Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời
Dàn ý chung
1. Mở bài:
- Giới thiệu qua về cuộc đời thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
2. Thân bài:
a. Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu:
- Sinh năm 1822, mất năm 1888, quê ở tỉnh Gia Định, tục gọi là Đồ Chiểu.
- Năm 1843 ông đỗ tú tài.
- Bỏ thi khi nghe tin mẹ mất, bị mù, bị từ hôn.
- Dạy học và làm thuốc ở Bến Tre.
- Ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh, dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước.
b. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
- Nghị lực và nhân cách cao cả.
- Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy.
- Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một nhà thơ nổi tiếng.
c. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc.
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
- “Lục Vân Tiên” lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”.
- Quan niệm “văn dĩ tài đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho: đó là quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu.
- Tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân.
- Lí tưởng thẩm mĩ trong các nhân vật anh hùng.
- Lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trọng con người và căm ghét áp bức bất công.
3. Kết bài:
- Đánh giá chung về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Bài mẫu 1: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm
Cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu được Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét như sau: “ Trên trời có vì sao có ánh khác thường”. Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp câm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuât phục trước cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.
Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.
Không chỉ thế mà nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn… nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô củaNguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.
Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện…
“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam.
Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của quần chúng nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉlà bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau.
Bài mẫu 2: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm
Nền văn học trung đại như dãy núi trong đó nổi bật ba ngọn núi: ngọn núi đầu tiên là Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, ngọn núi chính giữa là Nguyễn Du ở thế kỉXVIII và ngọn núi cuốicùng là Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX. Nhà thơ Đồ Chiểu từng được mệnh danh là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”, đã cống hiến suốt đời cho đất nước bằng các tác phẩm văn học yêu nước của mình. Vì thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.
Trước hết chúng ta tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu: Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); tại quê mẹ là làng TânThới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường CầuKho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tàiở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa KỉDậu1849.Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vị vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả dôi mắt. Về qua chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liênhệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Sau khi đọc xong tiểu sử, tôi có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời của ông. Trước hết, tôi rất khâm phục nhân cách cao cả của nhà thơ. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn… nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.
Điều tôi ngưỡng mộ nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực giáo dục. Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy trọn đời chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hoá Việt Nam, về đạo lí truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó có nhà thơ -nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta đều biết NguyễnĐình Chiểu thuộc thế hệ học trò thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một người thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai – Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ môn sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.
Một điều nữa cũng làm cho tôi cảm phục, đó là những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lí phương Đông và y lí Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một cuốn sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:
“Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”.
Giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỉ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lí sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước…”.
“Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và chúng ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô củaNguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.
Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện…
“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.
Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vậtanh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy.
Tóm lại, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉlà bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng, một tượng đài của dân tộc Việt Nam. “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).
Bài mẫu 3: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm
Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu như sau: ” Trên trời có vì sao có ánh khác thường”. Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp câm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuât phục trước cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.
Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.
Không thể phủ nhận rằng chính cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói, ta sẽ càng cảm thấy sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu về thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ ca để tỏ nỗi lòng yêu nước, yêu thương con người:
” Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”
Đọc những trang thơ văn yêu nước của ông ta còn thấy sống dậy trong lòng cả một thời oanh liệt chống Pháp, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
Qua những bài văn tế ta cũng cảm nhận được sự ca ngợi những sĩ phu, những người người nông dân đánh giặc, tấm lòng trung nghĩa của ông. Tác phẩm “Văn tế nghĩa Cần Giuộc” được xem là áng văn bi tráng, sống mãi trong lịch sử dân tộc chống ngoại xâm. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới truyện “Lục Vân Tiên” – bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, tác phẩm đã ca ngợi những giá trị đạo đức đáng quý trong cuộc đời, gửi gắm đến chúng ta một tấm lòng nhân ái, tượng trợ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.
Xin được tiếp nối lời nhận xét của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về ông: ” Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.
Văn thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần của ông. Một con người luôn đứng về lẽ phải chống lại cái ác và bọn bất nhân một cách quyết liệt đến cùng. Ông ca ngợi hết lời những con người cao đẹp vì nghĩa xả thân đánh cướp, trừ gian như Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực… Ông cũng ca ngợi và tôn vinh những con người thuỷ chung và trong sáng, có nghĩa có tình như Kiều Nguyệt Nga. Ông cũng lên án bọn người bất nhân, bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thế Loan… Nguyễn Đình Chiểu yêu và ghét rạch ròi, phân minh không một chút lẫn lộn thiện ác, bạn thù.
Cụ Đồ Chiểu ngày đó luôn muốn gửi gắm việc học làm người đáng trân trọng như thế nào. Ta có thể cảm nhận được những thâm thúy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chính ở chỗ có chê khen rõ ràng, chuẩn đạo lý và văn hóa Việt Nam.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Nguyễn Đình Chiểu là người dành cả cuộc đời vì nghĩa. Dù mù lòa, dù vất vả nhưng con người ấy vẫn một lòng tôn thờ chính nghĩa, quyết tâm chống lại những thế lực bạo tàn bằng những câu thơ ca sắc bén của mình. Chúng ta sẽ không thể quên một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương sáng ngời và một nhân cách thật cao cả.
Bài mẫu 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn, ưu tú của nước ta. “Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng” (Phạm Văn Đồng). Có người ví ông như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc Việt Nam. Quả đúng như vậy, qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, người đọc chúng ta thấy rõ điều đó.
Trước hết về cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời loạn lạc vào năm 1822 ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình trong một gia đình quan lại nhỏ ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã lớn lên dưới oai phong nghiêng trời của tả quân Lê Văn Duyệt. Là con đầu lòng trong một nhà đông con, lại là con của vợ lẽ nên ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã sớm chịu cảnh lận đận ngược xuôi. Sau khi Nam Kì bị chiếm, cha ông đã bỏ chạy về kinh và bị cách chức rồi quay lại vào Nam đưa ông ra Huế gửi ở nhà một người bạn cũng vừa bị giáng chức, Nguyễn Đình Chiểu lại càng có điều kiện nhìn rõ những thối nát trong đám quyền quý thời bấy giờ.
Bảy, tám năm sau vào khoảng năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam. Năm 1843, ông thi đỗ tú tài và được một nhà giàu hứa gả con gái cho. Nhưng mấy năm đó chiến tranh vẫn xảy ra liên miên với người Xiêm và người Chân Lạp, dân tình cực kì đói khổ nên trong lòng người thanh niên mới bước vào đời ấy cũng khó mà yên. Năm 1847, Nguyễn Đình Chiểu vừa trở ra Huế để học và chuẩn bị đi thi thì nhận được tin mẹ mất. Nguyễn Đình Chiểu đành bỏ thi lập tức trở về Nam để chịu tang mẹ. Vì đường sá xa xôi, vì đau buồn lo nghĩ và thương mẹ nên ông bị đau mắt nặng. Bệnh tình quá nặng nên đôi mắt của ông đã vĩnh viễn không nhìn thấy nữa. Chuyện tình duyên cũng đầy éo le. Vì ông bị mù mà nhà kia liền bội ước. Ta thấy Nguyễn Đình Chiểu không chỉ lận đận ngược xuôi mà cuộc đời ông còn là một chuỗi những đau khổ, éo le mà hiếm có tác giả nào trong nền văn học phải chịu đựng. Giấc mộng công danh đã không thành lại thành người tàn phế, tình duyên thì trắc trở, tương lai tưởng như chấm hết, cánh cửa cuộc đời tưởng như đóng sập trước mặt ông. Thế nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, ông đã vượt qua mọi khó khăn, biến đau thương thành sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của mình, chứng minh cho mọi người thấy rằng mình tàn nhưng không phế. Khi Nguyễn Đình Chiểu về đến nhà, không đi đâu, ông đóng cửa ở nhà để tang mẹ. Từ đây ngoài việc đèn sách, Nguyễn Đình Chiểu còn gánh vác việc gia đình. Ông dạy dỗ, kèm cặp các em học hành. Nghe tiếng ông hay chữ, tính nết điền đạm, giàu lòng thương người nên học trò theo rất đông. Từ đó người ta gọi ông là Đồ Chiểu. Ngoài việc dạy học, ông còn nghiên cứu thêm về y học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
Người ta nói, ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào. Đứng trước nỗi bất hạnh, Nguyễn Đình Chiểu đã tự vượt lên chính nỗi đau của riêng mình. Bài học mà chúng ta thấm thía nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chính là tấm gương đạo đức, nghị lực, là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không ngơi nghỉ cho lẽ phải, cho công bằng của nhân dân. Thông thường một người sống, chiến đấu hết mình cho chân lý đã là rất đáng quý, đáng trân trọng, tôn vinh nhưng với Đồ Chiểu, một con người mù lòa mà vẫn giữ trọn đạo lý, đó là điều càng đáng quý hơn nữa. Tấm gương sáng ngời ấy không ai không khỏi thấy xúc động, ngưỡng mộ và kính phục.
Năm 1858, thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định. Cũng từ đó nhân dân với tầm vông, dao phay đã đứng lên diệt giặc trừ gian. Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh này thể hiện lòng yêu nước bằng cách riêng của mình, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu với lũ gian tà. Cho nên có thể nói ông là một tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật của Nam Bộ những ngày đầu chống Pháp xâm lược. Tuy sống trong cảnh nghèo khó nhưng trước sau như một, Nguyễn Đình Chiểu vẫn sống thanh cao, trong sạch. Thực dân Pháp nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều vấp phải sự từ chối đến mức quyết liệt của ông. Phải đặt trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, chúng ta mới nhận ra hết được tấm lòng son sắt, kiên trung của Đồ Chiểu.
Không chỉ sống cho lí tưởng nhân nghĩa, cuộc đời ông còn là “sự thống nhất cao độ, tuyệt đẹp giữa lí tưởng sống trong cuộc đời thực và trong thơ văn”. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện chân thực một thời đại đau thương của đất nước, của dân tộc, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí phấn đấu của nhân dân. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quý: Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc… Giá trị của những áng văn thơ ấy vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc bởi lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết của ông. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm những lí tưởng, tâm sự “phò đời giúp nước” của mình vào những tác phẩm và các nhân vật. Họ là những sĩ phu như Trương Định, tuy nặng lòng với hai chữ “trung quân” nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại mệnh lệnh vua ban. Họ là những Phan Tòng trên đầu còn trắng khăn tang nhưng vẫn cầm quân đánh giặc để lại gương sáng nghìn thu. Ông ca ngợi những con người vì nước quên thân, thủy chung, trong sáng, luôn đứng về lẽ phải, công bằng như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Quán…đồng thời phê phán gay gắt những kẻ hám danh hám lợi, bất nhân bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Khi giặc Pháp đặt gót giày lên đất nước ta, ông ca ngợi những con người sẵn sàng xả thân vì non sông đất nước, thương xót cho những đau thương mất mát của họ. Tiếng súng Tây nổ báo hiệu một thảm họa ập đến. Trước là cảnh tan đàn xẻ nghé, cả một vùng trù phú vào bậc nhất nước Nam bỗng chốc tan thành mây khói, nỗi đau này không chỉ của riêng ai. Dần dần cả một dải đất hình chữ S rơi vào tay giặc. Thân hình của Nam Kì lục tỉnh đã đầy vết thương dưới gót giày đinh bạo ngược của giặc. Trước thảm cảnh đó, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vang lên như một bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, đó là một khúc ca về những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc… Qua thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy “cánh buồm thơ của cụ Đồ Chiểu đã bao lấy gió, lấy bão khóc than và gào thét đến nỗi bây giờ không thể tách cái khí thế của gió bão ra khỏi buồm”.
Nói tóm lại, cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Có những vì sao có ánh sáng khác thường, phải chăm chú nhìn mới thấy, càng nhìn càng sáng”. Nguyễn Đình Chiểu tựa vì sao như thế! Đôi mắt nhà thơ mù nhưng tấm lòng và thơ văn của ông sáng mãi trong lòng độc giả dù có trải qua bao lớp bụi thời gian.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!