Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa sgk Ngữ văn 10

Nội dung bài Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

TIỂU DẪN

Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau luỹ tre xanh, bên giấng nước, gốc đa, sân đình… Bên cạnh đó, cón có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thườn ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biết thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

Cảnh hát đối tại đền Vàng (Gia Lộc, Hải Dương) trong ngày lễ hội 7 – 2 âm lịch

VĂN BẢN

1. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

2. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

3. Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm (1) sánh với sao Mai (2) chằng chằng. Mình ơi! Có nhớ ta chăng? Ta như sao Vượt (3) chờ trăng giữa trời.

4. Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai.Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề…

5. Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

6. Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nưa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

(Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ 8, Hà Nội, 1978)

Dưới đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Nội dung chính:

Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca và lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.

1. Câu 1 trang 84 Ngữ văn 10 tập 1

Bài 1, 2

a) Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như… với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thấn là ai và thân phận họ như thế nào?

Đọc thêm:  Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác - Ngữ văn 11

b) Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh (chị) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? (Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen).

Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?

Trả lời:

a) – Người than thân là những người phụ nữ trong xã hội cũ.

– Họ có thân phận bé nhỏ, thiệt thòi, bất hạnh.

b) Thân phận có nét chung (đều bị phụ thuộc, giá trị không được ai biết đến) nhưng nỗi đau của từng người lại khác nhau:

– Cô gái trong bài ca dao số 1 ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào đẹp đẽ, quý giá) nhưng thân phận chông chênh, không biết sẽ vào tay ai, chẳng khác gì một món hàng phụ thuộc vào kẻ bán người mua.

– Cô gái trong bài ca dao số 2 có sự tự ý thức mạnh mẽ và da diết. Lời thơ vừa mời mọc, vừa da diết, giá trị của cô không được ai biết đến ẩn sau diện mạo bên ngoài xấu xí (vỏ ngoài thì đen). Bài ca dao đề cao giá trị thực của người con gái (ruột trong thì trắng).

2. Câu 2 trang 84 Ngữ văn 10 tập 1

Bài 3

a) Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” như thế nào?

b) Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người?

c) Phân tích để làm rõ vẻ đẹp của câu cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” (xem kĩ chú thích)

Trả lời:

a) – Bài ca dao dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng trèo lên cây khế nửa ngày bày tỏ nỗi chua xót vì lỡ làng duyên phận và thường là lời của các chàng trai.

– Từ ai trong câu Ai làm chua xót lòng này, khế ơi chỉ xã hội phong kiến xưa từng ngăn cách, làm tan nát nhiều mối tình vì những quy định lề thói hà khắc.

b) – Tình nghĩa con người bền vững, thủy chung được thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ, so sánh đặc sắc như trời, trăng, sao.

– Sự thủy chung ấy sánh với thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi.

c) – Câu cuối Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời thể hiện rõ vẻ đẹp của tình yêu và sự thủy chung của đôi lứa.

– Câu thơ khẳng định sự đợi chờ sắt son, mòn mỏi bất chấp sự cô đơn và sự chảy trôi của thời gian.

– Nỗi buồn và sự chờ đợi, trông ngóng về một mối tình lỡ làng ấy qua hình ảnh sao Vượt hiện lên vừa đẹp, vừa thơ, vừa đáng trân trọng.

3. Câu 3 trang 84 Ngữ văn 10 tập 1

Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhơ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thết nào (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao)?

Trả lời:

– Bài ca dao sử dụng các hình ảnh biểu tượng với thủ pháp nhân hóa (khăn, đèn), hoán dụ (mắt) để diễn tả nỗi thương nhớ một cách cụ thể, tinh tế, gợi cảm.

Đọc thêm:  Phân tích Quê hương của Tế Hanh (Sơ đồ tư duy + 14 mẫu) - Văn 8

– Hình ảnh khăn đây là vật kỉ niệm, vật trao duyên gợi nhớ về người thương, vật này lại luôn quấn quýt bên người con gái như cùng sẻ chia nỗi niềm.

+ Khăn gắn với các hoạt động xuống, lên, rơi, vắt bộc lộ nỗi lòng ngổn ngang và cồn cào thương nhớ của người con gái, trong bất kì hoạt động nào cô cũng không nguôi nhớ về người thương.

+ Hình ảnh khăn lặp lại nhiều lần kết hợp việc dùng nhiều thanh bằng tạo nên những điệp khúc nhớ thương da diết, sâu đậm.

– Hình ảnh ngọn đèn: giãi bày nỗi nhớ nhung của cô gái đầy ắp cả ngày và đêm, nỗi nhớ khiến cô thao thức, trằn trọc suốt đêm dài, chỉ có ngọn đèn bầu bạn sẻ chia.

– Hình ảnh đôi mắt: cách nói hoán dụ cô gái chỉ chính mình, đôi mắt còn là cửa sổ tâm hồn, hình ảnh này bày tỏ nỗi nhớ thiết tha đến ngủ không yên.

4. Câu 4 trang 84 Ngữ văn 10 tập 1

Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp đọc đáo của hình ảnh nghệ thuật này (có thể so sánh với những hình ảnh chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu).

Trả lời:

– Bài ca dao là lời của cô gái thầm nói với người thương. Cô thổ lộ ước muốn trong một ý tưởng táo bạo gắn với hình ảnh chiếc cầu dải yếm độc đáo.

+ Cô ao ước sông rộng một gang, đó là con sông trong mong mỏi để cô bắc cầu dải yếm, chiếc cầu đầy thơ mộng mời người thương. Đó là cây cầu chủ động của người con gái bắc cho người mình yêu, đặt giữa sự ràng buộc nặng nề của lễ giáo phong kiến ta càng trân trọng hơn sự chủ động, táo bạo đến với tình yêu của cô gái.

+ Yếm: vật gần gũi nhất, thân thiết nhất, gắn bó nhất và liền ngay với trái tim cô, nơi đang đập những nhịp yêu thương mãnh liệt.

– Cây cầu – dải yếm vì vậy vừa thân quen, vừa táo bạo mà lại vô cùng nữ tính.

⇒ Đó không chỉ là vẻ đẹp của một tình yêu chân tình của cô gái lao động nơi làng quê mà còn là vẻ đẹp của lối biểu đạt tình cảm tinh tế, độc đáo, đầy nghệ thuật của người xưa.

5. Câu 5 trang 84 Ngữ văn 10 tập 1

Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca sao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối – gừng để minh hoạ.

Trả lời:

– Khi nói đến tình nghĩa con người, ca dao sử dụng hình ảnh muối gừng vì đây là những gia vị quen thuộc, dân dã trong bữa ăn đời thường hoặc là vị thuốc đơn sơ gắn bó với người bình dân lúc những lúc đau ốm.

– Ca dao sử dụng những hình ảnh này nói đến tinh thần đồng cam cộng khổ, sự gắn bó cả trong cuộc sống và nhất là những lúc khó khăn, đau yếu.

– Ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao:

+ Biểu tượng gừng cay, muối mặn trong bài ca dao dành cho tình nghĩa thủy chung của vợ chồng, bởi họ phải trải qua gian khó, thử thách mới thấy rõ tình nghĩa của nhau → nghĩa tình bền vững, dài lâu như vị mặn, vị cay của gừng muối.

+ Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối để đi đến khẳng định Có xa nhau…mới xa (100 năm – một đời người), câu ca dao cuối cùng kéo dài nhấn mạnh nghĩa vợ tình chồng còn mãi, họ sẽ không bao giờ xa cách nhau.

– Bài ca dao khác dùng hình ảnh muối – gừng: Tay nâng chén muối đĩa gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Đọc thêm:  Ôn dịch, thuốc lá - Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 8 - Tailieumoi.vn

6. Câu 6 trang 84 Ngữ văn 10 tập 1

Qua chùm ca dao đã học, anh (chị) thấy những biệtn pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết?

Trả lời:

– Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao là: các mô thức mở đầu quen thuộc (thân em như…), các hình ảnh mang tính biểu tượng (chiếc cầu, chiếc yếm, khăn, ngọn đèn, gừng, muối…), biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát.

– Những biện pháp này được sử dụng mang đậm màu sắc dân gian vì đây là sáng tác của tập thể, không mang màu sắc cá nhân như trong các sáng tác của văn học viết.

LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 85 Ngữ văn 10 tập 1

Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng Thân em như… và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

“Thân em như thể bèo trôi Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”

→ Sắc thái ý nghĩa: Nỗi lo âu về số phận bấp bênh, lênh đênh, vô định.

“Thân em như miếng cau khô Người thanh tham mỏng, người thô tham dày”

→ Sắc thái ý nghĩa: Than thở về cuộc đời không được làm chủ số phận của chính mình, phải thuận theo ý muốn của người khác.

“Thân em như cá giữa rào Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai ?”

→ Sắc thái ý nghĩa: Nỗi lo về tương lai mịt mờ, bất định.

“Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”

→ Sắc thái ý nghĩa: Nỗi lo âu về số phận bấp bênh, lênh đênh, vô định.

“Thân em như cam quýt bưởi bòng Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon”

→ Sắc thái ý nghĩa: Lời bộc bạch về tấm lòng, phẩm chất tốt đẹp bên trong.

2. Câu 2* trang 85 Ngữ văn 10 tập 1

Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống của các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (trích trường ca Mặt đường khát vọng).

Trả lời:

– Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.

– Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

– Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” tuy vẫn nằm trong hệ thống các bài ca dao thương nhớ trên đây nhưng nó vẫn có điểm riêng: Nỗi nhớ trong bài ca dao này vừa cụ thể, sinh động hơn lại vừa tổng hợp khái quát nhiều cung bậc hơn

– “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trên nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm)

⇒ Nguyễn Khoa Điềm lấy ý từ ca dao nhưng khái quát lên cấp độ cao hơn khi tình cảm lứa đôi hòa quyện vào tình yêu đất nước.

CÁC BÀI VĂN HAY

Bài trước:

  • Hướng dẫn Viết bài làm văn số 2 sgk Ngữ văn 10

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sgk Ngữ văn 10 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 10 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 10
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 10
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 10
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 10
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 10
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 10
  • Để học tốt môn GDCD lớp 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa sgk Ngữ văn 10 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button