Soạn bài Tình thái từ ngắn gọn – Lớp 8 – VnDoc.com

VnDoc xin giới thiệu bài Soạn Văn 8 bài Tình thái từ tổng hợp đáp án cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1, giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách dùng tình thái từ trong văn bản để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

  • Soạn Văn 8: Đánh nhau với cối xay gió
  • Soạn Văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
  • Soạn Văn 8: Trợ từ, thán từ
  • Soạn bài Tình thái từ siêu ngắn

Soạn Văn: Tình thái từ mẫu 1

I. Chức năng của tình thái từ

Trong ví dụ a, nếu bỏ từ in đậm đi thì câu nói sẽ không còn là câu nghi vấn mà trở thành câu trần thuật, tác dụng của câu cũng thay đổi.

Trong ví dụ b, nếu bỏ từ in đậm đi thì câu sẽ không còn là câu cầu khiên mà giống như một lời ra lệnh, làm mất đi giá trị biểu cảm của văn bản.

Trong ví dụ c, nếu bỏ từ in đậm đi thì câu nói mất đi giá trị biểu cảm, sự xót xa của tác giả với đối tượng trong văn bản sẽ giảm bớt đi.

Đọc thêm:  Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) - Chân trời sáng

Trong ví dụ d, từ “ạ” biểu thị sự lễ phép, tôn trọng của học sinh đối với thầy cô giáo của mình.

II. Sử dụng tình thái từ

Từ “à” được dùng khi đối tượng giao tiếp ngang hàng với mình, thể hiện sự thân thiết nhằm mục đích nghi vấn.

Từ “ạ” được dùng khi đối tượng giao tiếp thuộc vai vế trên mình, thể hiện sự tôn trọng, lễ phép.

Từ “nhé” được dùng khi đối tượng giao tiếp ngang hàng với mình, thể hiện sự thân thiết nhằm mục đích đề nghị được giúp đỡ.

III. Luyện tập

Câu 1:

Các từ in đậm là tình thái từ trong các câu: b, c, e, i.

Câu 2:

a. chứ: Biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

b. chứ: Biểu thị sự khẳng định.

c. ư: Biểu thị thái độ nghi ngờ.

d. nhỉ: Bày tỏ sự băn khoăn.

e. nhé: Dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.

g. vậy: Chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.

h. cơ mà: Động viên, thuyết phục.

Soạn Văn: Tình thái từ mẫu 2

Chức năng của tình thái từ

Soạn văn 8 câu 1 trang 80 sgk tập 1

Các ví dụ (a), (b), (c) khi bỏ các từ in đậm thì câu sẽ mất đi sắc thái riêng của nó. Ví dụ (a) bỏ từ à thì câu chỉ còn là câu tường thuật chứ không còn là câu nghi vấn nữa.

Đọc thêm:  Dàn ý Chí khí anh hùng chi tiết nhất (6 Mẫu) - Văn 11 - Download.vn

Soạn văn 8 câu 2 trang 80 sgk tập 1

Ví dụ (d), từ ạ biểu thị thái độ lễ phép của học sinh.

Sử dụng tình thái từ

– “Bạn chưa về à?” – Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấn (à, chăng, hử, hả)

– “Thầy mệt ạ?” – Biểu thị thái độ tình cảm – khác nhau về thứ bậc (ạ, cơ, mà)

– “Bạn giúp tôi một tay nhé!” – cùng thứ bậc – mục đích đề nghị (nhé, nhỉ, mà)

– “Bác giúp cháu một tay ạ!” – Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị (ạ, nhé)

Luyện tập

Soạn văn 8 câu 1 trang 81 sgk tập 1

Các từ in đậm là tình thái từ trong các câu: b, c, e, i.

Soạn văn 8 câu 2 trang 82 sgk tập 1

Ý nghĩa của các tình thái từ:

a. chứ: Biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

b. chứ: Biểu thị sự khẳng định.

c. ư: Biểu thị thái độ nghi ngờ.

d. nhỉ: Bày tỏ sự băn khoăn.

e. nhé: Dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.

g. vậy: Chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.

h. cơ mà: Động viên, thuyết phục.

Soạn văn 8 câu 3 trang 83 sgk tập 1

Đặt câu với tình thái từ:

– Tôi đây mà!

– Hôm nay có tập phim mới đấy!

– Thế có tốt không chứ lị!

– Mình đi thôi!

– Em thích búp bê cơ!

– Anh chọn con màu đen vậy!

Soạn văn 8 câu 4 trang 83 sgk tập 1

Đặt câu với tình thái từ nghi vấn:

Đọc thêm:  Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ văn 7 - HOC247

– Học sinh với thầy, cô giáo: Thưa cô! Bài tập về nhà là bài nào ạ?

– Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Bạn có nhớ bạn nữ ngồi cạnh mình không nhỉ?

– Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì: Mẹ đi chợ về rồi ạ?

Soạn văn 8 câu 5 trang 83 sgk tập 1

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:

Hén – nhỉ. VD: Ở đây vui quá hén!

Mừ – mà. VD: Tui đã bảo với bà rồi mừ!

…………………….

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Tình thái từ lớp 8. Để xem bài soạn những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn Ngữ văn 8 theo từng bài, giúp các em biết cách soạn văn 8, từ đó học tốt Văn 8 hơn.

  • Bài tập về trợ từ, thán từ, tình thái từ,
  • Đề kiểm tra 15 phút Tình Thái Từ,
  • Soạn bài lớp 8: Tình thái từ…

Ngoài Soạn Văn 8 Tình thái từ, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi, học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Bài tiếp theo: Soạn văn 8 bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button