OT Là Gì? Cách Tính Tiền Lương OverTime Cho Nhân Viên

Chắc hẳn nhiều người trong ta từng nghe đến thuật ngữ OT. Là nhân sự ngành hospitality, bạn có biết cần biết đến thuật ngữ này và hiểu rõ để bảo vệ quyền lợi của mình. Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời từ bài viết sau nhé.

OT là gì?

OT (over time) nghĩa là làm thêm giờ. Ngoài khung giờ làm việc theo quy định thì khoảng thời gian người lao động làm thêm gọi là overtime, hay gọi nôm na là tăng ca. OT là tình trạng khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp khi bị trễ deadline, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.

OT là overtime

OT là viết tắt của overtime

Những điều cần biết về OT

Nhân sự thường overtime khi nào?

Nhân sự nhà hàng, khách sạn ở các vị trí như phục vụ bàn, bếp, phục vụ tiệc cưới, bartender, lễ tân sẽ phải thường xuyên OT vào mùa cao điểm hoặc dịp lễ Tết để đảm bảo đủ nhân sự phục vụ khách.

Quy định về thời gian OT

Thời gian tăng ca được quy định rất rõ ràng. Cụ thể như sau:

  • Theo Luật Lao động quy định về thời gian tăng ca, thì thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 8 tiếng/ngày và 48 giờ/tuần. Các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày, tuần hoặc giờ. Với trường hợp chia thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
  • Thời gian làm việc ban đêm thường được tính từ 22 giờ đến 6h sáng ngày hôm sau.
Đọc thêm:  System on a Chip (SoC) là gì? - QuanTriMang.com

hiểu rõ overtime

Nhân sự khách sạn cần hiểu rõ quy định thời gian OT để bảo vệ quyền lợi chính mình

Số giờ làm thêm trong ngày được pháp luật quy định là không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Nếu người lao động làm việc bình thường 8 giờ 1 ngày thì tăng ca không được quá 4 giờ. Đối với các đơn vị tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường + số giờ làm thêm trong 1 ngày không được vượt 12 tiếng.

Sau mỗi đợt tăng ca tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, các khách sạn, nhà hàng phải bố trí thời gian để người lao động nghỉ bù cho số thời gian không được nghỉ. Nếu không được bố trí nghỉ bù đủ, người lao động sẽ được nhận lương làm thêm giờ. Và đó là quy định về thời gian tăng ca mà công ty nào cũng phải thực hiện.

Xem thêm

  • Grand Opening Là Gì, Soft Opening Là Gì?
  • Staff Turnover Là Gì? Cách Giảm Turnover Rate Cho Doanh Nghiệp

Cách tính tiền lương OT

Sau đay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính tiền lương OT. Cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định như sau trong điều 104 – Luật lao động:

bảng tính tiền làm thêm giờ

Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban ngày:

  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm
Đọc thêm:  Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện mới

Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm:

Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

Nếu bạn thường xuyên tăng ca, thì cần phải biết cách tính tiền lương tăng ca cho mình, để không bị mất những khoảng tiền mà mình đã bỏ công ra hằng ngày ở lại công ty.

Những nguy hiểm của OT đem lại

Mệt mỏi, căng thẳng

Khi liên tục tăng ca, cơ thể sẽ trở nên suy nhược. Nhiều chuyên gia cho biết, OT dễ ảnh hưởng đến tâm trạng người lao động. Họ thường dễ cáu kỉnh, khó chịu, khó tập trung vào công việc, hay bị ngất…

Nếu làm thêm giờ trong thời gian ngắn 3 – 4 tuần, năng suất lẫn hiệu suất sẽ tăng vì bạn đã tập trung cao độ. Tuy nhiên nếu nhiều hơn, năng suất và hiệu suất sẽ bị giảm đi vì bạn đã quá mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần, không thể tiếp tục đáp ứng yêu cầu công việc.

OT ảnh hưởng sức khỏeOT liên tục gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Hiểm nguy “rình rập”

Over time “quá liều” sẽ khiến đầu óc thiếu minh mẫn, dẫn tới dễ ngất xỉu, thậm chí gặp tai nạn khi đi ngoài đường…

Đọc thêm:  Các tháng trong tiếng Anh: Cách sử dụng và cách nhớ hiệu quả

Bỏ lỡ các giá trị khác trong cuộc sống

Bên cạnh công việc thì bạn vẫn còn nhiều mối quan tâm khác như gia đình, bè bạn, tình yêu, sở thích cá nhân… Nếu cứ làm việc overtime mất kiểm soát, bạn sẽ chẳng còn thời gian cho những điều giá trị ấy. Như vậy thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên rất buồn tẻ và thiếu kết nối với những người thân yêu.

Bệnh tật

Làm việc quá giờ liên tục sẽ làm bạn dễ mắc phải các bệnh liên quan tim mạch, hệ thần kinh, dạ dày… Đừng để việc overtime “giết chết” bạn nhé.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu OT là gì, cách tính lương làm thêm giờ và tác hại của việc tăng ca quá nhiều. Hiểu rõ về OT sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc để kịp deadline và tránh phải tăng ca.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button