Tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập Chính phủ Lâm thời

Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Việt Nam Dân quốc Công báo năm 1945, số 1, trang 01 – 02.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, Nhật và lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta. Đặc biệt, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – Kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 28/8/1945, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ mới và công bố danh sách Nội các thống nhất quốc gia.

Phần mở đầu của Tuyên cáo nói đến hoàn cảnh ra đời của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: “Toàn quốc đại biểu hội họp ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 đã cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam tức là Chính phủ Nhân dân lâm thời Việt Nam để lãnh đạo nhân dân tranh đấu dành quyền độc lập” [1]. Đây là Chính phủ đầu tiên của nhân dân Việt Nam dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà, đặt nền móng cho việc xây dựng một chế độ xã hội mới – chế độ của dân, do dân và vì dân.

Tuyên cáo khẳng định về chiến thắng của Cách mạng tháng Tám vĩ đại: “Sau ngày lịch sử 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền toàn quốc đã vào trong tay Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam. Toàn dân tộc đúc thành một khối ủng hộ chính quyền mới. Thể lòng dân nhà Vua cũng vui lòng thoái vị nhường quyền cho Chính phủ Nhân dân lâm thời. Phong trào cứu quốc cao vọt. Các tầng lớp nhân dân sôi nổi một bầu nhiệt huyết. Ai nấy đều sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ Nhân dân lâm thời sẵn sàng đứng dậy chống ngoại xâm, phá âm mưu khôi phục nền thống trị của Pháp[2]”.

Đọc thêm:  Vì sao có nhân loại? Không ai giải thích về vũ trụ rõ ràng như Đại sư

Tuyên cáo cũng chỉ ra nhiệm vụ nặng nề của Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đó là “Làm sao cho Chính phủ lâm thời tiêu biểu được Mặt trận Dân tộc Thống nhất một cách rộng rãi và đầy đủ [3]”. Vì vậy, tuân theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóng đã quyết định tự cải tổ và mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ đặng cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân đã giao phó cho.

Tuyên cáo khẳng định Chính phủ Lâm thời không phải là Chính phủ riêng của mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng[4]. Chính phủ ấy là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hoà chính thức.

Tuyên cáo kêu gọi toàn thể quốc dân đoàn kết một lòng với khẩu hiệu “Toàn dân đoàn kết, Tranh thủ hoàn toàn độc lập [5]”, làm hậu thuẫn cho Chính phủ Lâm thời để giữ vững tự do độc lập và cải tạo, kiến thiết đất nước sau bao năm bị giặc tàn phá.

Phần cuối của Tuyên cáo đã một lần nữa khẳng định quyền được sống chính đáng và quyền được hưởng độc lập tự do của dân tộc ta. Điều này cũng được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong bản Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy [6]”.

Đọc thêm:  Các cách căn giữa ô trong bảng trên Word - QuanTriMang.com

Đặc biệt, Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn công bố Danh sách Nội các thống nhất Quốc gia gồm:

HỒ CHÍ MINH

VÕ NGUYÊN GIÁP

TRẦN HUY LIỆU

CHU VĂN TẤN

DƯƠNG ĐỨC HIỀN

NGUYỄN MẠNH HÀ

NGUYỄN VĂN TỐ

VŨ TRỌNG KHÁNH

ĐÀO TRỌNG KIM

LÊ VĂN HIẾN

PHẠM NGỌC THẠCH

PHẠM VĂN ĐỒNG

VŨ ĐÌNH HOÈ

CÙ HUY CẬN

NGUYỄN VĂN XUÂN

Chủ tịch kiêm Ngoại giao

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Bộ Thông tin, tuyên truyền

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Bộ Thanh niên

Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc gia

Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội

Bộ trưởng Bộ Bộ trưởng Bộ tư pháp

Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính

Bộ trưởng Bộ Lao động

Bộ trưởng Bộ Y tế

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục

Bộ trưởng không giữ bộ nào

Bộ trưởng không giữ bộ nào

Danh sách Nội các thống nhất Quốc gia gồm 15 vị Bộ trưởng, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiêm Ngoại giao.

Như vậy, Tuyên cáo đã xác định cơ cấu các cơ quan hành chính Nhà nước đầu tiên ở nước ta. Từ đây, bộ máy tổ chức nhà nước được hình thành và dần hoàn thiện để lãnh đạo nhân dân củng cố, xây dựng chính quyền và giành độc lập hoàn toàn, “thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà” [7].

Đọc thêm:  Warzone là ai? Tiểu sử, sự nghiệp nam streamer tài năng bậc nhất

Chú thích:

1, 2. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Việt Nam Dân quốc Công báo năm 1945, số 1, trang 01.

3, 4, 5. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Việt Nam Dân quốc Công báo năm 1945, số 1, trang 02.

6. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Quốc hội (1945 – 1992), hồ sơ 586, tờ 03.

7. Hồ Chí Minh toàn tập, T.12, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2002, tr. 337-338.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button