Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính lịch sự và tế nhị.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lịch sự: việc chúng ta cư xử có chừng mực, lễ độ với mọi người, không gây ra những hành động, lời nói thô lỗ, giữ ý tứ đúng lúc đúng chỗ.
Tế nhị: khéo léo trong việc quan sát xung quanh, quan sát mọi người, biết hành xử khiến mọi người vừa lòng, chu đáo, quan tâm đến người khác.
Lịch sự và tế nhị là hai tính từ chỉ tính cách tốt của con người mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, cần có trên con đường hoàn thiện bản thân.
b. Phân tích
– Biểu hiện của người lịch sự, tế nhị:
Nói năng nhẹ nhàng, có thưa có gửi, có chủ ngữ, vị ngữ. Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và lứa tuổi của bản thân.
Không sử dụng những từ ngữ có độ sát thương cao trong giao tiếp, không nói và làm những việc khiến cho người khác khó chịu.
Suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra lời nhận xét nào đối với người khác để tránh gây tổn thương.
– Ý nghĩa của người lịch sự, tế nhị:
Người lịch sự, tế nhị sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao, được mọi người yêu quý, tín nhiệm và công việc, cuộc sống sẽ thuận lợi, tốt đẹp hơn.
Lịch sự, tế nhị sẽ không làm cho người khác bị tổn thương bởi lời nói, hành động của mình, từ đó, mối quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp hơn.
Nếu trong xã hội con người ai cũng rèn luyện cho bản thân tính lịch sự, tế nhị thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người lịch sự, tế nhị để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.
d. Mở rộng
Mỗi người trẻ chúng ta bên cạnh việc trau dồi tri thức thì cũng cần rèn luyện cho bản thân tính lịch sự và tế nhị sớm nhất có thể. Điều chỉnh hành vi của bản thân từ cách đi đứng, nói năng, cư xử, ánh mắt, nụ cười thân thiện, hòa đồng với những người xung quanh.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lịch sự và tế nhị.
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính lịch sự và tế nhị.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lịch sự: việc chúng ta cư xử có chừng mực, lễ độ với mọi người, không gây ra những hành động, lời nói thô lỗ, giữ ý tứ đúng lúc đúng chỗ.
Tế nhị: khéo léo trong việc quan sát xung quanh, quan sát mọi người, biết hành xử khiến mọi người vừa lòng, chu đáo, quan tâm đến người khác.
Lịch sự và tế nhị là hai tính từ chỉ tính cách tốt của con người mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, cần có trên con đường hoàn thiện bản thân.
b. Phân tích
Trong cuộc sống sẽ có những lúc ta gặp phải những tình huống trớ trêu, bất ngờ, việc chúng ta cư xử lịch sự, tế nhị không chỉ phản ánh con người của ta mà còn là cách người khác nhìn nhận, đánh giá mình.
Người lịch sự, tế nhị là những người thông minh, khéo léo, biết ứng xử, những người này có tỉ lệ giao tiếp thành công cao hơn những người khác.
Người lịch sự, tế nhị sẽ được mọi người yêu quý và học tập theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người lịch sự, tế nhị để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách cư xử thô lỗ, vô ý tứ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình; lại có những người lẻo mép, biến cách cư xử tế nhị thành nịnh bợ để trục lợi cho bản thân,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lịch sự và tế nhị, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 1
Con người sống với nhau bên cạnh tình yêu thương chân thành thì cũng rất cần tính lịch sự và tế nhị để tránh làm mất lòng nhau và giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Lịch sự là việc chúng ta cư xử có chừng mực, lễ độ với mọi người, không gây ra những hành động, lời nói thô lỗ, giữ ý tứ đúng lúc đúng chỗ. Còn tế nhị là khéo léo trong việc quan sát xung quanh, quan sát mọi người, biết hành xử khiến mọi người vừa lòng, chu đáo, quan tâm đến người khác. Lịch sự và tế nhị là hai tính từ chỉ tính cách tốt của con người mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, cần có trên con đường hoàn thiện bản thân. Lịch sự và tế nhị không chỉ giúp mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn mà nó còn giúp cho việc giao tiếp của chúng ta đạt hiệu quả tối ưu hơn. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân tính lịch sự và tế nhị ngay từ hôm nay để cuộc sống đạt hiệu quả tối ưu hơn. Cuộc đời quá ngắn để chúng ta giận dỗi và mất lòng nhau vì không có sự lịch sự và tế nhị trong cuộc sống của mình. Trong bất cứ thời đại nào thì lịch sự và tế nhị cũng đều đóng vai trò rất quan trọng trong cách hành xử, đối đãi giữa người với người. Người lịch sự, tế nhị là những người tinh tế, khéo léo trong việc quan sát những người xung quanh để đưa ra lời ứng đáp phù hợp, chừng mực để không làm phật lòng ai và mang lại hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên, lịch sự và tế nhị không giống với nịnh bợ, thảo mai. Nịnh bợ, thảo mai là tâng mộc, xu nịnh quá đà hoặc sai sự thật đối với người đối diện để đạt mục đích tư lợi của mình. Còn lịch sự, tế nhị là tôn trọng người đối diện và có lối cư xử đúng mực. Đối với người trẻ hiện nay thì lịch sự và tế nhị lại càng có vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công cho cuộc sống chúng ta. Mỗi người hãy cố gắng rèn luyện những đức tính tốt đẹp này từng ngày để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn.
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 2
Trong cuộc sống, ngoài việc chúng ta cần đối xử với nhau một cách chân thành, thật thà, thẳng thắn thì việc lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của ta. Lịch sự là việc chúng ta cư xử có chừng mực, lễ độ với mọi người, không gây ra những hành động, lời nói thô lỗ, giữ ý tứ đúng lúc đúng chỗ. Còn tế nhị là sự khéo léo trong việc quan sát xung quanh, quan sát mọi người, biết hành xử khiến mọi người vừa lòng, chu đáo, quan tâm đến người khác. Lịch sự và tế nhị là hai tính từ chỉ tính cách tốt của con người mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, cần có trên con đường hoàn thiện bản thân. Trong cuộc sống sẽ có những lúc ta gặp phải những tình huống trớ trêu, bất ngờ, việc chúng ta cư xử lịch sự, tế nhị không chỉ phản ánh con người của ta mà còn là cách người khác nhìn nhận, đánh giá chúng ta. Người lịch sự, tế nhị là những người thông minh, khéo léo, biết ứng xử, những người này có tỉ lệ giao tiếp thành công cao hơn những người khác và sẽ được mọi người yêu quý và học tập theo. Lịch sự và tế nhị là hai đức tính tốt đẹp không những mang lại lợi ích cho bản thân mình mà còn khiến cho cuộc sống, các mối quan hệ của ta trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách cư xử thô lỗ, vô ý tứ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình; lại có những người lẻo mép, biến cách cư xử tế nhị thành nịnh bợ để trục lợi cho bản thân,… những con người và những hành động này đáng bị khiển trách và loại bỏ ra khỏi xã hội. Lịch sự và tế nhị là hai đức tính tốt đẹp mang lại những lợi ích cho con người cũng như khiến mối quan hệ giữa người với người thêm bền chặt hơn. Chính vì thế, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện và trở thành một người lịch sự, khéo léo ai cũng quý cũng yêu.
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 3
Lịch sự và tế nhị là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa, phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. Người biết lịch sự và tế nhị luôn có lời nói và việc làm đúng chuẩn mực, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ con người với con người, tôn trọng và hoà nhã với người giao tiếp và những người xung quanh. Lịch sự trong hành động và tế nhị trong thái độ tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau. Lịch sự và nhã nhặn trong lời nói và hành động luôn được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng. Muốn trở thành người lịch sự, điều quan trọng nhất là phải luôn tôn trọng bản thân và người khác, sống vị tha, khoan dung, giàu lòng trắc ẩn. Tiếp đến, cần chăm chỉ học tập tốt để có kiến thức, hiểu biết; hoàn thiện nhân cách, nhân phẩm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, chủ động kiểm soát cảm xúc và biết nhường nhịn người khác. Để xây dựng một lối sống thanh cao và tiến bộ, cần phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu trong sáng, lành mạnh, xúc phạm nhân cách, nhan phẩm người khác, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tính lịch sự và tế nhị thể hiện và khẳng định bản lĩnh sống đẹp của con người. Đó là phẩm chất cần có ở mỗi con người trong thời đại ngày nay.
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 4
Lịch sự và tế nhị là một trong những “chìa khoá vàng” mà dù bạn là bất cứ ai cũng nên sở hữu chúng để có thể chạm tới đỉnh cao của sự thành công. “Lịch sự” là cách cư xử phép tắc, nhã nhặn trong đối nhân xử thế, có hành vi, lời nói phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc. “Tế nhị” là sự khéo léo trong ứng xử, biết chú ý đến cảm xúc của mọi người xung quanh để đưa ra cách cư xử hợp lý trong từng tình huống khác nhau. Người lịch sự, tế nhị là người khôn khéo trong giao tiếp, có những cách cư xử đúng mực, biết tôn trọng, hoà nhã với mọi người. Người lịch sự, tế nhị sẽ chiếm được cảm tình của nhiều người, được mọi người yêu quý và tôn trọng, từ đó thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta cần phải phê phán những người không biết “kính trên nhường dưới”, không chịu học hỏi phép tắc dẫn đến có những cách cư xử thô lỗ, lệch lạc. Do vậy, để có thể sở hữu chiếc chìa khoá vàng có tên là lịch sự và tế nhị thì mỗi chúng ta cần phải học hỏi những quy tắc ứng xử đúng phép từ sách vở hoặc từ mọi người xung quanh để trau dồi kỹ năng giao tiếp cho chính mình. Chúng ta cần hoà nhập nhưng không được hòa tan để giữ gìn nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam.
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 5
“Khéo ăn nói sẽ có được cả thiên hạ” cho nên phép lịch sự và tế nhị luôn đóng vai trò quan trọng trong kỹ năng giao tiếp của tất cả mọi người. Lịch sự và tế nhị là những cử chỉ, hành động lịch thiệp, nhã nhặn qua đó thể hiện sự tôn trọng của mình với đối phương khi giao tiếp. Người lịch sự, tế nhị là người biết cẩn trọng trong từng lời nói hay hành động, là người có văn hoá và có hiểu biết trong giao tiếp. Do vậy, người lịch sự, tế nhị luôn giữ được mối quan hệ tốt với những người xung quanh và trở nên tự tin hơn khi giao tiếp với những người xa lạ. Bởi vậy mà ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” vì khi nói ra ta không thể nào rút lại lời nói đó được nữa. Một lời an ủi, động viên của bạn có thể “cứu sống” một người nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi để giết chết một người khi bạn không kiểm soát được lời nói trong cơn tức giận. Để trở thành người lịch sự và tế nhị thì mỗi chúng ta cần phải phấn đấu học tập thật tốt, bên cạnh đó cần phải rèn luyện thêm những kỹ năng mềm hàng ngày để đạt được những mục tiêu như mong muốn. Chúng ta cần phải biết phê phán những người sống vô tâm, vô cảm và những người lạm dụng sự tế nhị để biến chúng thành những lời nịnh bợ bởi lợi ích cá nhân.
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 6
Giao tiếp là một hoạt động chỉ xảy ra ở con người. Để giao tiếp đạt được mục đích, làm tăng cường mối gắn kết của con người, một trong những yếu tố cần phải tuân thủ đó là tính lịch sự và tế nhị. Người có tính lịch sự và tế nhị thường có lời nói nhỏ nhẹ, điềm đạm. Cử chỉ và hành động luôn đúng chuẩn mực. Ở họ thể hiện sử hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người. Họ luôn biết tôn trọng người khác trong giao tiếp. Người lịch sự không bao giờ cướp lời hay nói tranh lời khi người khác đang nói. Khi nhắc nhở hay khuyên bảo ai, họ cũng ôn tồn, bình tĩnh tránh xúc phạm đến người đối diện. Biết lịch sự và tế nhị trong giao tiếp tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau. Người đối thoại với mình luôn cảm thấy được tôn trọng. Từ đó chân thành, cởi mở hơn trong lời nói và hành động. Họ thường được mọi người yêu mến, tôn trọng, tin tưởng và giúp đỡ trong cuộc sống. Giao tiếp văn hóa, chuẩn mực, hiệu quả sẽ khiến bản thân tự tin hơn trong cuộc sống. Tính lịch sự và tế nhị trong giao tiếp thể hiện bản lĩnh giao tiếp của mỗi con người. Không phải lớn tiếng hơn thua mới là người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ luôn cân nhắc lời nói của mình. Hãy nên chiến thắng bằng sức mạnh của sự thật chứ không phải bằng sức mạnh của thái độ lỗ mãng. Càng trong gian khó, ta càng cần phải điềm tĩnh, giữ vững thái độ lịch sự và tôn trọng. Mỗi học sinh phải rèn luyện được cho mình tính lịch sự và tế nhị trong giao tiếp. Trước hết là phải ra sức phấn đấu học tập tốt. Học tập tốt để có kiến thức, có hiểu biết. Từ đó có bản lĩnh sống hiền hòa và tích cực phục vụ cuộc sống. Học sinh phải có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Luôn tôn trọng đề cao những người lịch sự, tế nhị. Lấy họ làm tấm gương để rèn luyện và phấn đấu. Lịch sự và tế nhị là đức tính cần có ở mỗi học sinh. Cần phải chú trọng rèn luyện năng lực giao tiếp để gắn kết mối quan hệ giữa mình với cộng đồng.
Nghị luận xã hội về tính lịch sự và tế nhị mẫu 7
Nếu học vấn giúp bạn trở thành người có tri thức thì những kĩ năng mềm chính là bí quyết giúp bạn trở thành người vừa có tri thức lại vừa khéo léo trong ứng xử. Để đạt được điều đó thì một trong những kỹ năng mềm mà bạn nhất định phải có đó chính là phép lịch sự và tế nhị. Lịch sự là cách ăn nói và ứng xử đúng với lễ nghĩa. Tế nhị là sự khôn khéo trong giao tiếp, biết suy nghĩ trước khi phát ngôn và hành động. Người lịch sự và tế nhị là người biết nói lời cảm ơn và xin lỗi khi mình mắc lỗi lầm. Ta thấy ở những hoá đơn thanh toán tại các siêu thị hay trung tâm thương mại thường đính kèm lời cảm ơn ở dưới khi khách hàng mua hàng hoá. Đây cũng là cách để chinh phục và thu hút khách hàng vì họ cảm thấy được trân trọng. Để trở thành người lịch sự và tế nhị thì trước hết chúng ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc và phải suy nghĩ thật kỹ trước khi nói hay hành động để tránh làm tổn thương những người xung quanh. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phê phán những người ích kỉ, chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình mà có những lời lẽ, hành động thô lỗ, xúc phạm người khác.
–
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12…
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lối sống chan hòa với mọi người
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình yêu thiên nhiên của con người
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!