Soạn văn 7 VNEN Bài 3: Những câu hát tình nghĩa – VietJack.com

Soạn văn 7 VNEN Bài 3: Những câu hát tình nghĩa

A. Hoạt động khởi động

(Trang 17 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

– Hãy đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình hoặc tình yêu quê hương, đất nước mà em biết

– Nêu một vài ví dụ về nội dung và hình thức các câu, bài ca dao em vừa đọc?

Trả lời

Một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

Về nội dung: các bài ca dao về quê hương, đất nước ca ngợi các cảnh đẹp thiên nhiên, đồng thời thể hiện tình yêu, lòng tự hào về quê hương, đất nước. Các bài ca dao về tình cảm gia đình có nội dung ca ngợi tình cảm sâu nặng với cha mẹ, tình yêu thương đoàn kết, gắn bó của anh em trong gia đình.

Về hình thức: các câu ca dao sử dụng thể thơ lục bát, sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, từ láy

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các văn bản

(Trang 18 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Tìm hiểu văn bản

(Trang 19 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2.1. Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi

a) Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

b) Tình cảm , cảm xúc nổi bật đc thể hiện qua bài ca dao là gì?

c) Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nao? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.

Trả lời

a. Lời của ai nói với ai? b. Tình cảm, cảm xúc nổi bật c. Biện pháp nghệ thuật

Bài 1

lời cha mẹ nói với con cái. Dựa vào câu “con ơi” ở cuối bài

Ca ngợi và biết ơn công lao của cha mẹ như núi như biển

– So sánh

– Tác dụng: nhấn mạnh công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, cham sóc, giáo dục sâu nặng của cha mẹ

Bài 2

lời của người lớn nói với con cháu hoặc lời của anh em nói với nhau. Dựa vào các từ “bác mẹ”, “anh em”.

Tình cảm anh em trong gia đình nên hòa thuận, đùm bọc nhau.

– So sánh

– Nhắc nhở anh em phải sống hòa thuận, thân mật, gắn bó với nhau.

Bài 3

lời của anh nói với em hay chính là lời của những người dân khi nói về tình yêu, sự hiểu biết và niềm tự hào về các danh lam thắng cảnh của đất nước.

Niềm tự hào, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

– Lối nói đối đáp

– Thể hiện tình yêu sâu đậm và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

Bài 4

Là lời của chàng trai nói với cô gái, dựa vào lời nói “Thân em”.

ca ngợi vể đẹp của cánh đồng, của thiên nhiên rộng lớn tươi đẹp, ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp cô thôn nữ

– Biện pháp so sánh “thân em như..” -Sử dụng nhiều từ láy: đòng đòng, phất phơ, mênh mông.

– Dùng từ ngữ địa phương: tê, ni

– Đảo ngữ: mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông.

– Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mênh mông, bao la của quê hương và vẻ đẹp của cô giá thôn quê đầy sức sống.

(Trang 19 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2.2. Từ việc tìm hiểu các bài ca dao, em đã có những hiểu biết ban đầu nào về ca dao, dân ca?

Trả lời

– Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3,4 câu. cũng có một số ít những bài ca dao dài. Những bài ca thường có nguồn gốc dân ca

– Dân ca khi tước bỏ làn điệu đi, lời ca ở lại đi vào kho tàng ca dao. Ca dao, dân ca vốn được dân gian gọi bằng những cái tên khác nhau: ca, hò, lí, ví, kể, ngâm…

– Ca dao thể hiện những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp cuả ông cha ta, những cảm thấm nhuần tư tương nhân văn của mọi thời đại: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, yêu lao động, tình yêu đôi lứa, yêu thương con người.

– Hầu hết các bài ca dao đều được viết theo thể lục bát hoặc biến thể lục bát.

Đọc thêm:  Phân tích 14 câu giữa của bài Trao duyên - VnDoc.com

– Hình ảnh, ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gợi cảm, giàu cảm xúc.

– Về giọng điệu, ca dao chính là những lời hát nên rất giàu chất nhạc.

– Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, từ láy…

3. Tìm hiểu về từ láy

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a) Dựa vào những hiểu biết về từ láy đã học, hãy tìm những từ láy trong các câu văn sau và cho biết: Các từ láy giống và khác nhau thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng?

“Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên gạch hè.

Tôi mếu máo trả lời- và đứng im như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.”

Trả lời

– Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu.

– Các từ láy trên giống nhau là đều do hai tiếng tạo thành, có sự hòa phối về âm thanh. Khác nhau: đăm đăm (giống nhau về phụ âm và vần), mếu máo (giống nhau về phụ âm đầu), liêu xiêu (có sự giống nhau về vần).

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Hãy phân loại các từ láy vừa tìm được.

Trả lời

– đăm đăm: từ láy toàn bộ.

– mếu máo: từ láy phụ âm đầu.

– liêu xiêu: từ láy bộ phần vần.

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c) Nghĩa của từ láy tạo thường được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Hãy cho biết các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì về âm thanh và về nghĩa;

– Lí nhí, li ti, ti hí

– Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh

– Oa oa, tích tắc, gâu gâu

Trả lời

– Lí nhí, li ti, ti hí: âm thanh do các từ láy này gợi ra những thứ nhỏ bé.

– Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh: Các từ láy phụ âm đầu, phần vần là tiếng gốc. Âm thanh của các từ này gợi ra trạng thái chuyển động liên tục hoặc sự thay đổi hình dáng của sự vật.

– Oa oa, tích tắc, gâu gâu: nghĩa từ láy oa oa, gâu gâu, tích tắc được tạo thành do đặc điểm về âm thanh, dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh: oa oa giống như tiếng khóc của em bé, gâu gâu giống âm thanh tiến chó sủa, tích tắc giống như âm thanh của kim đồng hồ.

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).d) So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ

Trả lời

Các từ láy có sắc thái giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc ban đầu.

4. Tìm hiểu về quá trình tạo lập văn bản

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a) Những câu hỏi sau nói đến yêu cầu gì cần xác định trước tiên ( về nội dung, hình thức, mục đích, đối tượng) khi tạo lập một văn bản?

Viết cho ai?

Viết để làm gì?

Viết về cái gì?

Viết như thế nào?

Trả lời

Những yêu cầu cần xác định khi tạo lập văn bản:

Viết cho ai? (đối tượng)

Viết để làm gì? ( mục đích)

Viết về cái gì? (nội dung)

Viết như thế nào? (hình thức)

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Sau khi xác định được những yêu cầu trên, việc tiếp theo là gì? (sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự hợp lí)

Sắp xếp ý

Tìm ý

Viết chính thức

Viết nháp (một số câu ,đoạn)

Sửa chữa

Trả lời

Sau khi xác định các việc trên, cần làm các việc tiếp theo:

Tìm ý

Sắp xếp ý

Viết nháp (một số câu, đoạn)

Viết chính thức

Sửa chữa

(Trang 20 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c) Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?

Đúng ngữ pháp

Dùng từ chính xác

Có tính liên kết

Ngôn từ trong sáng

Bám sát bố cục

Có mạch lạc

Trả lời

Bài văn sau khi đã tạo lập cần đáp ứng tất cả các yêu cầu trên.

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).d) Có cần phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành không?

Không

Trả lời

Có, cần kiểm tra các câu có đúng ngữ pháp, ngôn từ có chính xác, trong sáng không? Các câu, các đoạn làm nổi bật chủ đề của bài làm không?

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a) Qua các bài ca dao vừa học, em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người lao động xưa?

Trả lời

Các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những lời gửi gắm tâm tư, tình cảm của những người dân lao động về tình yêu, tình gia đình, bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước, thể hiện niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng chan hòa với thiên nhiên. Qua đó bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do,quyền con người. Ca dao có đủ mọi sắc độ cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận hờn nhưng nổi lên là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, lòng yêu thương con người.

Đọc thêm:  Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm - baivan.net

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Hãy nêu nhận xét của em về thể thơ của các bài ca dao đó?

Trả lời

– Các bài ca dao đa phần sử dụng thể thơ lục bát tạo âm hưởng nhẹ nhàng, ngọt ngào như những lời hát ru. Các nhịp ngắt trong câu lục bát thường là nhịp chẵn 2/2/2, 4/4 để diễn tả những tình cảm yêu thương, buồn đau.

– Đối với bài ca dao có hình thức đối đáp, các câu ca dao sử dụng các câu lục bát biến thể, có thể tăng tiếng hoặc giảm tiếng nên xuất hiện các câu có 7,10, 12 chữ.

2. Luyện tập về từ láy

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).a) Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:

………ló

nhức……

……..nhỏ

Vội……..

……..thấp

Xinh……..

……..chếch

Thích…….

Trả lời

Lấp ló, nhức nhối, nho nhỏ, vội vàng, thâm thấp, xinh xắn, chênh chếch, thích thú

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).b) Chọn từ đúng:

• Bà mẹ nhẹ nhõm/ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

• Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xí/ xấu xa của tên phản bội.

• Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tác/ tan tành.

Trả lời

Các từ sử dụng đúng trong các câu là:

Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.

Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).c) Hãy đặt câu với những từ không được chọn trong các câu trên.

Trả lời

– Lan cảm thấy nhẹ nhõm khi vừa hoàn thành phần thi của mình.

– Con vịt cảm thấy xấu xí vì màu lông đen của mình.

– Quân Nguyên – Mông bị Trần Quốc Tuấn đánh cho tan tác.

(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).d) Sắp xếp lại bảng các từ láy, từ ghép dưới đây cho đúng

Trả lời

3. Luyện tập về các bước tạo lập văn bản

(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Giả sử em muốn viết thư cho 1 người bạn nước ngoài để giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em, em sẽ phải thực hiện những gì ?

Trả lời

Để viết một bức thư cần có các bước sau đây:

Bước 1: Định hướng tạo lập văn bản, để văn bản được viết đúng hướng, cần xác định các vấn đề cụ thể sau:

• Viết cho ai? Ở đây là viết cho một người bạn nước ngoài, chưa từng được biết về các cảnh đẹp của Việt Nam.

• Viết để làm gì? Viết để giới thiệu về các cảnh đẹp của đất nước.

• Viết về cái gì? Về các cảnh đẹp

• Viết như thế nào? Viết dưới hình thức một bức thư nên cần đảm bảo các yêu cầu (như phần đầu tiên cần có lời chào, nêu địa điểm, thời gian, lời hỏi thăm; phần nội dung chính cần nêu mục đích, lí do viết thư, thăm hỏi tình hình người nhận, giới thiệu cảnh đẹp; phần cuối thư có lời mời, lời chào, chữ kĩ tên người viết)

Bước 2: Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý.

Bước 3: Viết thành văn bản hoàn chỉnh.

Bước 4: Kiểm tra lại bài văn sau khi hoàn thành theo các tiêu chí: bố cục, tính liên kết giữa các đoạn phần, ngôn từ sử dụng.

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,….) mà em đã gặp ở trường.

Trả lời

A.Mở bài: Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau khi ăn xong bữa tối, trước khi đi ngủ,…)

– Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

B.Thân bài

– Không gian, thời gian diễn ra sự việc khi ở trường.

– Có những ai trong câu chuyện đó? Khi đó em đang ở đâu, làm gì?

– Diễn biến câu chuyện. Trong truyện có những chi tiết nào gây cười, cảm động hay buồn không?

– Câu chuyện kết thúc như nào? Mọi người sẽ ra sao?

– Em nhận được bài học gì sau sự việc đó diễn ra ở trường.

– Cảm nhận của bố mẹ em khi nghe câu chuyện ấy như thế nào? Bố mẹ có đưa ra lời khuyện hay dặn dò gì em không?

C.Kết bài

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện của em kể

– Cảm xúc và suy nghĩ của em khi kể cho bố mẹ nghe câu chuyện.

(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Đề 2: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp.

Trả lời

I.Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

II.Thân bài

1. Vị trí địa lí và diện tích

a. Vị trí địa lí

Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm

Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ

Đọc thêm:  Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

b. Diện tích

Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

2. Tên gọi

LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo

THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.

HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).

TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.

3. Lịch sử

Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi

4. Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ

Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ, liễu…

Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc

Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc

5. Các công trình gắn liền với hồ

THÁP RÙA

ĐỀN NGỌC SƠN

ĐÀI NGHIÊN

THÁP HÒA PHONG

TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ

6. Vai trò của hồ

Hồ có chức năng điều hòa khí hậu

Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội

Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….

Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).Đề 3: Miêu tả chân dung một người bạn của em.

Trả lời

a. Mở bài:

– Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em.

b. Thân bài:

Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.

* Về hình dáng:

– Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm;

– Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;

– Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;

* Về tính nết:

– Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến;

– Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ;

– Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ;

c. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn;

– Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Sưu tầm thêm một số bài ca dao có chủ đề về “tình cảm gia đình” hoặc “tình yêu quê hương, đất nước, con người”

Trả lời

– Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

– Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

– Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Ghi lại những từ láy được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của em và những người xung quanh. Tìm sắc thái ý nghĩa của những từ láy đó so với tiếng gốc của chúng.

Trả lời

– Các từ láy có sắc thái ý nghĩa nhẹ hơn tiếng gốc: nho nhỏ, trăng trắng, tim tím,…

– Các từ láy có sắc thái ý nghĩa nặng hơn tiếng gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, trùng trùng điệp điệp,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

  • Soạn văn 7 VNEN Bài 1: Cổng trường mở ra
  • Soạn văn 7 VNEN Bài 2: Cuộc chia tay của những con búp bê
  • Soạn văn 7 VNEN Bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm
  • Soạn văn 7 VNEN Bài 5: Sông núi nước nam
  • Soạn văn 7 VNEN Bài 6: Qua đèo ngang

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button