Soạn bài Thương vợ trang 29 – SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 – Download.vn

Bài thơ Thương vợ đã ghi lại chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.

Soạn bài Thương vợ

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Thương vợ, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Thương vợ – Mẫu 1

Soạn bài Thương vợ chi tiết

I. Tác giả

– Tú Xương (1870 – 1907) tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh.

– Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (trước đây là phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định).

– Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong số những bài thơ của Tú Xương viết về bà Tú.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn bát cú
  • Hình ảnh giản dị, sử dụng nhiều thành ngữ.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. 4 câu đầu: Hình ảnh bà Tú hiện lên với nét tần tảo, chịu thương chịu khó.
  • Phần 2. 4 câu sau: Tình cảm, thái độ của nhà thơ trước hình ảnh người vợ của mình.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình ảnh bà Tú hiện lên với nét tần tảo, chịu thương chịu khó

– Hoàn cảnh của bà Tú: mang gánh nặng gia đình, nuôi chồng con.

  • Thời gian “quanh năm”: hết ngày này qua ngày khác, liên tục không ngừng nghỉ.
  • Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
  • Công việc “buôn bán”: vất vả, nhọc nhằn.

=> Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, không ổn định.

– Nguyên nhân:

  • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
  • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình.

=> Cách nói đặc biệt: Việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng. Từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của bà Tú.

– “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”: lấy ý từ bài ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):

  • “Lặn lội”: cho thấy sự lam lũ, cực nhọc
  • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn
  • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

=> Nhấn mạnh sự vất vả, nhọc nhằn của bà Tú.

– “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc.

Đọc thêm:  TOP 10 bài Phân tích tâm trạng của người chinh phụ - Download.vn

– “Buổi đò đông”: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.

=> Thể hiện sự xót thương cho nỗi vất vả của bà Tú.

2. Tình cảm, thái độ của nhà thơ trước hình ảnh người vợ của mình

– “Một duyên hai nợ”: vợ chồng là duyên nợ, vậy nên cũng“âu đành phận”, có nghĩa là chấp nhận.

– “năm nắng mười mưa”: chỉ những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống mưu sinh.

– “dám quản công”: không kể công, đó chính là sự hy sinh thầm lặng của bà Tú.

=> Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

– Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi:

  • “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: một tiếng chửi lớn nhằm tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ.
  • “Có chồng hờ hững”: Tú Xương đã tự ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.

=> Câu thơ bộc lộ tâm trạng xót xa, áy náy khi không hoàn thành trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình. Đồng thời, nhà thơ cũng tố cáo cái xã hội để cho sự bất công được hiện diện một cách hiển nhiên.

Soạn bài Thương vợ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo) .

– Hoàn cảnh của bà Tú: mang gánh nặng gia đình, nuôi chồng con.

  • Thời gian “quanh năm”: hết ngày này qua ngày khác, liên tục không ngừng nghỉ.
  • Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
  • Công việc “buôn bán”: vất vả, nhọc nhằn.

=> Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, không ổn định.

– Lý do:

  • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
  • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình.

=> Cách nói đặc biệt: Việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng. Từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của bà Tú.

– “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”: lấy ý từ bài ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):

  • “Lặn lội”: cho thấy sự lam lũ, cực nhọc
  • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn
  • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

=> Nhấn mạnh sự vất vả, nhọc nhằn của bà Tú.

– “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc.

Đọc thêm:  TOP 20 mẫu kết bài Vợ nhặt SIÊU HAY - vietjack.me

– “Buổi đò đông”: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.

=> Thể hiện sự xót thương cho nỗi vất vả của bà Tú.

Câu 2. Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

– “Một duyên hai nợ”: vợ chồng là duyên nợ, vậy nên cũng“âu đành phận”, có nghĩa là chấp nhận.

– “năm nắng mười mưa”: chỉ những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống mưu sinh.

– “dám quản công”: không kể công, đó chính là sự hy sinh thầm lặng của bà Tú.

=> Bà Tú không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng hy sinh, gánh mọi khổ cực vì chồng con.

Câu 3. Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

– Tiếng “chửi” trong hai câu thơ cuối cùng là lời của nhà thơ.

– Ý nghĩa:

  • Đó trước hết là lời tự trách bản thân, với tư cách là một người chồng nhưng không lo được cho vợ con, mà trở thành gánh nặng của vợ. Để rồi “có chồng hờ hững cũng như không”.
  • Sau đó là lời chửi xã hội, thói đời đểu cáng bạc bẽo đã khiến cho bà Tú phải chịu nhiều vất vả, khổ cực.

Câu 4. Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

– Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua nhan đề “thương vợ”. Hay qua tiếng chửi chính là lời tự trách của Tú Xương.

– Nhân cách cao đẹp: Một con người yêu thương vợ, đặc biệt là trong xã hội trong nam khinh nữ thì việc nhận thức và chỉ ra sự vô dụng của bản thân một cách thẳng thắn là một điều đáng khâm phục.

II. Luyện tập

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

Gợi ý:

– Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.

– Về từ ngữ:

  • Sử dụng thành ngữ: “một duyên hai nợ” vợ chồng là duyên nợ, vậy nên cũng“âu đành phận”, có nghĩa là chấp nhận; “năm nắng mười mưa” chỉ sự vất vả; khó khăn của bá Tú.
  • Khẩu ngữ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tiếng chửi chính bản thân, cũng là tiếng chửi tố cáo xã hội bất công.

Soạn bài Thương vợ – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

Đọc thêm:  Dàn ý Câu cá mùa thu hay và ngắn gọn nhất - Luật Hoàng Phi

– Địa điểm: mom sông

– Thời gian: quanh năm, ngày này qua ngày khác

– Công việc: buôn bán

– Lý do: nuôi đủ năm con với một chồng, một mình gánh vác cả gia đình

– Hình ảnh ẩn dụ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”: lấy ý từ bài ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” gợi ra nỗi vất vả, nhọc nhằn.

– “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc.

Câu 2. Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

  • Một người phụ nữ đảm đang, tháo vát: “Quanh năm buôn bán ở mom sông/Nuôi đủ năm con với một chồng”
  • Một người phụ nữ giàu đức hi sinh, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa chẳng quản công”.

Câu 3. Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

– Tiếng “chửi” trong hai câu thơ cuối cùng là lời của nhà thơ.

– Ý nghĩa:

  • Đó trước hết là lời tự trách bản thân, với tư cách là một người chồng nhưng không lo được cho vợ con, mà trở thành gánh nặng của vợ. Để rồi “có chồng hờ hững cũng như không”.
  • Sau đó là lời chửi xã hội, thói đời đểu cáng bạc bẽo đã khiến cho bà Tú phải chịu nhiều vất vả, khổ cực.

Câu 4. Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

– Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua sự thấu hiểu nỗi vất vả của người vợ, nỗi lòng tự trách bản thân.

– Nhân cách cao đẹp: Một người biết yêu thương, trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả của người vợ, cũng như những bất công của xã hội đối với người phụ nữ.

II. Luyện tập

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

Gợi ý:

Bài thơ “Thương vợ” được vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. Tác giả đã sử dụng hình ảnh “con cò” – vốn quen thuộc trong ca dao xưa “thân cò” thường chỉ người phụ nữ, nhưng trong bài thơ có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thành ngữ: “một duyên hai nợ” để nói về duyên nợ của vợ chồng , vậy nên cũng “âu đành phận”, có nghĩa là chấp nhận; “năm nắng mười mưa” chỉ sự vất vả; khó khăn của bá Tú. Ngoài ra câu thơ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” mang tính khẩu ngữ, vừa là tiếng chửi chính bản thân, cũng là tiếng chửi tố cáo xã hội bất công.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button