Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về khen và chê – VnDoc.com
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu để ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sự khen và chê.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Khen: là những lời ca ngợi, tán dương con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa.
Chê: những lời phê phán, chỉ trích, góp ý khi con người làm sai, làm chưa tốt, chưa đúng công việc, nhiệm vụ mình được giao. Đôi khi chê còn mang nghĩa tiêu cực là việc miệt thị người khác.
b. Phân tích
Trong cuộc sống ai rồi cũng sẽ nhận được những lời khen và những lời chê, chúng ta cần biết lắng nghe có chọn lọc và sửa đổi để khiến bản thân mình tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn từng ngày.
Hãy biến những lời khen và chê thành động lực để vươn lên trong cuộc sống, lấy lời khen làm động lực và lấy lời chê làm bài học.
Không phải lời khen nào cũng tốt, không phải lời chê nào cũng xấu, việc mỗi người nhận thức được đâu là tốt cho mình sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về khen và chê minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Mở rộng
Mỗi con người cần lắng nghe có chọn lọc những lời khen và chê. Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự khen và chê; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê mẫu 1
Một xã hội tiên tiến như hiện nay được con người tạo ra dựa trên nhiều yếu tố khác nhau từ kinh tế chính trị đến văn hóa, tình cảm. Động lực để con người phát triển hơn chính là khen đúng lúc và chê đúng chỗ. Khen là những lời ca ngợi, tán dương con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa. Còn chê là những lời phê phán, chỉ trích, góp ý khi con người làm sai, làm chưa tốt, chưa đúng công việc, nhiệm vụ mình được giao. Đôi khi chê còn mang nghĩa tiêu cực là việc miệt thị người khác. Trong cuộc sống ai rồi cũng sẽ nhận được những lời khen và những lời chê, chúng ta cần biết lắng nghe có chọn lọc và sửa đổi để khiến bản thân mình tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn từng ngày. Hãy biến những lời khen và chê thành động lực để vươn lên trong cuộc sống, lấy lời khen làm động lực và lấy lời chê làm bài học. Không phải lời khen nào cũng tốt, không phải lời chê nào cũng xấu, việc mỗi người nhận thức được đâu là tốt cho mình sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn. Mỗi con người cần lắng nghe có chọn lọc những lời khen và chê. Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn. Chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống thật tốt, tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân cũng như trở thành một công dân có ích cho nước nhà.
Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê mẫu 2
Trong cuộc sống, chúng ta thường muốn nghe những lời khen ngợi từ người khác thay vì những lời chê bai. Phải chăng lúc nào khen cũng tốt và lúc nào chê cũng xấu? Thực chất thì cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là những lời khen chê ấy là thật lòng và đúng mực. Khen là những nhận xét đánh giá tích cực, còn chê thì ngược lại là những nhận xét, đánh giá tiêu cực. Khen và chê diễn ra ở hầu khắp những lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt thời gian, lứa tuổi, địa điểm,… Chưa làm tốt công việc thì bị phê bình, làm tốt bài kiểm tra thì sẽ được khen, hay đơn giản là một hành động nhỏ như nhặt vụn rác ven đường vứt đúng nơi quy định thì cũng là một điều đáng được khen ngợi. Cả khen và chê thì đều quan trọng, không nên đặt một bên nào nặng, bên nào nhẹ mà cần cân bằng chúng. Nếu khen đúng mực thì sẽ là chúc mừng, còn quá đà thì có thể sẽ thành tâng bốc. Nếu chê không khéo léo thì sẽ dễ thành sỉ vả, lăng nhục. Muốn hoàn thiện bản thân mình thì hãy lắng nghe những nhận xét của người. Khen và chê giúp cho chúng ta sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách và tâm hồn con người.
Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê mẫu 3
Thomas Fuller từng nói “Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó”. Thật vậy! Lời khen là lời ca ngợi, biểu dương từ người khác khi bản thân mình đạt được điều gì đó tốt đẹp hoặc cao cả. Nhưng người cha lại nói là: “hãy cẩn thận với những lời khen tặng”. Bởi đó là vì lời khen cũng có hai loại: lời khen tốt và lời khen xấu. Lời khen tốt là lời khen xuất phát tự sự chân thành, nể phục của người khen và lời khen đó có ý nghĩa tích cực, động viên và khẳng định việc tốt ta đã đạt được. Lời khen xấu là lời khen không phải xuất phát từ sự kính phục, công nhận khả năng của người khác mà đó có thể là sự châm biếm, giễu cợt, nịnh bợ, tâng bốc hoặc có thể là lời khen từ sự ích kỉ, đố kị, không thật lòng. Chúng ta sẽ phải gặp rất nhiều kiểu người mà họ có những thái độ và ý kiến khác nhau về cuộc sống của chúng ta và những lời khen của người khác đôi khi cũng ảnh hưởng đến ta và khiến ta phải suy ngẫm. Ngược lại một lời chê bai, chỉ trích là những lời phê bình, những đánh giá chưa tốt về cách xử lý công việc hay thành quả của bạn. Khi chúng ta bị người khác phê bình và không nhận được lời khen ngợi của người khác khiến mình cảm thấy không vui, bạn chán nản và cảm thấy bất công, bạn cũng đã rất cố gắng nhưng thành quả lại không được như mong đợi và phải nhận những lời phê bình không đáng có, điều đó thật đáng buồn. Nhưng chẳng vì thế mà con người ta chán nản mà có biết bao người thành công lấy nó làm động lực, làm bàn đạp để lần sau cố gắng hơn trong công việc thay vì những lời khen dễ nghe. Đôi khi những lời phê bình chân thành hoặc moi móc của người khác cũng một phần là do cái sai ở chính bạn và ta phải tự sửa đổi nó. Khen và chê khiến cho mỗi người sống có trách nhiệm hơn với công việc của mình, giúp mọi người nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, từ đó có hướng phát triển bản thân tốt hơn. Hãy chịu khó lắng nghe bình luận của người khác nhưng cần có sự chọn lọc, có thái độ tích cực hơn trong cuộc sống sẽ giúp bạn có được sự tin cậy của người khác, chịu lắng nghe người khác sẽ khiến người khác muốn đóng góp cho bạn nhiều hơn, càng có nhiều người đóng góp bạn sẽ càng có cơ hội để lên ý tưởng, có thêm động lực để cố gắng. Vì vậy, hãy tích cực trong việc khen và chê, lắng nghe và đưa ra nhận xét một cách thực tế nhất.
Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự khen và chê mẫu 4
Có ý kiến cho rằng: “Hãy cẩn thận với những lời khen tặng và mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời”. Đây là một bài học sâu sắc về thái độ sống ở đời. Tác giả khuyên mọi người phải cẩn thận với những lời khen tặng. Điều này có nghĩa là chúng ta không được vì những lời tán dương dành cho bản thân mà sinh tự kiêu, cao ngạo. Cẩn thận ở đây là cẩn thận với bản tính xấu trỗi dậy trong chính mình vì Phật từng dạy: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Bài học ở đây có nghĩa là khi nhận được những lời tán dương, khen tặng thì chúng ta vẫn luôn phải giữ một cái đầu tỉnh táo và một sự khiêm tốn để có thể học hỏi nhiều hơn và tiến bộ hơn. Thứ hai, tác giả khuyên mọi người phải mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những lời chỉ trích chê bai có cay nghiệt đến đâu nhưng nó là những lời tâm huyết giúp chúng ta thực sự có thể nhận thấy những khuyết điểm của bản thân mà khắc phục. Mở lòng ở đây là lắng nghe có chọn lọc, chúng ta sẽ nghe những lời chỉ trích mà thực sự sẽ có ích cho mình. Những lời chê bai có ích còn có hiệu quả hơn trăm lời khen thưởng vì nó soi đường chỉ lối những khuyết điểm của bản thân để ta khắc phục, hoàn thiện chính mình. Tóm lại, bài học sống mà con người cần ghi nhớ là không được kiêu ngạo khi được tán dương và phải mở lòng đón nhận những lời chỉ trích đúng đắn.
Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự khen và chê mẫu 5
Lời khen ngợi kịp thời quý hơn vàng bạc, và lời chỉ trích vô tình còn sắc hơn gươm. Trong cuộc đời con người ai cũng muốn được mọi người công nhận và khen ngợi. Tuy nhiên, khen – chê cũng cần đúng mực và đón nhận khen – chê bằng sự tỉnh táo của cả khối óc và con tim.
Khen ngợi là sự ghi nhận, khen ngợi, tán thưởng, ngưỡng mộ, ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt.
Khen ngợi chân thành là lời khen ngợi chân thành chân thành, khen ngợi đúng nơi, đúng lúc, xuất phát từ sự thật với động cơ trong sáng. Khen ngợi, truyền sự tự tin và tự hào cho người khác, cho họ biết rằng họ đang đi đúng hướng và nên duy trì và tiếp tục. Tăng sự phấn khích, thúc đẩy người khác tiếp tục cố gắng và đạt được nhiều thành công hơn.
Lời khen ngợi chân thành giống như một liều thuốc thần tạo ra sức mạnh, thắp lên niềm tin rằng điều tốt của người được khen trở thành điều tốt của mọi người, nó làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đó là món quà của cuộc sống. Nó chứng tỏ rằng công việc của họ được quan tâm, theo dõi. Họ sẽ cảm thấy vui vẻ, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn nữa.
Nếu những nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời có thể khiến con người ta buồn phiền, chán nản, cảm thấy công sức của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti, dễ bỏ cuộc.
Khen sai là lời khen chứa đựng một trận mưa lời khen (khen quá đáng, tán tỉnh, xu nịnh, v.v.) xuất phát từ cái nhìn không đúng về thực tế hoặc từ động cơ không lành mạnh.
Khen ngợi sai sự thật sẽ gây “ảo tưởng” cho người được khen. Điều đó khiến họ không thể tiến bộ, thậm chí chủ quan, tự mãn, dễ vấp ngã và thất bại.
Khen ngợi chỉ để xu nịnh, tung hô rất nguy hiểm, nó mang lại áp lực cho người được khen hoặc khiến họ hiểu lầm, ảo tưởng rồi tự biến mình thành người khác. Nó hủy hoại những giá trị sống, phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp của con người.
Tâm lý con người là thích được khen hơn là thích bị chỉ trích. Vì vậy, bạn không nên quá coi thường lời khen, nhưng cũng đừng lạm dụng chúng.
Lời khen không tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá đắt cho nó. Học cách khen ngợi trung thực và thông minh. Sử dụng lời khen ngợi như một món quà của cuộc sống. Đồng thời, tỉnh táo và tỉnh táo khi nhận được những lời khen ngợi.
Hãy động viên và khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bên cạnh những lời khen, cuộc sống vẫn cần những lời góp ý chân thành và mang tính xây dựng để giúp mỗi người khắc phục những điểm yếu và hoàn thiện bản thân.
Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự khen và chê mẫu 6
Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến con người mệt mỏi và cần có những lời động viên hay khen ngợi của người khác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần những lời phê bình để nhận ra những thiếu sót của bản thân từ đó tự sửa đổi để tiến bộ hơn. Thật vậy, lắng nghe những lời đánh giá hay nhận xét của người khác cũng có tác dụng rất lớn trong việc thay đổi và phát triển bản thân của mỗi người. Khen và chê là những lời nhận xét hay đánh giá của người khác dành cho bạn về một vấn đề nào đó. Có thể đó là những nhận xét tích cực vì bạn thể hiện khá tốt trong công việc của mình. Và đôi khi là những lời phê bình, những đánh giá chưa tốt về cách xử lý công việc hay thành quả của bạn. Một người nếu muốn hoàn thiện hơn thì cần phải không ngừng học tập và tiếp thu. Và những lời khen ngợi hoặc phê bình sẽ giúp con người học được nhiều điều. Ngược lại khi nhận xét, đánh giá những người xung quanh cũng có nghĩa là mình học được khả năng phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân. Khen và chê giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm hơn với công việc của mình, giúp mọi người nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, từ đó có hướng phát triển bản thân tốt hơn. Vì vậy, hãy tích cực trong việc khen và chê, lắng nghe và đưa ra nhận xét một cách thực tế nhất. Giúp đỡ người khác cũng là đang giúp đỡ chính mình để sửa đổi bản thân.
–
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê. Bài viết cho chúng ta thấy được dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12…
- Nghị luận xã hội 200 chữ về thanh niên trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình thầy trò trong nhà trường hiện nay
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!