Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tĩnh dạ tứ, Lý Bạch

Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch đã thể hiện tình yêu quê hương cùng nỗi nhớ da diết của một người sống xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.

Tĩnh dạ tứ

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu về nhà thơ Lý Bạch, nội dung bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo dưới đây.

I. Đôi nét về tác giả Lý Bạch

– Lý Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.

– Quê hương: Cam Túc (huyện Thiên Thủy – tức Lũng Tây ngày xưa).

– Khi cong nhỏ, ông cùng với gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thờ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

– Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).

– Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

Đọc thêm:  Hạnh phúc của một tang gia (trích: Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng

– Đề tài: thường viết nhiều và viết hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Cổ phong, Quan san nguyệt…
  • Cảm thông cho người chinh phụ: Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…
  • Tình bạn: Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…
  • Tình yêu đôi lứa: Oán tình, Xuân tứ…
  • Tình cảm với quê hương: Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…
  • Đặc biệt là thơ về tửu (rượu): Đối tửu, Thương tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt…

II. Giới thiệu về Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Trong thơ Lý Bạch, hình ảnh ánh trăng thường xuất hiện rất nhiều và đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú.

– Chủ đề của bài thơ: “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê), cách thể hiện rất giản dị mà độc đáo.

– Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông phải xa quê nên mỗi lần nhìn thấy ánh trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê hương.

– Lý Bạch sáng tác bài thơ trên khi ông đang ở rất xa quê hương của mình.

2. Thể thơ

– Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể – một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, không chịu ảnh hưởng bởi những quy tắc niêm luật và đối.

Đọc thêm:  Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận - VietJack.com

– Ngũ ngôn cổ thể (4 câu, mỗi câu 5 chữ).

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. 2 câu đầu: Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
  • Phần 2. 2 câu cuối. Nỗi nhớ quê hương của tác giả.

4. Nội dung

Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương cùng nỗi nhớ da diết của một người sống xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.

5. Nghệ thuật

Thể thơ ngũ ngôn cổ thể, hình ảnh giản dị mà tinh tế…

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Phiên âm:

Sàng tiền minh nguyệt quang,Nghi thị địa thượng sương.Cử đầu vọng minh nguyệt,Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa:

Ánh trăng sáng đầu giường,Ngỡ là sương trên mặt đất.Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,Cúi đầu nhớ quê cũ.

Một số bản dịch thơ:

Đầu giường ánh trăng rọi,Ngỡ mặt đất phủ sương.Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,Cúi đầu nhớ cố hương.

(Tương Như dịch, Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

Trông trăng rọi trước giườngNhững ngỡ đất mù sươngNgẩng đầu nhìn trăng tỏCúi đầu nhớ cố hương.

(Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hóa, 1997)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button