Bài soạn lớp 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam – soanvan.net
1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam từ đầu năm học theo mẫu
Trả lời:
Tên văn bản, tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911 – 1988)
Truyện ngắn
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
Hồi tưởng lại tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo sợ, những cảm giác trong sáng, mới lạ nảy nở trong lòng nhân vật tôi ở ngày đầu tiên đi học
Nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc
Ngôn từ giàu chất thơ (Trữ tình)
Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
(1918 – 1982)
Hồi kí
Tự sự + miêu tả + biểu cảm
Những đau đớn tủi cực của bé Hồng và tìn yêu thương mẹ tha thiết của em
Nhiều hình ảnh so sánh gợi cảm
Lời văn chân thuực giọng điệu trũ tình thiết tha
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
(1893 – 1954)
Tiểu thuyết
Tự sự + miêu tả
Phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác bất nhân và cơ ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân
Tính cách nhân vật miêu tả qua ngôn ngữ, hành động. Lời văn giản dị, chân thực.
Lão Hạc
Nam Cao
(1915 – 1951)
Truyện ngắn
Tự sự + miêu tả + biểu cảm + nghị luận
Số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc.
Kể chuyện tự nhiên, chân thực.
2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
Trả lời:
- Điểm giống nhau:
- Nội dung:
- Đều viết về con người và cuộc sống xã hội thời kì (1930 – 1945)
- Đi sâu miêu tả số phận con người trong xã hội cũ.
- Đều chan chứ tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật:
- Đều là tự sự – truyện hiện đại
- Sử dụng bút pháp hiện thực: Lối viết chân thực, gần với đời sống, hình ảnh giản dị, giá trị biểu cảm cao.
- Nội dung:
- Điểm khác nhau:
Điểm khác
Trong lòng mẹ
Tức nước vỡ bờ
Lão hạc
Nội dung
Nỗi khổ về tinh thần của bé Hồng
Thiếu thốn tình cảm của cha, mẹ
Bị những thành kiến đầy đọa
Tình yêu thương mẹ tha thiết mãnh liệt
Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của chị Dậu
Sưu cao thuế nặng
Bị các thế lực phong kiến áp bức
Tình yêu chồng con tha thiết
Số phạn bi thảm và cuộc đời bế tắc của Lão Hạc. Nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp: coi trọng danh dự, sống nghĩa tình, thủy chung.
Nghệ thuật
Hồi kí
PTBĐ: tự sự – biểu cảm
Giọng văn hồi kí chân thực, thiết tha
Tiểu thuyết
PTBĐ: Tự sự
Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ, hành động
Truyện ngắn
PTBĐ: Tự sự nhưng đậm chất trữ tình và triết lí
Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc.
3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Trả lời:
Trong các nhân vật thì em thích nhất là nhân vật Lão Hạc vì:
Lão Hạc là một nông dân nghèo cực, không được học hành, chẳng có chữ nghĩa, càng không biết nhiều lí luận về tình phụ tử. Nhưng cái chết dữ dội của lão là bằng chứng cảm động về cái tình cha con nguyên sơ mộc mạc mhưng thăm thẳm, thiêng liêng biết chừng nào! Cái chết của Lão Hạc, từ trong bản chất của nó, chưa hẳn là bi quan. Bởi, nó vẫn nói lên niềm tin sâu sắc và sự trường tồn vào bản chất của con người, qua mấy dòng suy ngẫm, triết lí của ông giáo ở cuối truyện:
“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn!”
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!