Người chưa đủ 18 tuổi thì có làm hồ sơ xin việc được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Cháu năm nay học xong lớp 12 rồi tính theo năm thì đủ 18 tuổi nhưng cháu sinh tháng 12 thì tính tháng chưa đủ. Xin hỏi luật sư cháu có thể làm hồ sơ xin vào các công ty trong nước được không ạ? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Người chưa thành niên theo quy định của pháp luật là người chưa đủ 18 tuổi (khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015).

Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về người lao động như sau:

“1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”

Như vậy về nguyên tắc, đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia lao động với vai trò là người lao động.

Vì vậy theo pháp luật Việt Nam thì bạn có thể làm hồ sơ xin vào làm tại các công ty được nếu công ty có tuyển dụng người chưa đủ 18 tuổi.

Chua-du-18-tuoi-thi-co-lam-ho-so-xin-viec-duoc-khong

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Xử phạt hành vi sử dụng lao động dưới 18 tuổi tại vũ trường

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một người em vì cha mẹ nó mất sớm nên nó phải tự đi làm để kiếm sống nuôi bản thân. Hôm nọ tôi có thấy nó làm việc cho vũ trường ở gần nhà. Như vậy xin hỏi Luật sư việc sử dụng người lao động dưới 18 tuổi (em tôi năm nay 17 tuổi) có vi phạm quy định của pháp luật hay không vì có một số người bảo tôi là không được nên tôi muốn hỏi Luật sư và xin Luật sư cũng cho tôi nếu đúng thì quán vũ trường đó có bị xử phạt hành chính hay không?

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 147 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nơi làm việc cấm sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:

“2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Công trường xây dựng;

c) Cơ sở giết mổ gia súc;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

Đọc thêm:  Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.”

Và Điều 27 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ vũ trường như sau:

“Khi hoạt động kinh doanh vũ trường, chủ kinh doanh phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Có nội dung hoạt động được niêm yết công khai ở vũ trường để mọi người dễ nhận biết và thực hiện; nội quy phải ghi rõ về thời gian hoạt động, độ tuổi và trang phục của người khiêu vũ, những quy định cấm đối với người ở trong vũ trường;

2. Đảm bảo ánh sáng trong phòng khiêu vũ trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

3. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

4. Chỉ sử dụng những bài hát, tác phẩm âm nhạc được phép lưu hành để khiêu vũ;

5. Khi phát hiện người say rượu, bia, người sử dụng các chất ma túy và các chất kích thích bị cấm sử dụng phải yêu cầu người đó ra khỏi vũ trường;

6. Không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào khiêu vũ tại vũ trường;

7. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

8. Nếu sử dụng nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

9. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này.”

Như vậy, việc người sử dụng lao động cho người lao động dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, quán bar là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp này vũ trường sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”

2. Quy định về vấn đề sử dụng lao động dưới 18 tuổi

Tóm tắt câu hỏi:

Đọc thêm:  Phân tích Những đứa con trong gia đình (10 mẫu) - Văn 12

Tôi mở tiệm bán phở ở Cầu Giấy, tôi có thuê người giúp việc làm bưng bê. Tôi thấy có mấy cháu ở quê lên đây kiếm việc đến quán tôi xin làm giúp việc, tuy nhiên các cháu mới 17 tuổi. Tôi sợ thuê cháu chưa đủ 18 sẽ bị phạt, nhưng các cháu tha thiết xin việc. Vậy tôi nên làm gì trong trường hợp này?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18 của Bộ luật lao động 2019:

“4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;”

Như vậy, về bản chất cửa hàng của bạn vẫn có thể giao kết và ký hợp đồng đối với các lao động chưa đủ 18 tuổi, tuy nhiên, việc giao kết này bạn cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng lao động trong trường hợp này thì bạn có thể yêu cầu người lao động về xin xác nhận của gia đình về sự đồng ý giao kết hợp đồng để tránh vi phạm pháp luật,

3. Danh mục công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi

DANH MỤC CHỖ LÀM VIỆC, CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DƯỚI 18 TUỔI

1. Tại các cơ sở dịch vụ lưu trú: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê và cơ sở lưu trú khác.

a. Chỗ làm việc:

– Phòng bảo vệ;

– Quầy bar, lễ tân;

– Bộ phận phục vụ buồng;

b. Công việc:

– Bảo vệ;

– Lễ tân;

– Phục vụ buồng, phòng;

– Phục vụ bàn, bar.

2. Tại các cơ sở dịch vụ văn hoá: vũ trường, karaoke; hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, quán bar, quán cà phê; đại lý cung cấp dịch vụ truy cập Internet.

a. Chỗ làm việc:

– Phòng hát;

– Sàn nhảy;

– Sân khấu;

– Nơi trực tiếp phục vụ khách hàng truy cập Internet.

b. Công việc:

– Điều khiển thiết bị âm thanh, ánh sáng;

– Hát với khách;

– Khiêu vũ cùng khách;

– Nhảy trình diễn nghệ thuật;

– Nhảy trình diễn không nghệ thuật;

– Biểu diễn nhạc sống;

– Điều hành các hoạt động trực tiếp tại sàn khiêu vũ;

– Phục vụ khách truy cập Internet.

3. Tại các cơ sở dịch vụ trị liệu phục hồi sức khoẻ: xoa bóp/massage, tắm hơi, tẩm quất bấm huyệt, vật lý trị liệu.

a. Chỗ làm việc:

– Phòng tắm hơi;

Đọc thêm:  Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến

– Phòng xoa bóp/massage, tẩm quất.

b. Công việc:

– Xoa bóp/massage;

– Các công việc khác tại phòng xoa bóp/massage, phòng tắm.

4. Tại các cơ sở dịch vụ khác: tắm nóng lạnh, hớt tóc, gội đầu thư giãn, cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch, lữ hành.

a. Chỗ làm việc:

– Phòng cắt tóc gội đầu kín;

– Phòng chơi game (trò chơi điện tử có thưởng, bi-a, đánh cờ, bowling);

– Nơi dịch vụ thể thao trong nhà, ngoài trời, trên biển, leo núi.

b. Công việc:

– Phục vụ khách tắm;

– Cắt tóc;

– Gội đầu;

– Xoa bóp/massage;

– Hướng dẫn du lịch;

– Lái xe xích lô và các phương tiện thô sơ chuyên dùng vận chuyển khách du lịch.

4. Lao động dưới 18 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Tóm tắt câu hỏi:

Lao động dưới 18 tuổi khi làm việc tại công ty đủ 3 tháng có được tham gia BHXH không, được thì quy định trong luật nào?

Luật sư tư vấn:

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Lao-dong-duoi-18-tuoi-co-duoc-dong-bao-hiem-xa-hoi-khong

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…”

Tuy nhiên, đối với hợp đồng lao động dưới 3 tháng chỉ áp dụng từ ngày 01/01/2016. Theo đó, nếu lao động bạn đang nêu trên có tham gia lao động, có ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì vẫn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button