong xây dựng, huấn luyện và công tác, bộ đội đặc công đã trưởng thành về mọi mặt, từng bước iến lên chính quy, tinh nhuệ và thiện chiến nhất định hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những chiến công và thành tích xuất sắc lập được, Binh chủng Đặc công đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

Đọc thêm:  Tổng hợp phương án tuyển sinh các trường Đại học năm 2020

Trung tâm TP Ðông Hà (Quảng Trị). Ảnh: nhandan.vn

– Ngày 19-3-1975, tỉnh Quảng Trị được giải phóng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của mùa xuân đại thắng.

– Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khoá X về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”, ngày 19-3-2009, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định thành lập Vùng 2 Hải quân.

(Theo baochinhphu.vn, baothainguyen.vn)

Sự kiện quốc tế

Frédéric Joliot-Curie. Ảnh tư liệu

– Ngày 19-3-1900: Ngày sinh của Phrêđêrich Giôliô Quyri (Frédéric Joliot Curie). Ông là nhà bác học nổi tiếng người Pháp, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào hoà bình thế giới. Ông cùng với vợ là bà Iren Quyri đã tìm ra tính phóng xạ nhân tạo dùng trong y học, nông nghiệp, tìm ra nơtơrôn và nghiên cứu về phản ứng dây chuyền để thu nǎng lượng nguyên tử.

Nǎm 1935, ông Giôliô Quyri và bà Iren Quyri được nhận giải thưởng Noben về hoá học. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông Giôliô Quyri tích cực tham gia phong trào chống phát xít, nǎm 1942 gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Ông qua đời nǎm 1958. Tháng 3-1956 khi bà Iren Quyri qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chia buồn tới giáo sư Giôliô Quyri.

(Theo baothainguyen.vn)

Theo dấu chân Người

Ngày 19-3-1924, trên Tập san “Inprekorr” của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đăng bài “Đông Dương và Thái Bình Dương” phân tích mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc lôi cuốn giai cấp vô sản vào những xung đột dưới danh nghĩa lợi ích quốc gia. Vì thế, đây là “vấn đề mà tất cả mọi người vô sản nói chung đều phải quan tâm đến” và đưa ra dự báo: “Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh…Những cuộc chiến tranh khác sẽ nổ ra vì vấn đề Thái Bình Dương, nếu giai cấp vô sản không cảnh giác”.

Ngày 19-3-1950, trên đường từ Trung Quốc trở về Việt Bắc, Bác Hồ làm bài thơ chữ Hán “Cận Long Châu” (Đến gần Long Châu): “Viễn cách Long Châu tam thập lý/ Dĩ văn pháo hưởng dữ cơ thanh/ Việt Nam dân chúng chân anh dũng/ Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành” (bản dịch của Phan Văn Các: Còn cách Long Châu ba chục dặm/ Nghe tàu bay rú, pháo gầm rung/ Nhân dân nước Việt anh hùng thật/ Diệt thù dựng nước ắt thành công”.

Đọc thêm:  Tổng hợp các chuyên đề toán phổ thông lớp 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ Phủ năm 1946. Ảnh: Hochiminh.vn

Ngày 19-3-1951, trong thư khen ngợi quân dân Bình Trị Thiên chống càn thắng lợi, Bác căn dặn: “chúng ta phải cố gắng hơn nữa và phải nhớ rằng, ở Liên khu IV du kích là chính, vận động là phụ. Kháng chiến là trường kỳ gian khổ, rồi mới đến thắng lợi hoàn toàn”.

Ngày 19-3-1955, nhân ngày khai giảng, Bác Hồ viết thư gửi Trường Sư phạm Miền núi Trung ương: “Các cháu thuộc nhiều dân tộc và ở nhiều địa phương. Nhưng các cháu đều là con em của đại gia đình chung: là gia đình Việt Nam; đều có một Tổ quốc chung: là Tổ quốc Việt Nam… Ngày nay, các dân tộc anh em chúng ta muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hoá của mình thì chúng ta phải tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà.” .

Ngày 19-3-1958, nói chuyện với Hội nghị mở rộng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bác nêu: “…Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt… Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt… Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được..”.

Ngày 19-3-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Trung đoàn 246 thuộc Lữ đoàn 305 tại Trường Cán bộ dân tộc Trung ương, nay thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lễ thành lập Binh chủng Đặc công (19-3-1967). Ảnh tư liệu

Tại đây, sau khi tham dự buổi diễn tập kỹ thuật, chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ, Bác Hồ ân cần căn dặn: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt… Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt… Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được…”.

Đọc thêm:  Tài sản công là gì? Quy định sử dụng và quản lý tài sản công?

Lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành phương châm, tư tưởng chỉ đạo hành động của Binh chủng Đặc công trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Bằng trí thông minh, lòng dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ, sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu liên tục của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, Binh chủng Đặc công đã không ngừng lớn mạnh.

Trở lại với trang sử 55 năm vẻ vang của đặc công Việt Nam mới thấy, với 9 tiểu đoàn lúc mới thành lập; đến nay, đặc công Việt Nam đã trở thành một binh chủng lớn mạnh về nhiều mặt và luôn luôn là binh chủng đặc biệt của những người chiến sĩ đặc biệt. Trải qua chống Pháp, rồi chống Mỹ với cách đánh “công đồn đặc biệt”, đặc công Việt Nam hiện nay đã hình thành 3 loại lực lượng: Đặc công bộ, đặc công nước và đặc công biệt động.

Trong tình hình mới, lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang tạo những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ; phòng tránh và khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Nhưng riêng với bộ đội đặc công, bước vào giai đoạn mới, lời huấn thị của Bác với bộ đội đặc công tiếp tục là động lực để mỗi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 711 ngày 19-3-1960 đã đăng trang trọng bức ảnh “Hồ Chủ tịch nói chuyện tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa toàn miền Bắc đã bế mạc”.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 711 ngày 19-3-1960 . Ảnh: Qdnd.vn

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2093 ngày 19-3-1967 đã trích “Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ngày 17-7-1966”

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2093 ngày 19-3-1967. Ảnh: Qdnd.vn

NGUYỄN CÚC (Tổng hợp)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button