Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm – soanvan.net

I. Thế nào là từ đồng âm

Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong hai câu sau:

(1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

Trả lời:

(1) Lồng: Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên rất khó kìm giữ -> Động từ

(2) Lồng: Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật nuôi -> Danh từ.

=>Các từ “lồng” trên phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau không liên quan đến nhau.

Ghi nhớ: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm

Để hiểu được nghĩa của từ “lồng” ở ví dụ 1 là nhờ vào ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ: Câu “đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.

Đọc thêm:  Mở bài Trao duyên ấn tượng nhất (51 mẫu) - Download.vn

Trả lời:

  • Nghĩa thứ nhất : Đem cá về kho – > Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)
  • Nghĩa thứ hai : Đem cá về kho – > Đem cá về cất trong nhà kho, chỉ các chứa đựng, chỉ cái kho để chứa cá.

Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa :

  • Đem cá về kho tộ nhé
  • Chị đem cá về nhập kho ngay đi.

Ghi nhớ: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

[Luyện tập] Câu 1: Đọc lại đoạn dịch bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá …

Đọc lại đoạn dịch bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “tháng tám thu cao gió thét già” đến “quay về, chống gậy lòng ấm ức”, tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Trả lời:

  • thu1: mùa thu cao1: cao thấp
  • thu2: thu tiền cao2: cao hổ cốt
  • ba1: thứ ba tranh1: lều tranh
  • ba2: ba mẹ tranh2: tranh ảnh
  • sang1: sang sông nam1: phương nam
  • sang2: giàu sang nam2: nam nữ
  • sức1: sức lực nhè1: nhè trước mặt
  • sức2: đồ trang sức nhè2: khóc nhè
  • tuốt1: đi tuốt môi1: đôi môi
  • tuốt2: tuốt lúa môi2: môi giới

[Luyện tập] Câu 2: a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ …

a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) - Sách Giáo

b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

Trả lời:

a) Các nghĩa khác nhanh của danh từ cổ:

  • Cổ1: Bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật.
  • Cổ2: Bộ phận gắn liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân.
  • Cổ3: Bộ phận gắn liền giữa thân và miệng của đồ vật.

=> Mối liên quan: Đều là bộ phận dùng để nối các phần của người, vật…

b. Từ đồng âm với danh từ “cổ”: cổ đại, cổ đông, cổ kính, cổ phần…

Giải nghĩa:

  • Cổ đại: thời đại xa xưa nhất trong lịch sử
  • Cổ đông: người có cổ phần trong một công ty.
  • Cổ kính: Công trình xây dựng từ rất lâu, có vẻ trang nghiêm
  • Cổ phần: Phần vốn góp vào một tổ chức kinh doanh

[Luyện tập] Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm đã cho sẵn.

Bàn (danh từ) – bàn (động từ)

Sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

Năm (danh từ) – năm (số từ)

Trả lời:

  • Họ ngồi vào bàn để bàn công việc.
  • Mấy chú sâu con núp sâu trong đất.
  • Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.

[Luyện tập] Câu 4: Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng …

Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?

Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Anh phát âm và audio đầy đủ - IELTS Fighter

Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.”

– Nhưng vạc của con là vạc thật.

– Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh ta trả lời.

– Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.

– Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

Trả lời:

  • Anh chàng trong truyện đã sử dụng từ đồng âm để lấy cái vạc của nhà anh hàng xóm (cái vạc và con vạc), vạc đồng (vạc làm bằng đồng) và con vạc đồng (con vạc sống ở ngoài đồng).
  • Nếu xử kiện, cần đặt từ vạc vào ngữ cảnh cụ thể để chỉ cái vạc là một dụng cụ chứ không phải là con vạc ở ngoài đồng thì anh chàng kia chắc chắn sẽ chịu thua.
  • Để phân rõ phải trái,chỉ cần thêm từ để cụm từ vạc đồng không thể hiểu nước đôi -> vạc bằng đồng
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button