Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

1. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra.

2. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí tuệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

3. Con đường là tự mình đi, cẩn thận chút đừng để ngã.

Vợ là trời ban, yêu thương chút đừng để mất.

Bạn bè là để giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau chút, đó là điều nên làm.

Hạnh phúc là cảm giác, xem nhẹ chút, thoải mái trong lòng.

Phiền não là tự mình chuốc lấy, quên nó đi, đừng quấn lấy mãi.

Tâm thái là do rèn luyện, cần phải bình thản, có tấm lòng yêu thương.

Tình cảm là từ bồi dưỡng mà thành, cần thuần khiết, đơn giản.

Thành công thì phải trả giá, cần cố gắng và chịu vất vả.

Thất bại là khó tránh, nghĩ thoáng chút, cần chấp nhận.

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

4. Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.

5. Chuyện gì đã qua, hãy để cho nó qua.

Đọc thêm:  Tổng hợp câu hỏi ôn thi môn Vi sinh đại cương - Download.vn

6. Tất cả mọi chuyện trên đời đều bắt đầu vào đúng thời điểm nó cần đến, không sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn.

7. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.

8. Nếu một người cứ mải mê suy tính ganh đua với người này người kia thì sẽ “triệt tiêu” sự khoái hoạt của cuộc đời. Ganh đua không chỉ đánh mất đi sự vui vẻ mà còn làm mất đi vận may của một đời người.

9. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.

10. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

11. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.

12. ‘Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy.’ Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.

13. Coi thường người khác là phạm ác nghiệp.

Đọc thêm:  Mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức mới nhất 2023

14. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

15. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.

16. Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất.

17. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

18. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.

19. Thiền định mang lại sự thông tuệ, không thiền định sẽ dẫn đến vô minh. Hiểu rõ những gì dẫn dắt bạn hướng về phía trước, những gì cản trở bạn và lựa chọn con đường dẫn đến sự thông tuệ.

20. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước giông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.

Đọc thêm:  Scammer Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Tránh Scammer

Qúy phật tử có thể đọc thêm những triết lý cuộc sống ý nghĩa từ Lời Phật dạy của phatgiao.org.vn

Tâm Như

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button