Nội dung chính bài Chuyện người con gái Nam Xương – ConKec.com

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất), sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài
  • Tác phẩm: thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

2. Phân tích văn bản

a. Tóm tắt nội dung:

Vũ Nương – người con gái Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Nhưng rồiTrương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo là cha nó. Khi Trương Sinh trở về thì con đã biết nói. đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về chuyện người cha đêm đêm đến với mẹ con nó. Chàng nổi máu ghen mắng nhiếc vợ thậm tệ rồi đánh đuổi vợ đi khiến nàng phẫn uất chạy ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống sông tự tử. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ ở nơi ấy.Bến sông hiện nay ở Lí Nhân – Hà Nam vẫn còn đền thờ Vũ Nương.

b. Phân tích văn bản.

1. Phân tích Vũ Nương.

* Vẻ đẹp của Vũ Nương:

  • Tính cách: Thùy mị, nết na
  • Ngoại hình: xinh đẹp
  • Đối với chồng, con:
    • Thuận hòa, giữ gìn khuôn phép để cuộc sống gia đình êm đẹp.
    • Khi chồng ra trận:
    • Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.
    • Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết:
    • Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con
    • Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất

=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình ⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ

* Số phận bi kịch của Vũ Nương:

  • Nguyên nhân chính :
    • Trương Sinh ghen tuông, ngờ vực. đa nghi vợ không thủy chung
    • Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa
    • Tính Đa nghi của Trương Sinh
  • Hành động của Vũ Nương: Phân trần, thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
  • Đau đớn, thất vọng, không thể thanh minh=> Tự vẫn để bảo toàn danh dự, nhân phẩm
  • Ý nghĩa:
    • Phản ánh sự bế tắc, vô vọng của Vũ Nương. Tố cáo XHPK nam quyền, xem trọng quyền uy của người giàu.
    • Thể hiện niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ
Đọc thêm:  Văn bản thuyết minh là gì? Yêu cầu khi làm văn bản thuyết minh

2. Nhân vật Trương Sinh.

  • Đa nghi, vô học, độc đoán
  • Hành động nông nổi, hồ đồ, vũ phu, thô bạo => là hiện thân của chế độ phụ quyền bất công.

=>Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng.

3. Ý nghĩa của những chi tiết đặc sắc trong bài:

Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

  • Với bé Đản: Là người đàn ông xa lạ
  • Đối với Vũ Nương: Là nguyên nhân dẫn đến nỗi oan
  • Đối với Trương Sinh: Là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ, là sự thật về tội lỗi mình gây ra cho vợ.

=>Chi tiết đặc sắc. Nếu không có nó sẽ theo tình huống khác, bi kịch sẽ kém hấp dẫn.

=> Đó là nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn trong truyện lên đỉnh điểm thắt nút là cái bóng mà cởi nút cũng là cái bóng

Ý nghĩa chi tiết kì ảo:

Các yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực (điểm sáng tạo của Nguyễn Dữ):

  • Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa
  • Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung
  • Vũ Nương hiện về giữa uy nghi

Ý nghĩa:

  • Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương
  • Kết thúc có hậu
  • Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích nhân vật Vũ Nương

Cuộc hôn nhân không hạnh phúc:

  • Xuất thân trong một gia đình “kẻ khó”, nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
  • Cuộc hôn nhân không hề xuất phát từ tình yêu, không bình đẳng và mang tính chất một cuộc trao đổi, mua bán: Trương Sinh “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”. Nàng không thể làm chủ hạnh phúc bản thâm, đúng như những lời xưa để lại “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”

Phẩm chất con người:

  • Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính “đa nghi”, nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”,
  • Luôn yêu thương, nhớ về chồng, không mong chồng giàu sang phúc quý.” đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ… ” mà chỉ cầu mong cho chồng “được hai chữ bình yên”:
  • Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: “… mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.
  • Vun vén gia đình, trở thành trụ cột chính gia đình khi vừa nuôi con thơ vừa chăm mẹ chồng đau yếu, “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”.
  • Sự hiếu thảo sắc son của nàng được khẳng định ngay từ những lời mẹ chồng nói với . Phải biết rằng từ trước tới giờ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội phong kiến không phải là mối quan hệ lúc nào cũng êm đẹp, những lời trăn trối trước khi ra đi của mẹ chồng nagf chính là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng vợ hiền dâu thảo của nàng
Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non hay nhất

Số phận bất hạnh:

  • Một người phụ nữ vợ hiền dâu thảo, là tấm gương điển hình của những người phụ nữ xưa, sau bao ngày mòn mỏi chờ chồng, những tưởng hạnh phúc đã đến nhưng không ngờ, ngày tháng khi chồng nàng trở về lại chính bắt đầu cho bi kịch của nàng.
  • Bi kịch của nàng bắt nguồn từ câu nói con thơ. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã “máng nhiếc” và “đánh đuổi đi”.
  • Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan chỉ có thể nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ “đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng”, mãi mãi soi tỏ với dời “vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ”.
  • Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa !”. Lúc bấy giờ Trương Sinh “mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi . Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con “rày xin chén nước cho người thác oan” (Truyện Kiều).
  • Cái chết của nàng đã vạch trần:
    • Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không những không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hôi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
    • Tố cáo tội ác của chiến tranh, phải chăng nếu chiến tranh không xảy ra, Trương Sinh không đi lính thì liệu bi kịch này có bắt đầu
Đọc thêm:  Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi - Văn 10 - Loigiaihay.com

2. Phân tích nhân vật Trương Sinh

  • Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Gia đình Trương chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho Trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu tình yêu thương.
  • Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu, lại thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc tan, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.
  • Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thấy vợ tự vẫn thì có cho người tìm xác vợ nhưng làm không đến nơi đến chốn, chỉ coi thành việc đã qua, tự ân đoạn nghĩa tuyệt với vợ, lại xem đó là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

=> Trương Sinh quả là người hồ đồ, nóng nảy, gia chủ mà đã không nghe những lời thanh minh của vợ để gây ra những điều đáng tiếc và không thể nào có thể sửa chữa.

3. Tổng kết:

  • Nội dung:
    • Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam=> Cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
  • Nghệ thuật:
    • Khai thác vốn văn học dân gian.
    • Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ.
    • Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
  • Ý nghĩa:
    • Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button