Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sgk Ngữ

Hướng dẫn Soạn Bài 19 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sgk Ngữ văn 9 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.

I – TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

BỆNH LỀ MỀ

Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giời giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.

Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.

Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.

Đọc thêm:  Soạn Tuyên ngôn Độc lập (trang 38) - SGK Ngữ Văn 12 Tập 1

Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay một giờ!

Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

(Phương Thảo)

Câu hỏi

Câu hỏi trang 20 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2

a) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đềđáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

b) Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

c) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

d) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

Trả lời:

a) – Trong văn bản, tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề.

Đọc thêm:  Pinyin tiếng Trung là gì? Bảng chữ cái kèm cách đọc chuẩn

– Biểu hiện: đi họp chậm trễ, không đúng giờ quy định, có khi trễ cả tiếng đồng hồ.

– Tác giả đã nêu rõ vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, nêu sự kiện và phát biểu suy nghĩ về hiện tượng đó.

b) Tác giả đã nêu ra hai nguyên nhân của căn bệnh lề mề ở một số người:

– Thiếu tôn trọng người khác.

– Thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

c) – Tác hại của căn bệnh lề mề:

+ Trở thành thói quen, khó thay đổi, tạo nên tính ích kỉ.

+ Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian.

+ Làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán xấu…

– Tác giả bài viết đã đưa ra đề nghị cần chấm dứt căn bệnh lề mề, làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

d) Bố cục bài viết ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ và thuyết phục : Nêu khái quát → triển khai phân tích cụ thể hơn → Đưa ra kết luận.

II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Thảo luận: Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

Trả lời:

– Những sự việc, hiện tượng không cần thiết viết thành bài nghị luận:

+ Trực nhật lớp tốt.

+ Làm bài kiểm tra được điểm cao…

– Những sự việc, hiện tượng đáng để viết thành bài nghị luận:

+ Chống tiêu cực trong thi cử.

+ Tinh thần vượt khó.

+ Lòng hiếu thảo….

2. Câu 2 trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước Châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?

Đọc thêm:  Bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời:

Hiện tượng mà Giáo sư Nguyễn Khắc Viện đã thống kê hoàn toàn có thể viết được thành một bài nghị luận, vì:

– Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút đến sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống.

– Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.

– Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút, gia đình.

Bài trước:

  • Soạn bài Các thành phần biệt lập sgk Ngữ văn 9 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 9 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sgk Ngữ văn 9 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button