Soạn văn 8 Tôi đi học Cánh diều – Download.vn
Download.vn xin giới thiệu bài Soạn văn 8: Tôi đi học, cung cấp những kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Tôi đi học
1. Chuẩn bị
– Tóm tắt văn bản: Hằng năm, cứ cuối thu là những kỉ niệm của buổi đầu đến trường lại mơn man trong lòng tôi. Con đường đi học vốn rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Trong khoảnh khắc cùng mẹ bước đi trên con đường ấy, tôi cảm thấy bản thân đã đổi khác. Khi đến sân trường Mĩ Lí, tôi thấy mình như nhỏ bé và có chút bỡ ngỡ. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học. Khung cảnh trong lớp dường như quen thuộc, ngay cả người bạn mới. Thầy giáo bắt đầu giảng bài – bài tập đọc: Tôi đi học.
– Nhân vật chính là “tôi”. Nhân vật được miêu tả qua:
- Lời nói, hành động: Xin mẹ được cầm bút thước; Nâng niu sách vở…
- Tâm trạng: Hồi hộp, bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đi học.
– Ngôn ngữ kể chuyện (trần thuật) kết hợp đan xen giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm.
– Một vài thông tin về nhà văn Thanh Tịnh:
- Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Sinh.
- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Trước cách mạng: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Chị và em (truyện ngắn, 1942)…; Sau cách mạng: Sức mồ hôi (ca dao – 1954), Những giọt nước biển (tập truyện ngắn – 1956), Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ -1973)…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?
Những hình ảnh gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”: Vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc; Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ trong buổi đầu đến trường.
Câu 2. Tranh minh họa liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào?
Tranh minh hoạ là hình ảnh một người mẹ đang dắt con đến trường, phù hợp với nội dung của văn bản.
Câu 3. Phần (2) kể về chuyện gì?
Phần (2) kể chuyện nhân vật “tôi” đến trường, nghe tiếng trống tập trung và phải rời xa vòng tay của mẹ.
Câu 4. Tâm trạng nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên?
Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi được gọi tên: giật mình, lúng túng.
Câu 5. Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?
Các bạn nhỏ lại khóc vì đây là lần đầu tiên rời xa vòng tay của cha mẹ và bước vào một môi trường mới với nhiều bỡ ngỡ, lo lắng.
Câu 6. Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3) như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3): Cảm thấy vừa xa lạ, vừa quen thuộc.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây?
A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ
B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí
Gợi ý:
B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
Câu 2. Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình tự nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần 1.
Câu 3. Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
Câu 4. Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?
Câu 5. Văn bản Tôi đi học đã nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Câu 6. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì?
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!