Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn – Soạn văn lớp 9
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 9 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 9. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 9 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1): (bố cục xem phần nội dung trên).
– Đại ý của bài văn: Miêu tả những chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 2 (trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
– Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động:
+ Hành động quyết đoán, mạnh mẽ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược.
+ Tầm nhìn xa trông rộng.
+ Tài thao lược hơn người.
+ Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
– Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả: sự trung thành với nhà Lê và tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc.
Câu 3 (trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
– Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
+ Không đề phòng, không được tin cấp báo.
+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy.
+ Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn.
– Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân:
+ Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”.
+ Đuổi kịp Tôn Sỹ Nghị, vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” đến mức “Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”.
– Nhận xét về lối văn trần thuật: miêu tả chân thực cảnh khốn khổ của vua Lê Chiêu Thống xen kẽ chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.
Câu 4 (trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 1):
Về bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):
-Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại khác nhau:
Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh
Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống
-Nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả.
– Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận.
-Âm hưởng nhanh, gợi sự tán loạn, tan tác.
-Nhịp điệu chậm hơn
-Miêu tả dài hơn, tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê chiêu Thống
-Âm hưởng có phần ngậm ngùi, xót xa
– Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù các tác giả tôn trọng lịch sử nhưng họ vẫn là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
– Tên Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
– Quê quán: huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
– Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống
– Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn
C. Tìm hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi
– Đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết này
– Thể loại: Chí
– Tóm tắt
“Hoàng lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm được thành Thăng Long nên sinh ra kiêu căng, nhũng nhiễu dân chúng làm lòng dân oán hận.
Về phía quân Tây Sơn nghe tin quân ta phải rút lui về Tam Điệp được cấp báo tới Phú Xuân. Nghe tin, Nguyễn Huệ tức giận, lập tức lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đích thân xuất quân vào ngày 25 tháng Chạp năm 1788. Ngày 29, nghĩa quân đến Nghệ An, Quang Trung cho mở cuộc duyệt binh lớn rồi tuyển thêm quân. Ông truyền hịch tới binh sĩ và hạ quyết tâm đánh giặc. Ngày 30 Tết, Quang Trung cho quân ăn tết trước và hẹn ngày mồng 7 Tết mở tiệc mừng thắng lợi ở Thăng Long. Với sự chỉ huy tài giỏi của Quang Trung, quân Tây Sơn hành binh thần tốc, đánh đâu thắng đó. Mồng 3 Tết diệt đồn Hà Hồi. Trưa mồng 5, Quang Trung tiến quân giải phóng Thăng Long.
Quân giặc thảm bại, Tôn Sĩ Nghị khiếp vía trốn về nước. Lũ quân tướng theo chủ tranh nhau vượt cầu sang sông, cầu gãy hàng ngàn tên giặc chết đuối. Lê Chiêu Thống sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, cùng nhau “oán giận chảy nước mắt”, than thở và thê thảm.
– Bố cục:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc
+ Đoạn 2: (“Vua Quang Trung tự mình dốc suất đại binh… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
+ Đoạn 3: (Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê… cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
– Giá trị nội dung: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
– Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!