Rút gọn câu – Ngữ văn 7 – HOC247

a. Cấu tạo của hai câu sau có gì khác

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Chúng ta phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

  • Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo: Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ.
  • Còn câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.

b. Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a.

  • Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a: Chúng tôi, chúng ta, em, Hoa, Huệ, tôi, ta…

c. Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ?

  • Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ vì: câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.

d. Trong những câu in đậm, thành phần nào được lược bỏ? Vì sao?

(1). Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

(2)

– Bao giờ cậu đi Hà Nội?

Ngày mai.

  • Trong ví dụ (1), câu in đậm: Rồi ba bốn người, sáu bảy người bị lược bỏ thành phần vị ngữ “đuổi theo nó”. Vì các chủ ngữ cùng thực hiện một hành động là “đuổi theo nó” nên không cần nhắc lại hành động đó ở câu thứ hai.
  • Trong ví dụ (2), cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Vì câu trả lời “Ngày mai” mới chỉ là thành phần trạng ngữ.
Đọc thêm:  Phân tích Việt Bắc đoạn 2 xúc tích, ý nghĩa [KÈM BÀI MẪU]

a. Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? Sáng chủ nhật trường em tổ chức cắm trại. Sân trường đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

  • Câu in đậm: Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co thiếu thành phần chủ ngữ.
  • Rút gọn như vậy là sai nguyên tắc vì làm cho câu khó hiểu (đâu là thành phần chủ ngữ của Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co), khó xác định, khó khôi phục bởi chủ ngữ không xuất hiện ở câu trước đó. Từ đây chúng ta có thể rút ra kết luận: Không nên rút gọn câu như trên vì như vậy sẽ làm câu bị sai ngữ pháp, làm cho người đọc, người nghe không hiểu đầy đủ nội dung.

b. Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?

– Mẹ ơi, hôm nay con được điếm mười.

– Con ngoan quá! Bài nào được điểm mười thế?

Bài kiểm tra toán.

  • Câu trả lời của người con: “Bài kiểm tra toán” chưa có dấu hiệu lễ phép. Do đó chúng ta cần thêm vào từ “ạ” hoặc “mẹ ạ” vào cuối câu trả lời để thể hiện thái độ lễ phép của người con đối với mẹ.

c. Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu cần chú ý những gì?

  • Khi rút gọn câu cần chú ý:
    • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
    • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã.
  • Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào mục đích sau:
    • Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
    • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
  • Khi rút gọn câu cần chú ý:
    • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
    • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button