Giải thích và bình luận câu ca dao: “Cầm vàng mà lội qua sông

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc cách phân tích và bình luận câu ca dao “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài – Luyện tập về biện pháp tu từ
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài – Xúy Vân giả dại
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài – Nhàn

I. Dàn ý “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”.

DÀN BÀI

1. Mở bài

– Trong cuộc đời của mỗi con người, thất bại hoặc thành công là chuyện thường tình.

– Thất bại trong tình yêu thường để lại dấu ấn khó phai mờ;

– Cầm vàng mà lội qua sông, Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao (nghĩa hàm ẩn)

– Cầm vàng: trong tay hoặc trong tầm tay có một cái gì đó rất giá trị về mặt vật chất hoặc tinh thần.

– Lội qua sông: vượt qua những vất vả, gian nan, thử thách.

– Vàng rơi: cái quý giá ấy vì một nguyên nhân nào đó mà không còn nữa. Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng: người bị mất chẳng tiếc vàng mà tiếc công cầm vàng. Tiếc công lao bỏ ra giữ gìn báu vật bấy lâu nay (vật quý mất cũng tiếc nhưng tiếc công sức bỏ ra hơn).

Có thể hiểu câu ca dao là tâm trạng xót xa, buồn bã của người rơi vào bi kịch tình yêu (do bị quá nhiều nguyên nhân khách quan chi phối dẫn đến đổ vỡ…).

b. Bình luận

Từ lĩnh vực tình yêu, ý nghĩa câu ca dao mở rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội: lí tưởng, ước mơ, sự nghiệp… Đeo đuổi một mục đích tốt đẹp phải tốn rất nhiều công sức. Nếu chưa hoặc không thành công, chớ vội nản lòng. Hãy coi đó là những bài học có ích trên đường đời.

3. Kết bài

II. Văn mẫu “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”.

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” – Mẫu 1

Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn dốc hết sức làm một việc gì đó nhưng kết quả lại không như kỳ vọng? Ở trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy câu ca dao này thật đúng: “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”. Có lẽ không ít lần trong đời, ta thường oán trách rằng cuộc sống này thật không công bằng, tại sao những gì mình bỏ ra lại không được đền đáp xứng đáng. Khi ấy, bạn sẽ nảy sinh một cảm giác tiếc nuối, hụt hẫng vì đã cố gắng hết sức nhưng không thể nắm trong tay thành quả. Nhưng cái mà ta tiếc nuối, không phải là kết quả ấy, mà chính là công sức và quá trình mà ta đã gây dựng. Chúng ta đều là những con người bình thường, không một ai hoàn hảo và còn nhiều điểm thiếu sót cần khắc phục, nhưng nó không đồng nghĩa với việc ta phải tiêu cực, cho rằng bản thân mình quá yếu kém. Chắc chắn không có ai dở mãi cả, tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn nếu mình cố gắng nhiều hơn trong tương lai. Có những người nhìn bề ngoài, họ ung dung nắm lấy thành công như chẳng tốn công sức nào. Nhưng họ cũng như ta, họ cũng từng bị giày vò bao lần bởi sự thất bại chồng chất và vô số lần quỵ ngã trên đường đời. Walt Disney cũng đã từng chia sẻ về thất bại lớn nhất cuộc đời mình khi phải nhận 302 lời từ chối. Tất cả những nỗi thất vọng đó đến trước khi ông gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney – một cái tên đình đám hiện nay. Hãy thật kiên trì và dũng cảm tiến về phía trước, dù bạn có thành công hay thất bại, thì hy vọng bạn vẫn sẽ nở nụ cười và chiến đấu tiếp với đời.

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” – Mẫu 2

Mỗi lần vấp ngã, thất bại là một dịp để chúng ta rèn luyện và trưởng thành. Điều quan trọng là ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống.

Thành công và thất bại là chuyện thường tình trong đời. Không ít khi chúng ta đầu tư rất nhiều công sức, tình cảm vào một việc gì đó và tưởng chừng thành công nằm trong tầm tay nhưng rốt cuộc, kết quả hoàn toàn trái ngược. Trước thất bại, ai chẳng buồn, chẳng tiếc? Đây là một trường hợp:

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”.

Vàng ở đây chỉ chung những thứ quý giá: quý như vàng, đắt như vàng… Cầm vàng là có trong tay một cái gì đó rất có giá trị. Lội qua sông là vượt qua khó khăn, trở ngại. Còn vàng rơi, vật quý mất cũng không tiếc mà chỉ tiếc công giữ gìn nó thôi.

Hiểu như vậy chỉ là hiểu trên bề mặt ngôn từ – nghĩa tường minh chứ chưa hiểu được nghĩa hàm ẩn của nó. Vậy, vật quý giá kia là gì? Một hiện thực tuyệt vời? Một ước mơ huy hoàng? Hay một thứ gì khác? Lời ẩn dụ ngắn gọn quả không dễ hiểu. Cụm từ “tiếc công” may ra có thể là một gợi ý.

“Tiếc công” có mặt trong nhiều câu ca dao như một môtíp: Tiếc công anh đắp đập ke bờ, Để ai quảy đó mang lờ đến đơm; Tiếc công anh gánh gạch xây thành, Trồng cây nên trái để dành ai ăn; Tiếc công anh đi xuống đi lên, Mòn đàng chết cỏ chẳng nên cang thường…

Trong bài ca dao này, ta chưa thấy vàng hay thấy vật quý cụ thể là gì nhưng ý ám chỉ tình yêu thì thấy rõ. Công cầm vàng không thấy nhưng thấy công phu bỏ ra theo đuổi, nhen nhúm, bồi đắp cho một mối tình. Còn vàng không phải chỉ rơi mà biến mất dạng, mất tăm, hoặc tình chẳng bén mà lại tan vỡ phũ phàng.

Vậy sự thất bại ở câu ca dao này trước hết là sự thất bại về tình yêu. Giọng điệu câu ca có gì như bẽ bàng, chua chát. Có thể hình dung sự tình như thế này chăng:

Từ chỗ hiểu nhau, yêu nhau đến chỗ hẹn ước, thề nguyền gắn bó trăm năm. Tình yêu ấy không phải tự nhiên mà có. Nó ắt phải trải qua ngọt bùi, đắng cay, thử thách. Vì thế, nó quý giá hơn mọi thứ trên đời. Những tưởng hạnh phúc đã gần kề, ai ngờ sóng gió dẫn tới ly tan, nước mây đôi ngả. Người yêu rời bỏ anh, hoặc anh không giữ được người yêu. Sóng gió ấy quá lớn, không thể vượt qua nên người trong cuộc chỉ còn biết ngậm ngùi, than thở. Mình than với mình rồi lặng đi trong niềm xót đau, chua chát.

Đọc thêm:  Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh thơ là hùng biện du dương qua

Nhưng thực tế ở đời cho thấy: Thất vọng trong tình yêu không chỉ có một lối thoát duy nhất là chết mòn vì tương tư. Vết thương trên da thịt dần dần sẽ lành; vết thương trong lòng cũng vậy. Có đau khổ một thời gian nhưng theo ngày tháng, nỗi khổ ấy sẽ nguôi dần. Người ta sẽ tỉnh ra và nghĩ lại.

Kẻ kia tình đã nhạt chăng? Mắt họ đã bị cuốn hút vào chỗ giàu sang chăng? Hay là chung quanh dèm pha? Gia đình ngăn trở?… Mình biết thân phận mình. Thế thì thôi! Nói như các anh con trai khác, ở câu ca dao trên kia, họ chẳng sá gì đến việc kẻ khác đến đơm cá, đến ăn trái, mà họ chỉ tiếc công mình đắp đập be bờ, gánh gạch xây thành, trồng cây… Còn mình, tình yêu đã mất, vàng đã rơi, công lênh cũng chẳng ít, nhưng tiếc làm chi! Chỉ tiếc công bỏ ra bấy lâu xây đắp mối tình vàng ngọc kia mà thôi. Bởi tình này mất còn tìm tình khác được, chứ công lao bỏ đã bỏ ra, thời gian đã mất đi làm sao tìm lại được? Tiếc công cầm vàng là vậy.

Từ lĩnh vực tình yêu, ta có thể mở rộng, nâng cao ý nghĩa của câu ca dao trên sang lĩnh vực khác. Không phải chỉ là tình yêu mà có thể là một ước mơ tốt đẹp: đỗ đạt cao, tài năng lớn, làm giàu nhanh… Đeo đuổi một ước mơ như thế phải tốn bao công sức, tiền bạc, thời gian. Nhưng cuối cùng mơ ước chẳng được, chỉ tiếc cho công lao đã bỏ ra.

Mỗi lần vấp ngã, mỗi lần thất bại đều để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc và con người ta lớn lên rất nhiều sau những thử thách. Vấn đề quan trọng là thắng không kiêu, bại không nản, mỗi người có đủ nghị lực, can đảm, lí trí sáng suốt để tìm cho mình những chất vàng ròng tinh túy của đời sống tâm hồn hay không.

Bài ca dao là một lời khuyên thiết thực về chuyện theo đuổi những mơ ước đẹp đẽ ở đời.

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” – Mẫu 3

Mỗi lần vấp ngã, mỗi lần thất bại đều để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc và con người ta lớn lên rất nhiều sau những thử thách, vấn đề quan trọng là thắng không kiêu, bại không nản, mỗi người có đủ nghị lực, can đảm, lí trí sáng suốt để tìm cho mình những chất vàng ròng tinh túy của đời sống tâm hồn hay không.

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta gặp thất bại, cũng có khi chúng ta đầu tư rất nhiều công sức, tình cảm vào một việc gì đó và tưởng chừng thành công nằm trong tầm tay nhưng rốt cuộc, kết quả hoàn toàn trái ngược. Rơi vào hoàn cảnh như thế, có lẽ ai cũng buồn cũng tiếc. Người xưa cũng đã thấy được điều này:

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”.

Vàng ở đây chỉ chung những thứ quý giá: quý như vàng, đắt như vàng… Cầm vàng là có trong tay một cái gì đó rất có giá trị. Lội qua sông là vượt qua khó khăn, trở ngại. Còn vàng rơi, vật quý mất cũng không tiếc mà chỉ tiếc công giữ gìn nó thôi.

Hiểu như vậy chỉ là hiểu trên bề mặt ngôn từ – nghĩa tường minh chứ chưa hiểu được nghĩa hàm ẩn của nó. Vậy, vật quý kia là gì? Một hiện thực tuyệt vời? Một ước mơ huy hoàng? Hay một thứ gì khác? Lời ẩn dụ ngắn gọn quá không dễ hiểu. Cụm từ “tiếc công” may ra có thể là một gợi ý.

“Tiếc công” có mặt trong nhiều câu ca dao như một mô-típ: Tiếc công anh đắp đập be bờ, Để ai quảy đó mang lờ đến đơm; Tiếc công anh gánh gạch xây thành, Trồng cây nên trái để dành ai ăn; Tiếc công anh đi xuống đi lên, Mòn đằng chết cỏ chẳng nên cang thường…

Trong bài ca dao này, ta chưa thấy vàng hay thấy vật qúy cụ thể là gì nhưng ý ám chỉ tình yêu thì thấy rõ. Công cầm vàng không thấy nhưng thấy công phu bỏ ra theo đuổi, nhen nhúm, bồi đắp cho một mối tình. Còn vàng không phải chỉ rơi mà biến mất dạng, mất tăm, hoặc tình chẳng bén mà lại tan vỡ phũ phàng.

Vậy sự thất bại ở câu ca dao này trước hết là sự thất bại về tình yêu. Giọng điệu câu ca có gì như bẽ bàng, chua chát. Có thể hình dung sự tình như thế này chăng: Từ chỗ hiểu nhau, yêu nhau đến chỗ hẹn ước, thề nguyền gắn bó trăm năm. Tình yêu ấy không phải tự nhiên mà có. Nó ắt phải trải qua ngọt bùi, đắng cay, thử thách. Vì thế, nó quý giá hơn mọi thứ trên đời. Những tưởng hạnh phúc đã gần kề, ai ngờ sóng gió dẫn tới ly tan, nước mây đôi ngả. Người yêu rời bỏ anh, hoặc anh không giữ được người yêu. Sóng gió ấy quá lớn không thể vượt qua nên người trong cuộc chỉ còn biết ngậm ngùi, than thở. Mình than với mình rồi lặng đi trong niềm xót đau, chua chát.

Nhưng thực tế ở đời cho thấy: thất vọng trong tình yêu không chỉ có một lối thoát duy nhất là chết mòn vì tương tư, vết thương trên da thịt dần dần sẽ lành: vết thương trong lòng cũng vậy. Có đau khổ một thời gian nhưng theo ngày tháng, nỗi khổ ấy sẽ nguôi dần. Người ta sẽ tỉnh ra và nghĩ lại.

Kẻ kia tình đã nhạt chăng? Mắt họ đã bị cuốn hút vào chỗ giàu sang chàng? Hay là chung quanh dèm pha? Gia đình ngăn trở?… Mình biết thân phận mình. Thế thì thôi!

Nói như các anh con trai khác, ở câu ca dao trên kia, họ chẳng sá gì đến việc kẻ khác đến đơm cá, đến ăn trái, mà họ chỉ tiếc công mình đắp đập be bờ, gánh gạch xây thành, trồng cây… Còn mình, tình yêu đã mất, vàng đã rơi, công lênh cũng chẳng ít, nhưng tiếc làm chi! Chỉ tiếc công bỏ ra bấy lâu xây đắp mối tình vàng ngọc kia mà thôi. Bởi tình này mất còn tìm tình khác được, chứ công lao đã bỏ ra, thời gian đã mất đi làm sao tìm lại được? Tiếc công cầm vàng là vậy.

Từ lĩnh vực tình yêu, ta có thể mở rộng, nâng cao ý nghĩa của câu ca dao trên sang lĩnh vực khác. Không phải chỉ là tình yêu mà có thể là một ưởc mơ tốt đẹp: đỗ đạt cao, tài năng lớn, làm giàu nhanh… Đeo đuổi một ước mơ như thế phải tốn bao công sức, tiền bạc, thời gian. Nhưng cuối cùng mơ ước chẳng được, chỉ tiếc cho công lao đã bỏ ra.

Mỗi lần vấp ngã, mỗi lần thất bại đều để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc và con người ta lớn lên rất nhiều sau những thử thách, vấn đề quan trọng là thắng không kiêu, bại không nản, mỗi người có đủ nghị lực, can đảm, lí trí sáng suốt để tìm cho mình những chất vàng ròng tinh túy của đời sống tâm hồn hay không. Bài ca dao là một lời khuyên thiết thực về chuyện theo đuổi những mơ ước đẹp đẽ ở đời.

Đọc thêm:  Công thức lượng giác lớp 11 cơ bản – nâng cao - HocmaiBook.vn

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” – Mẫu 4

Có những câu ca dao đa nghĩa, gợi ra nhiều cách hiểu khác nhau. Một trong những câu ca dao đó là câu:

“Cầm vàng mà lội sang sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”.

“Vàng” là vật quý báu“Cầm vàng” có thể hiểu là giữ gìn một vật quý báu. “Lội sang sông”, hiểu theo nghĩa đen là dùng đôi chân mình để lội sang phía bên kia bờ sông mà không dùng thuyền hay đò; hiểu theo nghĩa bóng là phải trải qua những khó khăn trở ngại, tốn nhiều thời gian, công sức. “Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, hiểu nghĩa của câu trong chỉnh thể của nó ta sẽ có một ý nghĩa khái quát nhất: mất mát vật quý báu cũng không tiếc bằng công sức mình, thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó. Ở câu này ta không nên hiểu máy móc “vàng rơi không tiếc” là vật quý mất đi cũng không tiếc, bởi trong thực tế thì không ai không tiếc “vàng rơi” cả. “Vàng rơi không tiếc” chỉ là một cách nói quá nghệ thuật để nhấn mạnh hơn tới mệnh đề sau: “Tiếc công cầm vàng”.

Tại sao mất vật quý giá lại không tiếc bằng công sức thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó? Liệu nó có đúng với thực tế không? Ta lại liên tưởng tới câu tục ngữ “Của một đồng công một nén”. Thì ra dân gian đã coi trọng công sức làm ra của cải, công sức giữ gìn của cải hơn là giá trị vật chất của của cải đó. Hơn nữa của cải mất có thể làm lại được, cái mất đi không tìm lại được là thời gian và công sức đã giữ gìn của cải đó.

Có thể hiểu câu ca dao còn một lớp nghĩa nữa, lớp nghĩa nói về tình yêu. Một người con trai đến với một người con gái. Họ đã vượt qua bao trở ngại, khó khăn, đã tốn bao thời gian và công sức để nuôi dưỡng tình yêu. Họ chờ đợi, hi vọng và tin tưởng vào tình yêu. Nhưng cuối cùng họ không lấy được nhau do một nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó. Căn cứ vào lớp nghĩa thứ nhất, ta có thể hiểu như thế này chăng: mất tình yêu cũng rất tiếc, nhưng tiếc hơn cả là tiếc thời gian, công sức mình đã nuôi dưỡng, chờ đợi và hi vọng vào tình yêu. Điều này liệu có đúng với thực tế không?

Một câu ca dao khác cũng có thể đúng với trường hợp này:

“Tưởng giếng sâu em nối sợi gầu dài. Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”

Nghĩa là tiếc công mình, tiếc niềm tin mình đã đặt vào một ai đó, ai ngờ người đó không xứng đáng với niềm tin mình, với tình yêu của mình. Người đó mình không tiếc, mà tiếc cho công sức mình, thời gian mình đã chờ đợi, tin tưởng.

Nếu cách hiểu lớp nghĩa thứ hai này là hợp lý thì câu ca dao “cầm vàng”… này là một triết lí sâu sắc về tình yêu: Trong tình yêu, nếu không yêu nhau nữa hay vì một cớ gì đấy mà không lấy được nhau thì cũng đừng nên lấy làm tiếc (có thể tìm một tình yêu khác), cái đáng tiếc là mất đi niềm tin, mất đi thời gian quý báu tức là mất đi một phần của cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau triết lí này còn hàm chứa nỗi thương thân sâu lắng?

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” – Mẫu 5

Trong cuộc sống con người nhiều khi chúng ta sẽ gặp thất bại, có nhiều việc chúng ta đầu tư mất nhiều công sự nhưng lại không mang lại kết quả như mong đợi, khiến chúng ta vô cùng thất vọng, chán nản.

Trong cuộc sống có những việc tưởng chừng như thành công chắc chắn nhưng rồi kết cục lại xôi hỏng bỏng không chẳng đâu vào đâu, khiến chúng ta nhiều phen nhụt chí. Đúng như câu tục ngữ xưa đã viết như thế này:

Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

Vàng là một loại khoáng sản vô cùng quý hiếm, đắt đỏ. Nó mang lại nhiều giá trị về kinh tế cho con người, đồng thời cũng là phương tiện để trao đổi mua bán mọi thứ hàng hóa, yếu phẩm trong cuộc sống.

Chính vì thế khi nói tới một vật gì quý hiếm, quan trọng người ta thường so sánh quý như vàng, để biểu thị sự quan trọng, quý giá của vật đó.

Vàng trong câu nói này còn có ý nghĩa hàm ý, ẩn nghĩa nó chỉ sự quý giá của một vật, một sự việc nó đó. Nó có thể là ước mơ, khát khao mà con người ta muốn đạt được, con người mong muốn đạt tới đỉnh vinh quang, một giấc mơ huy hoàng nào đó.

Mọi việc tưởng chừng như sắp thành công tới nơi, mọi sự như đang hiện ra trước mắt nhưng bỗng chốc lại tan biến như bóng mây, khiến cho con người tiếc nuối ngơ ngẩn.

Từ “tiếc công” thể hiện công sức bỏ ra của con người. Những ngày tháng cố gắng, ước mơ, vun vén cho con đường mình đi nhưng rồi chẳng có gì trong tay, mọi thứ lại trở về điểm ban đầu xuất phát. Khiến cho người ta tiếc những công sức mình nỗ lực phấn đấu.

Ngoài ra, câu ca dao này còn thể hiện sự thất bại trong tình yêu. Trong giọng điệu có ẩn chứa sự bẽ bàng, cay đắng, chua xót của người bị phụ tình. Người con trai đã vun vén chăm sóc cho mối quan hệ này nhiều năm.

Bỏ nhiều công sức ra cho một tình yêu mà mình trân trọng, từ chỗ ước hẹn thề nguyền gắn kết trăm năm nhưng không may tới phút cuối người yêu lại đi lấy chồng. Khiến cho người con trai đau đớn, tiếc những tháng ngày mình gắn bó, cố gắng vun đắp cho mối tình của hai người.

Nó thể hiện những ngày tháng cay đắng, ngọt bùi, có gian nan thử thách. Nên tình cảm đó vô cùng quý giá quý giá như vàng vậy. Người con trai những tưởng tháng ngày hạnh phúc sắp tới.

Đôi lứa về chung một nhà cùng nhau xây dựng tổ ấm uyên ương, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nhưng tới phút cuối cùng chàng trai mới phát hiện ra là người con gái đó đã thay đổi. Đã có tình cảm với người con trai khác và họ kết hôn bỏ lại chàng trai bẽ bàng, chua xót tiếc nuối công sức mình vun vén cho mối quan hệ này.

Tiếc nuối ngày tháng yêu thương chung tình của mình. Sự cay đắng, bẽ bàng này quá lớn khiến cho người trong cuộc phải ngậm ngùi thốt lên những tiếng than thở não lòng.

Nếu mở rộng sang lĩnh vực khác thì ta sẽ thấy câu ca dao có thể là ước mơ đỗ đạt, thành danh của người con trai hiếu học, muốn được ngày vinh quy bái tổ, cho bõ công đèn sách bao ngày.

Ước mơ trở thành quan lớn, lều võng vinh quy tưởng như sắp thành tới nơi rồi thì bỗng dưng tan thành mây khói, khiến cho công lao bao năm đèn sách thức khuya dậy sớm của chàng trai trở thành vô ích. Khiến cho người con trai cảm thấy tiếc công mình đã khổ luyện mơ thành nghiệp lớn bấy lâu nay.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn nghị luận về lối sống giản dị - VnDoc.com

Cuộc sống con người ai cũng có lúc gặp thất bại, cay đắng, ai cũng có thể khó khăn bất ngờ ập tới nhưng những con người kiên cường, bền gan quyết chí sẽ tiến tới thành công. Những sự thật bại kia sẽ là bài học quý giá giúp con người trưởng thành hơn mà thôi.

“Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” – Mẫu 6

Văn học dân gian luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, những sử thi hùng tráng, những truyền thuyết gợi lại những chiến công lịch sử xưa hay những câu chuyện cổ tích bình dị và thấm đẫm những tư tưởng lớn lao đi vào lòng bảo thế hệ Việt. Và đâu đó, ta vẫn không thể quên được những lời ca dao đầy yêu thương chan chứa những kinh nghiệm quý báu mà cha ông để lại, đôi khi đó là những lời thủ thỉ tâm tình mà mang giá trị sâu sắc:

“Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”

Vàng vốn là thứ quý giá mà bao người muốn có, nó mang giá trị vô cùng lớn. Đặc biệt, với những người nông dân xưa, vàng rất quý báu, không phải ai cũng có được. “Lội qua sông” đó là hành động của con người, vượt qua những ghềnh thác để tới bờ bên kia, ẩn dụ cho những gian nan vất vả mà còn người phải vượt qua, dù khó khăn trở ngại vẫn mong có thể giữ gìn được điều quý giá mà mình trân trọng. “Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” thể hiện nỗi lòng của con người, những tưởng qua bao gian nan sẽ giữ trọn vẹn thức vàng quý giá lại không làm được, tiếc vàng thì ít mà tiếc báo công sức đã bỏ ra thì nhiều. Ở đây, tác giả sử dụng lối nói quá “vàng rơi không tiếc” bởi với mỗi người vật báu mất đi ai chắc hẳn cũng sẽ rất tiếc nuối, song tác giả dùng nghệ thuật này nhằm nhấn mạnh và đề cao công sức của con người, trân trọng những gian lao mà họ đã bỏ ra hơn là những thứ vật chất phù phiếm. Câu ca dao thoáng qua tưởng chừng như đơn giản mà nó ý vị vô cùng.

Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta không ít lần gặp thất bại. Mỗi người đều có cho mình những ước mơ, những hoài bão riêng, những mục đích sống, ai cũng phải cố gắng và nỗ lực hết mình để đạt được những điều mà mình trông mong. Nhưng có đôi khi, dù ta đã cố gắng thật nhiều, đã bỏ ra bao công sức và dồn hết tâm trí vào nó thì vẫn chưa thể thành công. Điều đó khiến cho bản thân rất tiếc những công sức mà mình đã bỏ ra, những thời gian mà mình đã dành cho nó. Thực tế, ta vẫn thấy rất nhiều những trường hợp như thế. Đồng ruộng, nơi những người nông dân chân lấm tay bùn, bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời, tới vụ mùa những bông lúa nặng trĩu hạt đền đáp bao công lao của họ, vậy mà một cơn bão mới, nhấn chìm vào đồng ruộng, nhà cửa. Họ một lần nữa phải thở dài thương tâm, những tưởng có vụ mùa bội thu mà thiên tai nhẫn tâm cướp phá. Bao vất vả bỏ ra chẳng nhận được gì, thật xót xa biết bao. Hãy như cậu sinh viên nghèo vừa học vừa làm thêm mong kiếm tiền đóng học phí, là những ngày sáng sớm trên giảng đường, chiều về chạy bàn trong một quán nhậu nhỏ, cuối tháng những tưởng nhận trọn vẹn lương thì bị chủ trừ ngược, trừ xuôi còn lại vài trăm ngàn ít ỏi, đắng cay, nghẹn ngào không nói thành lời vẫn tự an ủi bản thân phải cố gắng. Đó còn là câu chuyện về chú Grap Food chạy giữa cái nắng gay gắt của mùa hè mong thức ăn cho khách hàng mong kiếm đồng thêm thu nhập cho con ăn học thì bị vị khách “bom” hàng chẳng chút phân vân, có những người nỡ nhẫn tâm như vậy, chẳng bao giờ trân quý công sức và thời gian của người khác. Nhìn áo ướt đẫm mồ hôi cùng nụ cười gượng gạo trên khuôn mặt đen sạm của chú lại thấy thương vô bờ, chắc hẳn chú phải buồn biết bao bởi công sức của mình bỏ ra chỉ nhận lại một lời từ chối của người khách chỉ với lý do “bận”. Công việc gì cũng vậy, bất kể là một nhà lãnh đạo, nhà khoa học ,một tiến sĩ hay một chú công nhân, một cô lao công bình thường đều đáng được trân quý công sức lao động. Vật chất mất đi có thể mua lại nhưng thời gian, sức khoẻ và niềm tin mất đi thì không bao giờ lấy lại được. Vì vậy bài ca dao như một lời nhắc nhở của cha ông về sự trân trọng công sức của chính mình và của người khác. Đồng thời là lời khuyên nhủ chân thành về việc phấn đấu và nỗ lực với những ước mơ đẹp đẽ, những chân trời lớn của khát vọng tương lai, hãy cứ bước tiếp chặng đường phía trước, gian nan, thử thách tôi luyện con người mạnh mẽ, bản lĩnh và kiên cường hơn. Giữ cho mình chất vàng mười quý giá trong tâm hồn để ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, xét ở một khía cạnh khác, bài ca dao như lời của một nhân vật trữ tình khi chuyện tình yêu không trọn vẹn. Có lẽ cả hai đã cùng trải qua bao khó khăn, những đắng cay, ngọt bùi của tình yêu, những tưởng rồi hạnh phúc sẽ đơm hoa, trái ngọt cuối cùng lại tan vỡ. Vì một lý do nào đó mà người phụ bạc, trái tim kẻ bị phụ tình tan vỡ, đau đớn. Lời cả cao như mang sự bẽ bàng, chua chát, tình yêu thật quý giá và thiêng liêng biết bao, vậy mà chẳng thể giữ được người mình thương đành ngậm ngùi chấp nhận. Bao nhiêu thời gian hò hẹn, bao lời ước nguyện tâm tình, bao hứa hẹn trăm năm cuối cùng duyên đôi ngả, cuộc tình như gió thoảng mây trôi, thật tiếc biết bao công sức xây đắp mối tình ấy, giờ nhận lại chỉ là điều phũ phàng, sao mà không đau cho được?

“Bấy lâu nay anh đắp áo thả cả

Bây giờ cá lớn có kẻ đến câu

Anh không trách cái người câu cá đó

Mà chỉ gian con cá đã cắn câu”

Ca dao dân ca xưa thật ý nhị, sâu sắc. Chắc phải buông những lời trách mắng, giận hờn mà qua sự nhẹ nhàng trong từng câu chữ vẫn thấy được cả một nỗi lòng sâu thẳm phía sau. Thật yêu biết bao nhiêu những hồn thơ dân ca Việt mang nét dung dị, hồn hậu mà thiết tha chẳng gì có thể thay thế được.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Giải thích và bình luận câu ca dao: “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10…

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button