[SGK Scan] Những câu hát than thân – Sách Giáo Khoa
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao thuộc chủ để than thân và chủ đề châm biếm trong bài học. Nắm được khái niệm đại từ, ý nghĩa của đại từ, có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp. Nâng cao thêm một bước khả năng tạo lập một văn bản thông thường và đơn giản.47VẢN BẢNNHỦNG CÂU HÁT THAN THÂN1. Nước non lận đận(1) một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh” bấy nay, Ai làm cho bể kia đầy “”, Cho ao kia cạno, cho gầy cò con ? 2. Thương thay thân phận con tằm,Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi Thương thay hạc (°) lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc“” giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào nghe.3. Thân em như trái bần (7) trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp” vào đâu.Chú thích(1) Lận đận: vất vả vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở.(2) Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống; ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở.(3), (4). Bể đầy, ao cạn: chỉ cảnh ngang trái (nghĩa bóng). Trong thực tế, khi “bể đầy”, “ao cạn” thì cò rất khó kiếm ăn.(5) Hạc (chim hạc) : chim lớn, cẳng cao, cổ và mỏ dài, thường được dùng tượng trưng cho sự sống lâu. Ở đây là hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.(6) Con cuốc: chim nhỏ, hơi giống gà, sống ở bờ bụi gần nước, có tiếng kêu “cuốc, cuốc”; chim cuốc (có khi viết là quốc) còn được gọi là đổ quyên, đổ vũ. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Thục Đế mất nước, hồn biến thành chim cuốc,48kêu nhớ nước (quốc: nước) đến nhỏ máu ra mà chết. Tiếng kêu chim cuốc trong bài biểu hiện cho nỗi khổ đau oan trái của người lao động. (7) Trái bần : trái (quả) của cây bần – loại cây to mọc ở vùng nước lợ, trái tròn dẹt, ăn chua và chát, có rễ phụ nhọn và xốp, mọc ngược lên khỏi mặt bùn. (8). Gió dập sóng dồi; ở đây ý nói gió to, sóng lớn dồn dập xô đẩy.Đọc – HIÊU VẢN BẢN1. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao.2. Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào ? Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác ?3. Em hiểu cụm từ “Thương thay” như thế nào ? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2.4. Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2.5.* Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”. Những bài ca ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật ?6. Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt ? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào ?Ghi nhớ Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong khỏ tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.4.NGữ VẢN 7/1-AEm hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao. Học thuộc các bài ca dao đã học. Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. – Gánh cực mà đổ lên non, Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau. – Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các“), hạt ra ruộng cày, – Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu“”, vai mang súng dài. Một tay thì cắp hoả maio), Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền. Tùng tùng trống đánh ngũ liên(8), Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa”).(a). Có lòng: có lòng tốt với ai đó. Ó đây nói có lòng nào lại là có ý gì đó không tốt. (b) Xáo: nấu chín với ít nước và có các gia vị, không cho mỡ. Xáo măng: thịt cò vốn tanh, nấu với măng sẽ không tanh và mềm thịt. (c) Đài các: nền cao và nhà gác, chỉ nơi ở của người giàu sang, quyền quý ngày xưa. (d) Nón dấu: nón bằng tre, quét sơn, có chóp, của binh lính thời xưa. (e). Hoả mai: súng dùng mồi lửa để châm ngòi. (g) Ngũ liên:(trống đánh) dồn dập, liền năm tiếng một để thúc giục hay báo động khẩn cấp (ngũ: năm, liên:liền, liên tiếp). (h). Đây là bài ca dao về người lính thú ngày xưa (lính thứ: lính canh đồn biên giới thời phong kiến).50 4 NGỦVẢN 7/1-B
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!