Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc

nghi luan xa hoi 200 chu ve cau danh ngon tien mua duoc tat ca tru hanh phuc

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả mọi thứ trừ hạnh phúc

2. Thân bài

– Giải thích câu nói:+ “Tiền” là công cụ dùng để mua bán, trao đổi. Tiền có thể mua được rất nhiều thứ của cải vật chất, mang đến cho con người cuộc sống sung túc.+ “Hạnh phúc” lại là trạng thái cảm xúc mãn nguyện, vui sướng khi được thỏa mãn một nhu cầu mang tính trừu tượng.→ Hạnh phúc được xây dựng trên những tình cảm chân thành và những giá trị tinh thần tốt đẹp nên không thể mua bằng tiền.

– Bàn luận:+ Tiền bạc có thể mua được tất cả những vật chất giá trị; có thể mang đến cuộc sống tốt đẹp và thỏa mãn những nhu cầu về vật chất cho con người.+ Hạnh phúc không phải là một thứ vật chất có thể định giá, nó được nảy sinh từ thế giới tình cảm khi những nhu cầu về tinh thần của con người được đáp ứng.=> Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc mà chỉ góp phần vào hạnh phúc.+ Chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ dần đánh mất đi ý nghĩa của cuộc sống.

– Liên hệ thực tiễn:+ Có nhiều người chấp nhận đánh đổi cả nhân cách, đạo đức để có được đồng tiền+ Đồng tiền có thể làm cho con người trở nên giàu có nhưng lại biến họ trở thành những người cô độc, thiếu thốn tình cảm.

Đọc thêm:  Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh siêu ngắn | Ngữ văn lớp 9

– Bài học:+ Trân trọng những gì mình đang có+ Cần nhận thức đúng đắn và mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc+ Dung hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ chung

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc, mẫu 1 (Chuẩn)

Tiền bạc và hạnh phúc là những thứ mà con người luôn nỗ lực hết mình để có được. Nếu tiền bạc có thể mang đến cho con người một cuộc sống sung túc, đủ đầy thì hạnh phúc lại làm cho con người vui vẻ, thỏa mãn về tinh thần. Trong thực tế cuộc sống, để có được tiền bạc, rất nhiều người đã đánh đổi tất cả, thậm chí là hạnh phúc và những nhu cầu về tinh thần. Thế nhưng cuộc sống đủ đầy về vật chất cũng chưa chắc làm cho con người cảm thấy hạnh phúc, bởi “Tiền có thể mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Tiền bạc có thể mua được nhiều thứ vật chất giá trị, mang đến cho con người cuộc sống giàu sang, sung sướng. Tuy nhiên, tiền lại không thể mua được những giá trị tinh thần, đó là tình yêu, tình cảm chân thành xuất phát từ con tim. Đã có rất nhiều những người giàu có cảm thấy cô đơn, trống trải trong chính ngôi nhà to lớn nhưng thiếu vắng tình cảm gia đình, đó là những đứa trẻ được mọi người ngưỡng mộ vì “sinh ra đã ở vạch đích” nhưng lại ao ước có một cuộc sống như một đứa trẻ bình thường, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Tiền bạc và những giá trị vật chất không xấu, nó có thể mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp, là mục tiêu để chúng ta cố gắng, phát triển. Thế nhưng, nếu mãi chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ dần đánh mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta có thể có một cuộc sống sang giàu nhưng cô độc, không có hạnh phúc. Để có một cuộc sống ý nghĩa, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng giá trị của hạnh phúc, của những giá trị tinh thần tốt đẹp bên trong tâm hồn để không bị đồng tiền chi phối, tha hóa.

Đọc thêm:  Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp của người đồng mình qua bài Nói với con

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc, mẫu 2 (Chuẩn)

Bàn về bản chất và giá trị của đồng tiền, có ý kiến cho rằng “Tiền có thể mua được tất cả nhưng không mua được hạnh phúc”. Câu nói đã khẳng định sức mạnh về vật chất của đồng tiền song cũng chỉ ra điều mà đồng tiền “vạn năng” không thể làm được, đó là mua được hạnh phúc hay những giá trị tinh thần tốt đẹp. “Tiền” là công cụ dùng để mua bán, trao đổi. Tiền có thể mua được rất nhiều thứ của cải vật chất, mang đến cho con người cuộc sống sung túc, “hạnh phúc” lại là trạng thái cảm xúc mãn nguyện, vui sướng khi được thỏa mãn một nhu cầu mang tính trừu tượng. Hạnh phúc được xây dựng trên những tình cảm chân thành và những giá trị tinh thần tốt đẹp. Bởi vậy mà tiền có thể mua được tất cả mọi thứ nhưng lại chẳng thể mua được hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là một thứ vật chất có thể định giá, nó được nảy sinh từ thế giới tình cảm khi những nhu cầu về tinh thần của con người được đáp ứng. Hãy sống chân thành, hãy trao đi yêu thương để nhận lại hạnh phúc đích thực. Tiền có thể làm cho chúng ta sung sướng về cuộc sống vật chất nhưng chỉ có hạnh phúc mới có thể làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên trọn vẹn, ý nghĩa. Không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền, đó là mục tiêu, động lực để chúng ta phấn đấu, nỗ lực, tiền bạc làm cho cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức được rằng, tiền quan trọng nhưng không phải là vạn năng, tiền rất giá trị nhưng lại không mua được hạnh phúc. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những gì chúng ta đang có, cần cố gắng vun đắp để có được hạnh phúc thực sự. Cuộc sống của chúng ta chỉ thực sự ý nghĩa khi dung hòa được đời sống vật chất và những nhu cầu tinh thần.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc, mẫu 3 (Chuẩn)

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, đồng tiền ngày càng khẳng định được vai trò trong cuộc sống. Tiền không chỉ là đơn vị trao đổi hàng hóa, của cải vật chất mà nó còn là thước đo giá trị sản phẩm và cả giá trị, sức mạnh của con người. Đồng tiền có thể thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, làm nên giá trị, uy tín của con người. Thế nhưng đồng tiền không mang sức mạnh vạn năng giống trong suy nghĩ của nhiều người. Tiền có thể mua được tất cả mọi thứ nhưng lại không mua được hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là những giá trị tình cảm tốt đẹp, nó không phải một sản phẩm có thể định giá hay mua bán. Hạnh phúc chỉ có được khi con người biết trao đi tình cảm yêu thương chân thành, tự nguyện nên không thể ép buộc hay trao đổi bằng tiền. Cố gắng để có được tiền bạc không xấu, nó là nhu cầu chính đáng của con người. Đồng tiền có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, kích thức sự nỗ lực, sáng tạo để tạo ra thành quả. Thế nhưng nếu con người mù quáng chạy theo đồng tiền mà qua qua những giá trị về tinh thần, đạo đức thì đó là điều đáng lên án. Nếu quá lệ thuộc vào đồng tiền sẽ làm cho con người dần trở nên ích kỉ, xấu xa. Qua đây chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng về tiền bạc và hạnh phúc, đồng tiền rất đáng quý nhưng cuộc sống hạnh phúc còn đáng quý hơn. Tiền bạc không thể tạo ra hạnh phúc, nó chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc. Cuộc sống của chúng ta sẽ thực sự ý nghĩa nếu biết theo đuổi những giá trị vật chất chính đáng và biết bồi đắp những giá trị tinh thần tốt đẹp.

Đọc thêm:  Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô - Loigiaihay.com

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-cau-danh-ngon-tien-mua-duoc-tat-ca-tru-hanh-phuc-65970n.aspx Để hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền và hạnh phúc trong cuộc sống con người, bên cạnh Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc, các em có thể tham khảo nhiều bài nghị luận đặc sắc khác tại Thuthuat.taimienphi.vn như: Nghị luận về giá trị của đồng tiền, Nghị luận về tiền tài và hạnh phúc, Nghị luận về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đoạ về tâm hồn, Nghị luận xã hội về hạnh phúc, Trình bày suy nghĩ về tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về vấn đề trong đời sống…. để làm tốt bài văn nghị luận, trình bày này.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button