Soạn Văn 6 VNEN Bài 18: Sông nước Cà Mau – Tailieu.com
Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 18: Sông nước Cà Mau Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài 18: Hoạt động khởi động
Câu (trang 12, 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
a. Bức ảnh chụp cảnh gì? Em thấy cảnh đó bao giờ chưa?
b. Em thử đoán xem cảnh đó thuộc vùng nào trên đất nước ta.
Trả lời:
a. Bức ảnh chụp một khu chợ nổi trên sông. Em từng thấy trên cảnh đó trên tivi.
b. Em đoán cảnh chợ nổi ở vùng sông nước miền Tây của Tây Nam Bộ nước ta.
Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 18: Hoạt động hình thành kiến thức
Câu 1 (trang 13, 14, 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc văn bản sau: Sông nước Cà Mau.
Câu 2 (trang 16, 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu văn bản.
Câu a (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
– Bài văn tả cảnh sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.
– Trình tự miêu tả (khái quát đến cụ thể): đi từ ấn tượng chung về thiên nhiên Cà Mau đến các phần nhỏ hơn là kênh rạch, sông ngòi với cảnh hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.
Câu b (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Viết vào vở nội dung chính của 3 đoạn trong bài:
Trả lời:
Câu c (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc đoạn 1 và cho biết: Ấn tượng ban đầu bao trùm lên sông nước Cà Mau của tác giả là gì? Ấn tượng ấy được bộc lộ qua các giác quan nào?
Trả lời:
– Ấn tượng ban đầu của tác giả về cảnh sông nước nơi đây:
+ Hệ thống kênh rạch, sông nước chi chít như mạng nhện
+ Màu xanh bao phủ khắp nơi
+ Âm thanh rì rào bất tận
– Ấn tượng được cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là thị giác (màu xanh bất tận).
Câu d (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc đoạn văn 2 và cho biết cách đặt tên cho các con sông, con kênh ở vùng Cà Mau có gì đặc biệt? Em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những đặc điểm này gọi ra những đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
Trả lời:
– Cách đặt tên các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía …
– Nhận xét: Các địa danh ấy mang màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác.
– Gợi lên 1 vùng Cà Mau rất tự nhiên, hoang dã, phong phú, con người sống gần gũi thiên nhiên.
Câu e (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc đoạn 3 và thực hiện yêu cầu:
(1) Chỉ ra những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ rộng lớn của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông.
(2) Tìm những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách miêu tả màu sắc của tác giả?
(3) Chọn những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự trù phú của chợ Năm Căn trong các hình ảnh, chi tiết sau:
Trả lời:
(1) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:
– Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
– Con sông rộng hơn ngàn thước
– Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
– Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
(2) Những từ ngữ miêu tả màu sắc rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ => sự quan sát và phân biệt màu sắc vô cùng tỉ mỉ, tinh tế từng chi tiết, thể hiện được sự phát triển mạnh mẽ và vẻ đẹp của rừng đước.
(3) Chọn chi tiết: (4), (5), (6)
Câu g (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả trong bài văn? (Tác giả đã lựa chọn vị trí nào để quan sát và miêu tả? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả? Cách lựa chọn từ ngữ chi tiết miêu tả có gì đặc sắc?…)
Trả lời:
– Vị trí quan sát và miêu tả: ngồi trên thuyền.
– Thuận lợi của vị trí: tạo nên cái nhìn chân thực, màu sắc.
– Cách lựa chọn từ ngữ chi tiết miêu tả: tinh tế, gợi cảm, ngôn từ phong phú.
Câu h (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nói với bạn cảm nhận của em về Cà Mau – vùng đất cực nam của Tổ quốc.
Trả lời:
– Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh.
– Rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã, hoang sơ, huyền bí, nhiều màu sắc.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu về phép so sánh
Câu a (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
– (…) trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất nhưu hai dãy trường thành vô tận.
– Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
(1) Tìm những sự vật được so sánh trong các câu trên. Vì sao có thể so sánh như vậy? Mục đích của việc so sánh.
(2) Sự so sánh trong các câu trên có khác gì với sự so sánh trong câu sau:
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
Trả lời:
(1) – Những sự vật được so sánh trong câu trên: Trẻ em, rừng đước, chí lớn ông cha, lòng mẹ
– Chúng có thể so sánh với nhau vì có những đặc điểm tương đồng:
+ Trẻ em với búp trên cành: những thế hệ non trẻ, cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Rừng đước với dãy tường thành: vững chãi, cao lớn và dày đặc.
+ Chí lớn ông cha và tình mẹ bao la vô ngàn như dãy Trường Sơn trải dài cao ngất, như sông Cửu Long rộng lớn.
– Mục đích so sánh:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, sự liên tưởng cho sự vật/ đối tượng, tăng tính truyền cảm.
+ Nhấn mạnh đến những khía cạnh được so sánh.
(2) Sự so sánh trong câu này là so sánh hơn, không phải so sánh tu từ mà là so sánh lý luận, thiên về chức năng nhận thức hơn biểu cảm.
Câu b (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Điền tiếp những tập hợp so sánh trong các câu ở mục a vào mô hình theo mẫu sau:
Trả lời:
Câu 4 (trang 18, 19 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Câu a (trang 18, 19 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi- lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
Đoạn 2: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khi rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Đoạn 3: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ luc bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởn được. Ngày hội mùa xuân đấy!
(1) Nhận xét về những đặc điểm nổi bật của sự vật, phong cảnh được miêu tả trong mỗi đoạn văn.
(2) Những đặc điểm đó thể hiện ở những hình ảnh và chi tiết nào?
Trả lời:
(1) Những đặc điểm nổi bật của sự vật, phong cảnh được miêu tả trong mỗi đoạn:
– Đoạn 1: Hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt.
– Đoạn 2: Quang cảnh đẹp thơ mộng mà mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
– Đoạn 3: Hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.
Câu b (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn (2) đã bị lược đi những chữ nào. Việc lược đi các chữ đó có ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả không?
(1) Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
(2) Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước (…) đổ ra biển ngày đêm (…), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (…) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (…)
Trả lời:
– Những chữ bị bỏ đi: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.
– Ảnh hưởng: đoạn văn trở nên chung chung và khô khan, thiếu tính sinh động, gợi hình, gợi cảm.
Soạn VNEN Văn 6 Bài 18: Hoạt động luyện tập
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau sau khi học xong bài Sông nước Cà Mau.
Trả lời:
Ngặt một nỗi chưa được đến thăm vùng đất Cà Mau, chứ nếu được chọn một chốn du lịch ở Việt Nam, hẳn em sẽ chọn Cà Mau. Đọc Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, em không thể không ngưỡng mộ cảnh tượng hùng vĩ mênh mông tuyệt vời ngập sắc xanh của vùng sông nước miền Nam. Một mảnh đất rộng lớn còn mang vẻ hoang dã, người dân sống gần gũi với thiên nhiên, cảnh chợ Năm Căn đông vui tấp nập với bao nét văn hóa truyền thống khiến lòng em cứ nao nức phần nào muốn đặt chân đến mảnh đất hứa hẹn đó.
Câu 2 (trang 19, 20 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm một ví dụ với mỗi mẫu so sánh sau. Viết kết quả vào bảng nhóm.
Câu a (trang 19 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). So sánh cùng loại.
(1) So sánh người với người
(2) So sánh với vật
Trả lời:
(1) So sánh người với người: Bà con xa không bằng láng giềng gần. (Tục ngữ)
(2) So sánh vật với vật: Trên trời mây trắng như bông/ Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây.
Câu b (trang 19, 20 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). So sánh khác loại
(1) So sánh vật với người.
(2) So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
Trả lời:
(1) So sánh vật với người: Thân em như ớt trên cây/ Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
(2) So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Con đi trăm lối ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau. Chọn và viết vào vở 1 câu em thích.
Trả lời:
– Bài học đường đời đầu tiên:
+ người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này.
– Sông nước Cà Mau:
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 4. a (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chọn các từ ngữ đã cho để điền vào chỗ trống trong đoạn văn.
Các từ điền: gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc.
Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc (…) lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, (…) như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền (…) bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu (…), xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc (…)
(Ngô Quân Miện)
Trả lời:
Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Câu b (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Trong đoạn văn miêu tả quang cảnh Hồ Gươm trên đây tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào?
Trả lời:
Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc:
– Mặt hồ sáng long lanh
– Cầu Thê Húc màu son
– Đền Ngọc Sơn, gốc đa già, rễ lá xum xuê.
– Tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ.
Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Từ bài Sông nước Cà Mau, hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát.
Trả lời:
Ngày được bố chở qua con kênh bên ngoại, em mới nhận ra đất nước mình có thật nhiều cảnh đẹp. Ngồi trên xe sau lưng bố, con sông dường như dài, rộng và hùng vĩ quá. Một màu xanh ngập tràn, từ dòng nước, từ hai bên bờ, từ mây trời… Đặc biệt nhất là những đám ngô bạt ngàn rộng lớn ở bờ bên kia. Một vài người nông dân đang xách nước, gánh nước tưới những hàng bí bò trên triền đất gần sông. Bố dừng xe lại, hai bố con ngồi trên bãi cỏ cạnh sông, ngửi mùi cây, ngửi mùi đồng quê, hương gió dịu mát của chiều hè. Bố bảo đây là sông Hồng. Sông Hồng thật đẹp!
Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 18: Hoạt động vận dụng
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN).
a. Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về sông nước, rừng đước Cà Mau.
Trả lời:
Ảnh: sưu tầm
b. Trao đổi với người thân về con sông ở quê hương em (hoặc nơi em đang ở). Viết một vài câu giới thiệu vắn tắt về con sông đó.
Trả lời:
Con sông quê em là sông Hồng, đó được gọi là con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Sông Hồng ghi dấu những thăng trầm lịch sử mà cũng góp phần làm các miền đất bên sông thêm trù phú nhờ sự bồi đắp phù sa nuôi dưỡng đất đai giúp cây cối tươi tốt.
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài đã có dẫn lời một nhà văn người Pháp như sau:
Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cá trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy là mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai.
Theo em, thông qua lời dẫn trên, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi nhắc viết văn miêu tả?
Trả lời:
Nhà văn muốn khuyên ta nên có sự quan sát thật tỉ mỉ các sự vật, sự việc quanh ta để miêu tả đúng, sinh động và có so sánh, liên tưởng độc đáo.
Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chọn một trong số các đề văn sau và hoàn thành vào vở:
Đề 1: Tả cảnh cây đào cây mai vào dịp Tết.
Đề 2: Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
Đề 3: Viết thư cho bạn ở xa tả lại khu phố hay thôn xóm bản làng nơi em ở vào một mùa đông giá lạnh.
Trả lời:
Đề 1: Tả cây đào dịp Tết.
– Mở bài: Cây đào là đặc trưng của mùa xuân miền Bắc, cũng là biểu tượng thường được nhắc đến mỗi độ Tết về.
– Thân bài:
+ Hình dáng cây đào: được cắt tỉa gọn gàng thành hình chóp rất đẹp, nó được trồng trong chiếc chậu to với nhiều đồ trang trí. Cây đào cao chừng hơn 1m, thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, đôi khi được người trồng uốn thành hình uốn éo tựa như rồng rắn. Những cành nhỏ vươn ra tựa các cánh tay tí hon.
+ Hoa đào: Các bông hoa đào rất mỏng manh, nhẹ nhàng màu hồng nhạt, có khi màu hồng sẫm. Bên trong bông có nụ vàng hé nhìn xinh xắn khung cảnh bên ngoài, khí đông mát mẻ.
+ Cây được trang trí với bao nhiêu các bao lì xì đỏ, những dây đèn nhấp nháy đầy huyền ảo và sức hút với lũ trẻ con.
+ Cây đào là cầu nối kéo không khí Tết đến thật gần với mọi người mọi nhà.
– Kết bài: Cây đào là biểu tượng, là truyền thống, là niềm vui thích của những đứa trẻ và cả người lớn.
Câu 4* (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Thử so sánh vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau được miêu tả trong bài đọc với vẻ đẹp của một miền quê mà em biết.
Trả lời:
So sánh vùng sông nước Cà Mau và Hồ Quan Sơn (Mỹ Đức – Hà Nội).
– Mỗi vùng miền tổ quốc đều mang một vẻ đẹp riêng, một nét riêng mà thật khó để so sánh chúng hơn hay kém nhau về điều gì.
– Điểm giống: cả hai vùng đều có nét đẹp thuần phác đến hoang sơ, nét đẹp xanh ngất của thiên nhiên mây trời non nước.
– Điểm đặc biệt của mỗi vùng:
+ Vùng sông nước Cà Mau mang nét đẹp cùa miền Tây mênh mông hùng vĩ với hàng rừng đước vô tận, kênh rạch chằng chịt. Cuộc sống trên chợ tấp nập đông đúc.
+ Hồ Quan Sơn là một vùng hồ rộng mang nét đẹp của thiên nhiên Bắc Bộ với các dãy núi đá trùng điệp, những ngọn núi nhỏ ôm ấp lượn quanh hồ nước, nhiều hòn đảo nhỏ, nhiều khối đá dựng đứng kỳ lạ, nhiều ngôi chùa cổ.
Soạn Văn VNEN 6 Bài 18: Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm Lao xao
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 18: Sông nước Cà Mau file PDF hoàn toàn miễn phí.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!