Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong mọi hoàn cảnh khác nhau: Bên chồng, lúc chồng đi lính, chăm mẹ sóc mẹ hiện hiền lúc ốm đau, chắm sóc bé Đản..thì Vũ Nương hiện lên hình ảnh như nào đó hẳn là điều thắc mắc của bạn đọc, để trả lời các câu hỏi đó hãy cùng tham khảo bài viết Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì? được VnDoc chia sẻ dưới đây để cùng tìm hiểu nhé
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào mẫu 1
Tác giả khắc họa vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương, đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả
– Trong mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa
– Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, mong chồng bình yên
– Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thủy chung, người mẹ hiền, dâu thảo, hết lòng vì gia đình
+ Chăm sóc bé Đản
+ Lo thuốc thang cho mẹ chồng khi đau ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
– Khi bị nghi oan, Vũ Nương cố thanh minh để chồng hiểu nhưng không được
+ Nàng chọn cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình
→ Nhân vật Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu thương chồng con hết mực
– Nhân vật Vũ Nương hiện lên là người phụ nữ hiền thục, một người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, phụ nữ coi trọng danh dự, nhân phẩm trong sạch của mình
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào mẫu 2
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Truyền kì mạn lục, một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Nguyễn Dữ, truyện ngắn đã thể hiện sự xót thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Vũ Nương.
Nhân vật Vũ Thị Thiết được Nguyễn Dữ miêu tả trong hai bối cảnh chính, đó là trước khi Trương Sinh đi lính và sau khi Trương Sinh đi lính. Vũ Thị Thiết là một người con gái hiền lành, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Do vậy mà chung sống với người chồng đa nghi, ít học như Trương Sinh nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên chưa bao giờ để vợ chồng phải đến thất hòa. Tuy nhiên, cuộc sống êm ả chưa bao lâu thì Trương Sinh bị gọi đi lính.
Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương lại thể hiện được phẩm chất của một người vợ hết lòng yêu thương chồng, một lòng mong chồng bình an trở về. Nàng khuyên chồng phải lấy mình làm trọng, không mong chồng mang về ấm phong hầu mà chỉ mong mang về hai chữ bình yên “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấm phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi….”
Khi chồng đi lính, ở nhà Vũ Nương chăm sóc cho con thơ, một lòng hiếu kính với mẹ già, chạy chữa thuốc thang, cầu khấn thần phật, an ủi mẹ chồng bằng những lời ngon ngọt. Vì không muốn con thiếu thốn tình cảm của người cha, Vũ Nương đã chỉ vào bóng mình ở trên tường và nói đó chính là cha của Đản. Qua hành động đó ta lại thấy Vũ Nương là một người mẹ giàu tình yêu thương, hết lòng vì con.
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào mẫu 3
Những đức tính, phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện trong các mối quan hệ của nàng với những người xung quanh: với hàng xóm láng giềng, với mẹ chồng, với chồng, với con. Phẩm chất ấy được khẳng định trong mọi hoàn cảnh: Trước khi lấy chồng, khi ở bên chồng và khi chồng đi vắng, một mình nuôi mẹ, nuôi con.
Vũ Nương là một người con gái vừa có nhan sắc, vừa thùy mị nết na. Chính vì thế Trương Sinh mới “cảm vì dung hạnh” mà xin cưới nàng về làm vợ. Cũng chính vì thế mà sau này khi chồng nàng mắng nhiếc, nghi ngờ, họ hàng làng xóm mới bênh vực và biện bạch cho nàng.
Trong buổi đưa tiễn chồng đi lính, những lời nàng nói chứng tỏ nàng là người chu toàn, giàu tình cảm và không màng danh lợi: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên (…) Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người xa…
Vũ Nương cũng là một người con dâu hiếu thảo. Khi mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo hậu như đối với cha mẹ đẻ mình.
Lúc ở bên chồng, Vũ Nương hết lòng “gìn vàng giữ ngọc” không lúc nào để vợ chồng đến mức “thất hòa”. Khi chồng đi xa nàng một mình nuôi con, giữ gìn khuôn phép. Khi gặp chuyện chồng nghi ngờ, nàng chỉ biết khóc mà giãi bày cơ sự. Qua những lời nàng nói có thể thấy nàng là một người vợ hiền thục, trọn vẹn lễ nghĩa, một lòng không oán trách chồng con, chỉ cho rằng tại mình “duyên phận hẩm hiu”. Sau này, khi đã yên ổn sung sướng nơi cung Linh Phi, nàng vẫn một lòng thương nhớ chồng con, mới xin lập đàn giải oan để được sum họp trong chốc lát…
Như vậy, trong các mối quan hệ, trong các hoàn cảnh, chúng ta đều thấy Vũ Nương là một người phụ nữ hiền thục, đoan trang, thủy chung, chu toàn, giàu lòng yêu thương, trọn vẹn đạo nghĩa. Đó là những phẩm chất đáng quý điển hình của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào mẫu 4
Vũ Nương là nhân vật trung tâm của truyện. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả.
Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà”.
Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li để nhân vật này bộc lộ tình nghĩa thắm thiết của mình với chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. […] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”.
Hoàn cảnh thứ ba: xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già; trong hoàn cảnh này, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.”, thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”.
Một hoàn cảnh quan trọng khác, đó là tình huống Vũ Nương bị chồng nghi oan. Trong tình huống này, khí tiết, phẩm hạnh của Vũ Nương được bộc lộ một cách rõ nét. Chú ý phân tích các lời thoại của Vũ Nương với chồng và lời nói trước khi tự vẫn để thấy được tính cách tốt đẹp của nhân vật này. Qua những lời tự minh oan cho mình, thuyết phục chồng, lời than thở đau đớn vì oan nghiệt, Vũ Nương đã bộc lộ khao khát về tình yêu, hạnh phúc gia đình như thế nào? Tại sao Vũ Nương lại phải trẫm mình tự vẫn? Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ này ra sao?
Tóm lại, bằng cách đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, tác giả đã khắc hoạ đậm nét một nhân vật Vũ Nương hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.
Bài tiếp theo: Phân tích đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” để làm sáng tỏ tình phụ tử thiêng liêng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
Như vậy thông qua bài bạn đọc chắc hẳn đã có câu trả lời Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào mà VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em học sinh nắm chắc tác phẩm nói chung và nhân vật Vũ Nương nói riêng. Chúc các em học tốt
–
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.
- Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn
- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ”Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
- Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Phân tích lòng hiếu thảo của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!