Xu Hướng 4/2023 # Oyakodon Là Gì?Học Ngay Công Thức Làm

Bạn đang xem bài viết Oyakodon Là Gì?Học Ngay Công Thức Làm Món Oyakodon Chuẩn Nhật Bản được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian đăng: 08/12/2023 11:12

Oyakodon là từ ghép trong đó “Oyako” bắt nguồn từ 2 chữ đó là 親 (Thân) và 子 (Tử). Từ “don” xuất phát từ từ 丼 「どんぶり」có nghĩa là “bát cơm đầy thức ăn”. Do đó món ăn Oyako-don (親子丼) sẽ gồm 2 nguyên liệu l à thịt gà và trứng có mối quan hệ đó là cha mẹ (親 – Thân) – con cái (子 – Tử). Oyakodon là bát cơm lớn ở dưới bên trên là thức ăn dược gọi là 丼物 (donburimono)

出汁ー (ở các siêu thị nhật đều bán loại dashi nấu sẵn, nếu không có bạn có thể thay bằng nước lọc)

Bước 2: Thái thịt gà thành miếng vừa ăn và ướp với sốt vừa pha để gà ngấm gia vị.

Bước 3: Đán tan hai quả trứng vào 1 cái bát, nên đánh nhẹ nhàng để lòng đỏ trứng hòa đều

Bước 4: Thái hành tây thành những lát mỏng. Đun tất cả hồn hợp với lửa to và đậy nắp

Bước 5: Sau khi sôi, đảo đều cho thịt gà chín và rắc mùi tây. Đổ trứng vào chảo, đậy nắp đun thêm vài phút.

Bước 6: Khi trứng chín 1 nửa, tắt bếp đổ món ăn lên phần cơm nóng là có thể thưởng thức được rồi.

– Để đúng hương vị Nhật bạn nên sử dụng các gia vị Nhật Bản. Bạn có thể mua tại các cửa hàng, siêu thị chuyên bán đồ Nhật.

– Chảo để nấu Oyakodon là oyako nabe, nếu bạn không có có thể thay thế bằng chảo nhỏ,

– Nếu bạn muốn món ăn có hương vị nhẹ hơn, hãy dùng ức gà hoặc thịt thăn thay vì thịt đùi.

– Vì trứng gà ở Nhật được kiểm duyệt rất gắt gao, nên có thể ăn trứng sống. Nếu bạn không chắc chắn về chất lượng trứng gà tại Việt Nam thì nên dùng trứng tiệt trùng và nấu chín hoàn toàn. Tuy nhiên, món Oyakodon ngon nhất khi bạn ăn trứng sống.

– Bạn nên nấu cơm ít nước một chút vì nó sẽ hấp thụ nước dùng còn lại, bạn có thể để lên trên tiêu hoặc rong biển nori cắt nhỏ để tăng hương vị.

3. 3 quán Oyakodon ngon nhất tại Tokyo. Bird Court

– Số điện thoại: 03-3881-8818

– Địa chỉ: 1F Shika Akira building, 3 Chome-68 Senju, Adachi-ku, Tokyo

– Thời gian làm việc: 17:30 ~ 22:00 (L.O)

– Ngày nghỉ định kỳ: Chủ nhật, thứ hai

– Ga gần nhất: Ga Kitasenju

Nhà hàng Nhật Bản TAKUMI

– Website: http://takumi.com.vn

– Cơ sở 1: 119B Bui Thi Xuan , Hai Ba Trung, Ha Noi

– Cơ sở 2: 95 Linh Lang, Ba Dinh, Ha Noi

– Giờ mở cửa: + Thứ 2 ~ Thứ 7: (Sáng) 11:00 – 14:00 (L.O 13:30) / (Chiều): 17:30 – 23:30 (L.O 22:30) + Chủ nhật: (Sáng) 11:00 – 14:00 (L.O 13:30)/ (Chiều): 17:30 – 22:00 (L.O 21:30)

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Hướng Dẫn Cách Làm Sushi Nhật Bản? Công Thức Chế Biến Đúng Kiểu Nhật

Sushi là món ăn đặc trưng của đất nước mặt trời mọc và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cách làm sushi Nhật Bản đúng kiểu, chuẩn vị ngon và hấp dẫn. Hãy cũng tham khảo nhé! >>> Cách làm cơm nắm Nhật Bản? Hướng dẫn làm cơm nắm Nhật Bản đơn giản >>> Chia sẻ cách làm bánh Mochi Nhật Bản- làm bánh Mochi tại nhà

1. Món sushi xuất hiện khi nào? Tìm hiểu về sushi Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản được biết đến với sự cầu kì và tinh tế trong cách chế biến, hương vị thanh tao, mang đậm đặc trưng theo mùa. Trong đó, sushi được nhắc đến như một biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. Món ăn này được “đa dạng hóa” về cách chế biến cũng như cách trình bày, là sự kết hợp của tính mỹ quan cũng như hương vị đặc trưng độc đáo.

Sushi là món ăn độc đáo xứ Phù Tang, là nét đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản

Giống với những loại món ăn truyền thống, lịch sử của sushi được bắt nguồn từ những câu chuyện truyền thuyết và văn hóa. Thực tế, khái niệm sushi xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỉ thứ 9, ngày càng được phổ biến hơn nhờ sự xuất hiện và lan rộng của Phật giáo. Người Nhật được cho là người đầu tiên chế biến món ăn này với tư cách là một món ăn hoàn chỉnh, ăn cơm lên men cùng với cá được bảo quản.

Sushi có rất nhiều loại với nhiều cách chế biến khác nhau. Cụ thể là:

Sushi nắm ( gọi là nigirizushi) Đây là loại sushi phổ biến nhất

Sushi cuộn ( gọi là makizushi)

Sushi gói như bánh ( gọi là oshisushi)

Sushi lên men( gọi là narezushi)

Sushi rán ( gọi là inarizushi.)

Temaki được cuốn như hình nón

Tại mỗi địa phương của Nhật Bản, sushi lại được chế biến với những nét đặc trưng riêng biệt. Có loại sushi được làm từ hải sản, có loại được làm từ trứng trộn đường rán lên, cũng có loại bên trong có natto, có loại đậu tương ủ lên men… Món sushi thường được chấm với mù tạt hay nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức.

2. Một số cách làm sushi Nhật Bản- công thức chế biến sushi chuẩn vị Nhật Bản

Hiện nay, sushi là món ăn phổ biến tại nhiều nhà hàng, quán ăn của Việt Nam và ngày càng thân thiện với bữa cơm gia đình của người Việt. Nếu bạn đang muốn “đổi gió” cho bữa cơm gia đình, hãy tham khảo một số công thức chế biến dưới đây:

Đọc thêm:  Về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng

Cách làm sushi Nhật Bản đơn giản Cách làm sushi Nhật Bản theo phong cách truyền thống khá đơn giản Nguyên liệu cần có để làm sushi truyền thống Nhật Bản:

Gạo Nhật (bạn có thể thay thế bằng gạo dẻo): 300g

Lá rong biển: 1 túi loại to

Nhân sushi: Xúc xích, trứng, cà rốt, dưa chuột , hải sản tươi sống.

Vừng rang, dầu vừng, giấm, đường, muối.

Một tấm giấy cứng khổ A4

Cách làm sushi Nhật Bản đơn giản gồm những bước sau:

Bước 1: Nấu chín cơm rồi xới ra 1 cái bát to. Sau đó pha hỗn hợp muối + đường + giấm và rưới đều lên cơm đảo đều tay cho cơm dẻo và để nguội.Trứng tráng mỏng, hải sản làm chín. Cà rốt, xúc xích, dưa chuột cắt khúc.

Bước 2: Lót tấm giấy cứng xuống mâm bắt đầu cuộn.Trải lá rong biển xuống mặt giấy xới cơm trải một lớp mỏng trên lá rong biển để cơm không bị đẩy ra ngoài khi cuộn.

Bước 3: Xếp lớp trứng tráng mỏng lên trên cơm, xếp nhân trên lớp cơm trứng. Sau đó, bạn hãy cuộn thật chặt và đều tay.

Bước 4: Sau khi cuộn xong, lăn sushi qua một chút dầu vừng để sushi bóng và hấp dẫn. Sau đó dùng một con đao sắc láng qua dầu và cắt sushi thành từng khoanh vừa ăn, rắc vừng rang lên miếng sushi rồi bày ra đĩa.

Bước 5: Pha nước chấm sushi: Cho đường + giấm + mù tạt vào xì dầu.

Món sushi cá hồi sống mang đậm phong cách Nhật Bản được nhiều người yêu thích với hương vị đặc biệt. Hãy tham khảo ngay công thức chế biến dưới đây:

Nguyên liệu làm sushi cá hồi: Cá hồi là nguyên liệu được sử dụng phổ biến để làm sushi

Gạo nhật hoặc cơm tẻ của Việt Nam

Đường, muối tinh, và dấm Nhật

Lá rong biển khô, bạn có thể mua ở các siêu thị

Cá hồi tươi khoảng 400g

Trứng tôm muối khoảng 200g

Bơ sáp khoảng 2 quả

Xì dầu, mù tạt, sốt Mayonaise.

Cách chế biến món sushi Nhật Bản cá hồi:

Bước 1: Nấu gạo để làm sushi

Gạo tẻ vo sạch gạo vài lần sau đó để ráo nước. Cho gạo và nước vào nồi. Đun sôi, sau đó giảm nhiệt để hơi sôi thấp và đậy nắp nồi thật kín trong thời gian khoảng 10 đến 12 phút. Để về chế độ ấm khoảng 10 phút và sau đó kết hợp trộn cùng với 4 thìa dấm Nhật, bổ sung 2 thìa nhỏ muối tinh và 3 thìa đường trắng sau đó để nguội.

Bước 2: Thái lát cá hồi

Thái miếng hoặc thái lát mỏng đối với cá hồi tươi (bạn cũng có thể thái vuông dài).Bơ sáp thái miếng mỏng vừa ăn. Nếu bạn thích có thể kết hợp thêm một số phụ liệu khác như carot hoặc một số loại rau củ tươi khác.

Bước 3: Cuốn cơm sushi

Cuối cùng, rải đều cơm dẻo lên trên bề mặt lá rong biển, bạn có thể kết hợp nhiều nguyên liệu với nhau để được món sushi hấp dẫn, và trỏ lên phong phú, bắt mắt hơn.

Trên đây là một số cách làm món sushi Nhật Bản. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Công Thức Sushi Truyền Thống Đặc Trưng Của Nhật Bản

I. Nguyên liệu để chế biến sushi

– Gạo Nhật (nếu không có gạo Nhật, bạn có thể sử dụng gạo dẻo thông dụng) – Vừng rang, dầu vừng, đường, muối, giấm. – Mành tre nhỏ hoặc một tấm giấy A4 sạch. – Nhân sushi: Gồm trứng, cà rốt, xúc xích, hải sản tươi sống, dưa chuột.

II. Cách làm sushi Nhật Bản – Bước 1: Nấu cơm và thái rau củ.

+ Vo sạch gạo Nhật hoặc gạo dẻo thường rồi cho vào nồi cơm điện nấu như bình thường. Khi cơm chín thì đảo tơi cơm lên và xới ra bát. Để khoảng 10 phút cho cơm nguội bớt đi.

+ Pha giấm cùng một chút đường, muối ra bát con, đảo đều rồi rưới lên cơm. Trộn thật đều cơm với nguyên liệu pha chế sao cho cơm dẻo, không bị nát là được. Để cơm nguội ta tiến hành cuộn sushi.

+ Cà rốt, dưa chuột rửa sạch và thái dọc.

– Bước 2: Đập trứng gà ra bát, đánh đều lòng đỏ rồi rán trứng bằng chảo chống dính. Đổ một lớp trứng mỏng trên chảo rộng (nếu chảo nhỏ có thể chia trứng rán làm hai lần để được 2 thanh trứng). Rán nhỏ lửa, sao cho trứng vàng rộm, vừa chín tới.

– Bước 3: Miếng rong biển bạn hơ qua trên bếp nóng để rong biển mềm và bám dính cơm tốt hơn trong quá trình cuộn. Trải lá dong biển lên trên mành che hoặc tấm giấy trắng A4, dùng muôi xới cơm dàn đều một lớp cơm mỏng lên trên lá rong biển. Không dàn hết chiều dọc của rong biển mà để hở một chút ở phía trên để trong quá trình cuộn cơm sẽ bị đẩy xuống dưới.

– Bước 4: Cuộn sushi.

+ Cách 1: Cuộn xuôi (Viền ngoài là rong biển): Xếp lần lượt lớp trứng tráng mỏng và các nguyên liệu của nhân sushi lên trên cơm rồi cuộn lại, cuộn chặt và đều tay để sushi được tròn, chắc và đẹp mắt sau khi hoàn thành.

Cách làm sushi Nhật Bản vô cùng đơn giản ngay tại nhà

+ Cách 2: Cuộn ngược (Viền ngoài là cơm): Cơm sau khi dàn đều lên trên miếng rong biển sẽ dính chặt vào rong biển, khi đó ta tiến hành úp ngược mặt có cơm xuống dưới, mặt rong biển ở bên trên. Rải các loại nguyên liệu làm nhân sushi lên trên mặt rong biển rồi cuộn chặt lại.

Lăn sushi qua vừng rang, lớp vừng sẽ bám vào cơm vừa thơm ngậy lại vừa đẹp mắt.

– Bước 5: Chuẩn bị một con dao thật sắc, láng qua chút dầu và cắt sushi thành từng khoanh tròn có độ dày vừa phải, sau đó bày sushi lên đĩa.

Khi ăn bạn chấm kèm với nước tương có pha thêm 1 thìa cà phê dấm, 1 thìa cà phê đường và 1/2 thìa ớt bột, bạn cũng có thể thêm một ít hành ngò để trang trí cho đẹp mắt.

Lời kết:

Vậy là mình đã giới thiệu xong tới các bạn cách làm sushi Nhật Bản vừa ngon lại vừa đơn giản ngay tại ngôi bếp của gia đình rồi. Sushi có rất nhiều cách chế biến, nhưng trong khuôn khổ bài viết mình mới chỉ giới thiệu được cách làm sushi Nhật Bản “basic” – đơn giản nhất thôi. Trong thời gian tới mình sẽ giới thiệu tới các bạn nhiều hơn nữa những cách làm khác, rất mong mọi người đón đọc. Xin cảm ơn!

Đọc thêm:  Điều kiện và thủ tục xin cấp chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo

Tuyệt Chiêu Thưởng Thức Món Mì Ramen Nhật Bản Và Cách Nấu Chuẩn Người Nhật

Khẩu vị ăn uống của người Nhật thuộc hàng “khó tính” nhất trên thế giới. Họ luôn tự hào về văn hóa ẩm thực truyền thống, và mì ramen là một trong những món ăn đặc biệt tại Nhật Bản, loại mì này cũng khá phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, cho dù đã có dịp thưởng thức hoặc chưa thì bạn có bao giờ nghĩ đến phải ăn mì ramen sao cho đúng cách không?

Nguồn gốc món mì ramen Nhật Bản

Tuy xuất hiện muộn màng so với Udon, Soba hay Somen nhưng với người Nhật Ramen vẫn là món mì quốc hồn của đất nước mặt trời mọc này.

Mì soba Nam kinh chính thức được xuất hiện tại Yokohama vào giữa thời đại Meij và mì Ramen chính thức được phục vụ taị Rairaiken ở Asakusa vào năm 1910. Năm 1937, cơn sốt mì Ramen đã lan rộng khắp Nhật Bản và đã phát triển phong phú và đa dạng đến ngày nay.

Cùng với sự phát triển không ngừng của Nhật, món mỳ ramen trở nên đa dạng hơn, với các gia vị phổ biến của mỗi vùng: có đến 28 tỉnh (trên 47 tỉnh) đã tạo ra được món mỳ đặc sản. Đã có rất nhiều bộ phim ra đời và ca ngợi hết lời nghệ thuật mỳ ramen Nhật Bản.

Sợi mì Ramen khá khác biệt so với các loaị mì khác, mì ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng khá phong phú nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức.

Nước tro tàu là nguyên liệu không thể thiếu khi làm mì Ramen, đây là nguyên liệu giúp tăng độ dai dẻo và tạo nên hương vị cũng như màu vàng đặc trưng cho sợi mì. Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khô, mì ăn liền (instant noodle).

Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare.

Dashi cho mì Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây,…Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio, Shoyu và Miso.

Nước súp mì Ramen khá phong phú, được người Nhật biến tấu sáng tạo: Shoyu – Nước tương Nhật, Shio – Muối, Miso – Tương đậu nành, Tonkotsu – Xương và thịt heo, và Gyokai – Hải sản.

Rau cho mì ramen nhất thiết phải có hành lá, ngoài ra còn có một số loại rau củ khác nữa là tỏi băm, giá đỗ, bắp cải, hạt bắp,…

Thịu heo cho mì Ramen có nhiều loại trong đó có 3 loại chính là: Chashu, Kakuni, Bacon. Chashu đặc biệt được ưa chuộng trong những loại thức ăn dùng kèm với mì. Cái tên Chashu được chuyển thể từ tiếng Trung char siu (là thịt nướng xá xíu ấy), Chashu được hầm với nước tương và rươụ mirin.

Bao gồm: Măng khô (Menma), Nấm mộc nhĩ, Kim chi, Rong biển, Wakame (1 dạng rong biển sợi mỏng), Beni shoga (gừng ngâm trong umezu, có màu đỏ)

Phổ biến nhất là trứng luộc lòng đào rồi được tẩm ướp với nước tương, rượu ngọt trong vài tiếng, gọi là “Ajitsuke Tamago”.

Cắt khúc 3 cây baro. Cắt củ hành tây làm tư. Cà rốt, khoai tây cắt lát dày. Gừng cắt lát mỏng. Tỏi đập dập.

Chần xương ống heo qua nước sôi. Sau đó, vớt ra ngâm vào thau nước đá.

Tiếp theo, bạn cho boaro, hành tây, khoai tây, cà rốt, gừng, tỏi, ớt khô, xương ống heo vào nồi hầm với 4 lít nước.

Sơ chế thịt: lóc da ra khỏi thịt ba rọi. Lạng miếng ba rọi làm đôi. Sau đó, cuộn tròn lại rồi quấn chỉ, buộc chặt thịt. Tiếp theo, ướp thịt cùng với muối và tiêu. Bạn đem thịt đi áp chảo cho vàng đều rồi luộc khoảng 10 phút. Sau đó, vớt thịt ra ngâm trong thau nước đá lạnh.

Làm nước dùng kho thịt: đun sôi 200ml rượu Sake, 50ml rượu Mirin, tỏi, gừng, 100g đường nâu, 300ml nước tương đậm và 1 lít nước cho các nguyên liệu và gia vị tan đều. Tiếp theo, bạn cho thịt vào kho trong 45 phút. Sau đó, bạn vớt thịt ra để nguội, cắt lát và bảo quản trong tủ mát.

Luộc 5 quả trứng trong khoảng 8 phút sau đó lột bỏ vỏ.

Cách làm nước tương ngâm trứng: cho 300ml nước, 100ml rượu Sake, 100ml nước tương đậm, 100g đường nâu, gừng vào nồi đun sôi cho các gia vị tan đều thì tắt bếp, để nguội, cho trứng vào ngâm.

Đun nước sôi, cho mì vào luộc chín. Lưu ý là bạn đừng để cho sợi mì quá mềm sẽ làm mất đi độ dai vốn có.

Boaro phần trắng bạn cắt sợi mỏng. Phần xanh cắt lát mỏng. Sau đó ngâm riêng từng loại vào âu nước đá lạnh.

Nước cốt mì sẽ bao gồm: nước thịt xá xíu và nước dùng pha theo tỷ lệ 1:3.

Cho mì vào tô, đặt thịt xá xíu, trứng ngâm tương cắt làm đôi, boaro lên trên rồi chan nước cốt mì, thêm lá rong biển là đã thưởng thức được rồi đấy!

Tuyệt chiêu thưởng thức mì Ramen ngon không cưỡng nổi

Khi được phục vụ tô mì ramen, bạn hãy khoan nêm ngay các gia vị hoặc topping để sẵn trên bàn cho vào tô mì. Bởi hành động này được xem là thiếu ý tứ, không lịch sự và được ví như “một cái tát vào mặt người đầu bếp”. Do đó, trước tiên bạn cứ nếm chút nước dùng và ăn chút mì để cảm nhận vị như thế nào? Có vừa với bạn hay không? Mặn nhạt ra sao? rồi sau đó hãy tùy ý nêm nếm theo khẩu vị của mình.

Mì ramen Nhật Bản là món ăn phổ biến nên cũng không có quá cầu kì khi thưởng thức. Tuy nhiên, khi tô mì được mang ra thì tốt nhất là bạn nên nếm thử một thìa nước dùng riêng, tức là không ăn kèm mì hoặc các nguyên liệu khác. Có như vậy thì bạn mới cảm nhận trọn vẹn hương vị độc đáo của phần nước dùng mà không bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác trong tô.

Nếu trong quá trình gắp mì mà sợi mì quá trơn tuột thì bạn có thể dùng thìa để hứng các sợi mì bên dưới. Nhờ vậy, các sợi mì sẽ yên vị mà không rơi vãi lung tung, tạo hình ảnh không được đẹp mắt khi ăn.

Đọc thêm:  Phân loại hồ sơ hoàn thuế và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Điều đặc biệt khi thưởng thức mì ramen Nhật Bản đối với những món ăn khác đó chính là bạn có thể vô tư ăn uống, vô tư hút sợi mì “rột rột” vì đây là cách thể hiện với đầu bếp biết rằng, bạn đang thưởng thức món mì rất ngon miệng. Ngoài ra, thay vì ăn nhẹ nhàng từ tốn thì theo kinh nghiệm ăn ramen của nhiều người, việc hút sợi mì thế này sẽ giúp sợi mì không bị mất hơi nóng nên có cảm giác mì ngon hơn hẳn.

Đi kèm cùng phần mì ramen sẽ là các topping như măng, giá đỗ, trứng, lá rong biển, thịt… Các tooping này nên được thưởng thức riêng biệt, Để bạn có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị của từng món khác nhau. Do đó, bạn đừng gắp hẳn một đũa gồm cả mì, cả rau và thịt sẽ khiến các món ăn lẫn lộn vào nhau nên hương vị cũng không còn nguyên bản.

Nếu như bạn thưởng thức món mì ramen Nhật Bản vào lúc nguội thì sẽ thật nhàm chán, vì điều quan trọng đối với loại mì này là bạn nên thưởng thức tô ramen càng nhanh càng tốt tranh thủ lúc nóng ăn cho trọn vị. Ngoài ra, nếu sợi mì bị ngâm nước dùng quá lâu sẽ hút hơi ẩm nên sợi mì bị trương lên và mất ngon, lúc này ăn sẽ rất dễ bị ngấy, ngán.

Nguyên tắc cuối cùng là bạn đừng câu nệ việc chừa một ít nước dùng trong tô cho lịch sự bởi đối với mì ramen thì việc ăn “sạch sành sanh” mới là hành động được khuyến khích. Vì nếu khách hàng ăn không còn một sợi mì, một tí nước dùng nào trong tô thì chứng tỏ tô mì này rất hợp khẩu vị với họ. Ngoài ra, để uống hết phần nước dùng có trong tô thì bạn có thể dùng thìa nếu muốn thể hiện sự lịch thiệp nhưng theo cách ăn truyền thống của Nhật Bản thì khâu cuối cùng là người ăn thường dùng hai tay bê cả tô nước dùng lên và đưa lên miệng húp cho bằng hết mới thôi.

Qua đây cũng thấy rằng mặc dù Nhật Bản là quốc gia rất xem trọng các nguyên tắc lịch sự khi ăn nhưng đối với mì ramen hình như lại là ngoại lệ. Bạn có thể hút sợi mì “rồn rột”, có thể bê cả tô mì lên húp hết nước dùng mà chẳng sợ ai đánh giá cách ăn uống của mình. Ngược lại, hành động này sẽ phản ánh rằng bạn rất thích món mì này hay món mì này ăn rất ngon và đây cũng là cách thể hiện lòng biết ơn đối với người đã làm ra tô mì Nhật Bản tuyệt hảo

798 views

Oden Là Gì? Cách Nấu Lẩu Oden Truyền Thống Nhật Bản Đơn Giản

Khi nói đến những món ăn của người Nhật Bản người ta thường hay nghĩ đến những món kinh điển như sushi, sashimi, mì thậm chí là những món thịt nướng kiểu Nhật. Tuy nhiên trong những món ăn quốc hồn quốc túy của người Nhật Bản bao gồm các món lẩu mà đặc biệt nhất lại chính là món lẩu Oden.

Oden trong tiếng Nhật được gọi là (おでん) người ra người Nhật gọi gọi món này là misodengaku hoặc dengaku đều được.Trước đây Oden được gọi là miso dengaku hay dengaku là một món lẩu mà các nguyên liệu như đậu hũ, củ cải trắng, các loại chả cá được đặt trong các ô vuông và được phết nước sốt miso. Món lẩu Oden giống như một món lẩu tự phục vụ thường được dùng vào những ngày lập đông (những ngày đầu mùa đông) của người Nhật Bản và có lịch sử hơn 800 năm với nhiều cách nấu khác nhau.

Oden truyền thống

Vào những ngày mua đông lạnh giá món lẩu Oden giống như một lò sưởi, sưởi ấm dạ dày của thực khách.

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, hộ gia đình mà Oden có nhiều biến thể khác nhau. Oden là một món lẩu kiểu Nhật tuy nhiên cách thức làm thì lại tương tự món hầm, ninh .

Linh hồn của món lẩu Oden chính là nước dùng dashi được nấu từ tảo bẹ kombu, cá bào hana katsuo và nước tương lạt Ushukuchi. Tuy nhiên đối với một số vùng như Shuzuoka nước lẩu (nước dùng) oden lại được chế biến từ nước hầm xương gà và nước tương đậm.

Nguyên liệu của món oden gồm nhiều thành phần: chả cá khoai mỡ hampen, chả cá nướng, chả cá Kamaboko, trứng vịt luộc, thịt bò hoặc thịt heo, konnyaku (khoai từ) và nhiều loại khoai củ khác.

Cách làm món lẩu Oden Nguyên liệu nấu nước dùng dashi Nguyên liệu nêm nếm: Nguyên liệu thành phần: Cách làm: Cách nấu nước lẩu oden

Bước 1: Ngâm tảo bẹ kombu trong 2000ml từ 1 tiếng đến 3 tiếng, nếu có thời gian có thể ngâm qua một đêm càng tốt. Sau đó đun sôi ở lửa nhỏ từ 7 đến 10 phút (lưu ý: không nên nấu kombu quá chín sẽ gây đắng)

Bước 2: Sau 7 đến 10 phút với kombu ra sau đó cho cá bào hana katsuo vào nấu sôi từ 3 đến 5 phút.

Bước 3: Lọc cá bào lấy nước, phần nước này chính là nước dùng dashi.

Bước 4: Cho 2 muỗng canh rượu nấu ăn mirin, 2 muỗng canh nước tương lạt Usukuchi.

Như vậy là chúng ta đã hoàn tất nước lẩu của món Oden.

Cách nấu nấu thành phần lẩu Oden:

Trước tiên thái mỏng thịt bò và luộc chín

Cắt nhỏ và luộc chín Konnyaku

Luộc chín hột vịt

Cắt nhỏ tất cả các loại chả cá

Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị xong xui. Bắt đầu nấu lẩu Oden thôi.

Chúng ta cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nước dùng dashi, ninh chín một lần nữa. Thời gian từ 30 phút, lưu ý Oden là món lẩu ăn để nguội, nên sau khi hầm chín nên để một miếng vải mùng ủ từ 2 đến 3 tiếng sau đó hâm nóng lại vài sử dụng, cách này nhằm giúp cho nước dùng dashi ngấm vào nguyên liệu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Oyakodon Là Gì?Học Ngay Công Thức Làm Món Oyakodon Chuẩn Nhật Bản trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button