Bố cục của văn bản – Lý thuyết Ngữ văn 8 – VnDoc.com

Lý thuyết Ngữ văn 8: Bố cục của văn bản được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Bố cục của văn bản

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Ngữ liệu: SGk trang 24

Câu hỏi

Câu 1: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó

– Văn bản trên có thể chia làm: 3 phần

– Các phần đó gồm:

+ Phần 1: câu mở bài

+ Phần 2: từ “học trò theo ông” đến “cho vào thăm”

+ Phần 3: câu kết bài.

Câu 2: Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên

Nhiệm vụ của từng phần:

– Phần 1: từ: “Ông Chu Văn An” đến “không màng danh lợi”: Giới thiệu ông Chu Văn An

– Phần 2: “Học trò theo học rất đông…có khi không cho vào thăm”: Công lao, uy tín, tính cách của ông Chu Văn An

– Phần 3: Còn lại: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên

– Phân tích mối quan hệ giữa các phần:

+ Gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau.

+ Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là: Người thầy đạo cao đức trọng

Câu 4: Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?

– Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần:

+ Mở bài

+ Thân bài

Đọc thêm:  Bài 1: Bảng chữ cái - học tiếng Tây Ban Nha

+ Kết bài

– Nhiệm vụ của từng phần:

+ Phần mở bài: giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Phần thân bài: phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.

+ Phần kết bài: tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

– Các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản

2/ Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu 1: Phần Thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?

– Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí: nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.

– Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự: không gian, thời gian và dòng cảm xúc

Câu 2: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài.

Diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài:

– Tình cảm và thái độ:

+ Tình cảm: Thương mẹ sâu sắc

+ Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ, những cổ tục đã đầy đọa mẹ

– Niềm vui hồn nhiên được ở trong lòng mẹ

Câu 3: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,… em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết

Em sẽ lần lượt miêu tả miêu tả theo diễn biến trước, sau qua thời gian, không gian và thứ tự các tình tiết thể hiện chủ đề bài văn.

Câu 4: Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “Người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy

Cách sắp xếp:

Đọc thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Viễn Phương - Reader

– Phần thân bài lần lượt trình bày về con người của ông:

+ Học trò theo học rất đông

+ Nhiều người đỗ cao.

+ Vì thế ông được nhà vua “vời ông ra dạy thái tử học”.

+ Nhưng đến đời Dụng Tông “vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần”.

+ Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…

+ Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ “người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức” để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”. Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về “đạo cao đức trọng” của ông.

Câu 5: Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.

– Yêu cầu của phần thân bài: Triển khai cụ thể chi tiết và toàn diện vấn đề đã được đặt ra ở phần mở đầu.

– Nội dung cơ bản của phần thân bài.

+ Lần lượt trình bày các bộ phận, các phần của vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông thường các bộ phận, các phần trên tương ứng một luận điểm. Từng luận điểm lại được triển khai thành các luận cứ để làm sáng tỏ hoặc chứng minh theo luận điểm.

+ Các luận điểm cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh mối quan hệ logic nội tại của chúng.

3/ Bài tập minh họa bài Bố cục của văn bản

Đề bài: Bố cục báo cáo kinh nghiệm học tập của một học sinh dưới đây đã hợp lí chưa? Vì sao? Hãy bổ sung những gì mà em cho là cần thiết.

– Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự Hội nghị.

– Thân bài:

+ Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.

+ Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.

+ Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sống.

Đọc thêm:  Trích đoạn cải lương: Vốn văn hóa quý phục vụ cơ sở - Báo Đồng Nai

+ Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.

– Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.

Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Một báo cáo kinh nghiệm học tập của học sinh được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài là hợp lí. Vấn đề ở chỗ: phải xem xét nội dung của từng phần có hợp lí hay không.

– Phần Mở bài: Đối với một bản báo cáo kinh nghiệm học tập, phần Mở bài, ngoài lời chào mừng, nhất thiết phải giới thiệu được khái quát nội dung của Thân bài, dàn bài trên thiếu nội dung quan trọng này. Sau lời chào mừng, phải thêm vào lời dẫn cho nội dung sẽ được báo cáo.

– Phần Thân bài: Vì đây là báo cáo về kinh nghiệm học tập nên không cần thiết phải báo cáo về thành tích trong hoạt động Đội và thành tích văn nghệ. Nếu đưa nội dung này vào, bản báo cáo sẽ không đảm bảo sự thống nhất chủ đề. Nên thay nội dung này bằng việc báo cáo kết quả học tập, như thế liên kết của thân bài sẽ chặt chẽ, tăng thêm sức thuyết phục.

– Phần Kết bài: Ngoài lời chúc Hội nghị thành công, phần này phải có nội dung khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày, lời hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để học tập tốt hơn trong thời gian tới.

Với nội dung bài Bố cục của văn bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, ý nghĩa và mục đích của bố cục văn bản..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Bố cục của văn bản cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button