So sánh – Ngữ văn lớp 6 – VietJack.com

So sánh – Ngữ văn lớp 6

Bài giảng: So sánh – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

A. Nội dung bài học

– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh

– Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:

+ Các từ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt

+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

B. tự luyện

Bài 1: Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng?

Gợi ý:

*5 thành ngữ sau:

– Nóng như Trương Phi

– Khỏe như voi

– Đen như mực

– Nhanh như cắt

– Trắng như tuyết

*Đặt câu:

– Anh trai tôi cứ mỗi lần tức giận là nóng như Trương Phi.

– Bạn Nam lớp em khỏe như voi.

– Lan có mái tóc đen như mực, dài và óng mượt.

Đọc thêm:  Văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn - VnDoc.com

– Con chim nhanh như cắt, lao xuống ngậm con cá trong miệng.

– Em bé nhà cô Hoa có làn da trắng như tuyết trông thật dễ thương.

Bài 2: Tìm và phân loại các kiểu so sánh trong những câu dưới đây:

a. Đây quân du kích dao chen ánh

Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh

Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên trót đỉnh.

(Xuân Diệu, Ngọc quốc kì)

b. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải)

c. Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

d. Đất nước!

Của những người con gái, con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép.

(Nam Hà, chúng con chiến đấu cho những người sống mãi, Việt Nam ơi)

Gợi ý

a b c d Câu so sánh Cờ như mắt mở thức thâu canh/ Như lửa đốt hoài trên trót đỉnh Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Rắn như thép, vững như đồng/ Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp/ Cao như núi, dài như sông/ Chí ta lớn như biển Đông trước mặt Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Kiểu so sánh So sánh ngang bằng – sử dụng từ so sánh “như” So sánh không ngang bằng – sử dụng từ so sánh “hơn So sánh ngang bằng – sử dụng từ s sánh “như” So sánh ngang bằng – sử dụng từ so sánh “như” và so sánh không ngang bằng – sử dụng từ so sánh “hơn”

Đọc thêm:  Bài thơ Phò giá về kinh - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả

Bài 3: Tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh phép so sánh trong câu ca dao sau:

Cổ tay em trắng … ….

Đôi mắt em liếc … … dau cau

Miệng cười … … hoa ngâu,

Cái khăn đội đầu … … hoa sen.

(Ca dao)

Gợi ý:

Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái nón đội đầu như thể hoa sen

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
  • Phương pháp tả cảnh
  • Nhân hóa
  • Phương pháp tả người
  • Ẩn dụ

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Soạn Văn 6
  • Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 6
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 6
  • Tài liệu Ngữ văn 6 phần Tiếng Việt – Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 6
  • Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button