Soạn bài Ôn tập trang 36 – Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn văn 6 Ôn tập trang 36 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bảng sau, hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở):

Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ…

>> Xem thêm: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy vỏ gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Đọc thêm:  Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên của Nguyễn Du - IIE

>> Xem thêm: Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

>> Xem thêm: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy

Câu 2 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn (làm vào vở):

Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

Lý do lựa chọn

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo bảng sau:

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

Dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng

Thanh gươm trên tay Lê Thận tra vừa khít vào vỏ gươm trên tay Lê Lợi

Thần báo mộng cho Lang Liêu cách làm bánh chưng, bánh giầy, nhấn mạnh trong trời đất không có gì quý bằng gạo cả

Lý do lựa chọn

Thể hiện được sự đoàn kết của nhân dân ta, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ địch ngoại xâm

Khẳng định được ý nghĩa của sự đoàn kết giữa quân và dân, cần phải kết hợp với nhau thì mới chiến thắng kẻ địch

Thể hiện được sự quý trọng của nhân dân ta với hạt lúa, đồng thời khẳng định sự vững mạnh của nền văn minh lúa nước thời xưa

Đọc thêm:  Phân tích Đi đường - Tẩu lộ (Sơ đồ tư duy + 14 mẫu) - Văn 8

Câu 3 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý đến những đặc điểm nào của thể loại này?

Hướng dẫn trả lời:

Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm sau:

– Nội dung văn bản truyền thuyết:

  • Là loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử
  • Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

– Nhân vật truyền thuyết:

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

– Cốt truyện truyền thuyết:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
  • Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại

– Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết:

  • Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian
  • Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh
  • Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử

>> Tham khảo: Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý điều gì?

Câu 4 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều sau:

– Yêu cầu về nội dung khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:

  • Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản
  • Sử dụng các từ khóa, cụm từ
  • Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản

– Yêu cầu về hình thức khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:

  • Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hĩnh vẽ, mũi tên, các kí hiệu…
  • Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng
Đọc thêm:  Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu | Soạn văn 8 hay nhất

>> Tham khảo thêm: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ cần lưu ý những điều gì?

Câu 5 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh trả lời theo cảm nhận cá nhân.

Tham khảo: Bài học giúp em hiểu thêm nhiều điều về lịch sử nước mình. Rằng đất nước ta đã trải qua những năm tháng hào hùng, vừa chống giặc ngoại xâm vừa xây dựng, phát triển đất nước. Từ trong đó đã bước ra những người anh hùng vì đại. Nhờ họ mà nhân dân ta thêm gắn kết, cùng nhau góp sức tô vẽ nên các trang sử vàng chói lọi.

>> Tham khảo thêm: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

>> Tiếp theo: Soạn Sọ Dừa

Ngoài bài Soạn văn 6 Ôn tập trang 36 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

  • Em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
  • Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
  • Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước Ngắn Gọn
  • Tóm tắt nội dung văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Sự tích Hồ Gươm bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Sọ Dừa bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Em bé thông minh bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Cây khế bằng sơ đồ
  • Tóm tắt nội dung văn bản Tấm Cám bằng sơ đồ
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button