Patreon là gì? Tìm hiểu ưu và nhược điểm của Patreon – FPT Shop

Patreon là gì? Tìm hiểu ưu và nhược điểm của Patreon – FPT Shop

Patreon là gì?

Patreon là một nền tảng thành viên dành cho những người sáng tạo nội dung (hoặc có thể gọi là nghệ sĩ) có thể tương tác và kết nối với những người đăng ký dịch vụ. Nền tảng này cung cấp các công cụ kinh doanh cho nghệ sĩ kiếm thêm thu nhập hàng tháng thông qua những phần thưởng mà người đăng ký tặng.

Patreon là một trang web có uy tín trên thế giới trong việc hỗ trợ hình thức gọi vốn cộng đồng (hay thường được gọi là crowdfunding). Hình thức này rất phổ biến trên thế giới khi những người cần vốn sẽ kêu gọi cộng động tài trợ một số vốn nhất định và nhiều người đóng góp những khoản nhỏ cho dự án của mình thay vì gặp quỹ đầu tư xin đầu tư một khoản tiền lớn. Ở đây, những người nghệ sĩ có thể xây dựng cộng động trên nền tảng này và những thành viên có thể ủng hộ, đóng góp tiền cho thần tượng của mình hàng tháng để người nghệ sĩ đó có kinh phí để sản xuất một bài hát hoặc một MV ca nhạc.

Patreon được thành lập vào tháng 5 năm 2013 bởi nhạc sĩ Jack Conte và Sam Yam, có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ. Jack Conte được biết đến là một nhạc sĩ sáng tạo trên nền tảng Youtube hay cũng có thể gọi là một Youtuber. Ông cùng với Sam Yam đã phát triển ra một nền tảng mà người hâm mộ có thể đóng góp vốn trực tiếp cho các thần tượng của mình. Patreon thu phí hoa hồng từ 9-12% tổng thu nhập hàng tháng của những người sáng tạo để duy trì hoạt động.

Patreon là gì?

Lúc bắt đầu, công ty của Jack Conte đã huy động được 2,1 triệu USD từ một số nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tiên thiên thần. Đến giữa năm 2014, họ tiếp tục huy động được thêm 15 triệu USD trong vòng series A do quỹ Index Ventures. Một năm rưỡi sau, Patreon tiếp tục được rót vốn 30 triệu đô trong vòng series B từ Thrive Capital, nâng tổng số tiền huy động được lên 47,1 triệu USD.

Đọc thêm:  Tổng hợp mã ZIP/ mã bưu chính Quảng Trị cập nhật mới nhất

Trong chỉ 18 tháng đầu tiên hoạt động, đã có 125.000 khách hàng thường xuyên mà họ gọi là “patrons” và tổng số tiền thành viên đóng góp cho những người sáng tạo nội dung là hơn 1 triệu đô mỗi tháng. Đến giữa năm 2017, đã có hơn 50.000 người nghệ sĩ hoạt động, 1 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng và hơn 150 triệu USD huy động được.

Đến nay, qua gần 10 năm ra đời và phát triển, Patreon hiện có khoảng 6 triệu người dùng hàng tháng, kết nối người hâm mộ với hơn 200.000 nhà sáng tạo nội dung và mang về gần 2 tỷ đô tiền tài trợ. Có thể thấy với những kết quả đã có được, Patreon đã chứng minh được sự uy tín nhất định và là nơi tạo ra nhiều cơ hội để nghệ sĩ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ cho cộng đồng và khán giả của mình.

Patreon là gì?

Patreon dành cho ai?

Như đã đề cập ở trên, Patreon là nền tảng giúp người sáng tạo nội dung xây dựng cộng đồng và huy động vốn từ họ. Như vậy, có hai nhóm đối tượng chính là những người sử dụng Patreon, đó là nhóm người sáng tạo nội dung hay còn gọi là content creators và nhóm thành viên, người hâm mộ hay memberships.

Người sáng tạo nội dung

Những người sáng tạo nội dung (content creators) là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ nền tảng Patreon. Nhóm người này có thể là các ca sĩ, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hay nhà văn, vlogger, copywriter, Youtuber, Tiktoker,… Không những vậy, nhóm người có trí thức cao như giảng viên, kiến trúc sư, chuyên gia nghiên cứu,… cũng có thể trở thành những content creators đóng góp những sản phẩm, dự án mang lại giá trị cho cộng đồng. Nhóm người này có thể tạo trang cá nhân (profile) riêng trên website Patreon, từ đó đăng tải những sản phẩm của mình và kêu gọi thành viên donate, tài trợ.

Đọc thêm:  Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường 2022

Thành viên, người hâm mộ

Nhóm đối tượng thứ hai sử dụng Patreon là những người hâm mộ, thành viên (memberships). Đây là nhóm cực kỳ quan trọng của nền tảng bởi họ chính là những người trực tiếp đóng góp vốn cho những người sáng tạo nội dung. Với nhóm này thì bất cứ ai đều có thể trở thành thành viên, người hâm mộ và tham gia ủng hộ cho các nghệ sĩ. Thông thường, họ là những fan trung thành của nghệ sĩ hoặc những người quyết định đóng góp khi cảm thấy ấn tượng với một sản phẩm nào đó hay đơn giản là những người muốn đóng góp ủng hộ giúp cho những người sáng tạo có động lực để duy trì và phát triển.

Patreon dành cho ai?

Ưu và nhược điểm của Patreon

Ưu điểm của Patreon

Đối với những người sáng tạo nội dung:

  • Những content creators có thể huy động được một số vốn nhất định để sản xuất, phát triển dự án của mình. Giá trị nguồn vốn cao hay thấp dựa hoàn toàn vào mức độ đóng góp của cộng đồng, có nghĩa là nếu dự án của bạn hay và bạn có cộng đồng lớn thì bạn hoàn toàn có thể nhận được khoản đóng góp khổng lồ.
  • Patreon cũng mang lại một nơi kết nối được nghệ sĩ với những fan hâm mộ của mình. Ở đây, họ có thể tương tác với nhau, đưa những thông tin quan trọng, nhận được sự cổ vũ hay thậm chí là được góp ý những ý tưởng tuyệt vời từ thành viên để đưa ra những dự án chất lượng hơn.
  • Ở một góc độ nào đó, Patreon có thể là thước đo cho mức độ nổi tiếng hay khả năng của một người sáng tạo nội dung. Dựa trên số lượng thành viên đăng ký, người nghệ sĩ có thể hiểu được vị trí của mình hiện tại là ở đâu, có những khuyết điểm nào để cải thiện và tận dụng điểm mạnh của mình nhằm phát triển bản thân hơn.
Đọc thêm:  Paparazzi là gì? Nghề Paparazzi có nguy hiểm không?

Đối với những người hâm mộ:

  • Patreon là một nơi mà người hâm mộ có thể tương tác trực tiếp với thần tượng của mình. Qua đó, bày tỏ tình cảm, sự ủng hộ của mình đến với họ.
  • Hơn nữa, họ cũng đóng góp sức mình vào sự hoàn thiện sản phẩm của nghệ sĩ dựa vào quyên góp vốn và ý tưởng.
  • Một lợi ích nữa của Patreon đối với người hâm mộ là họ có đặc quyền được xem, thưởng thức trước các tác phẩm trước cả khi chúng được chính thức ra mắt trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhược điểm của Patreon

  • Một nhược điểm của Patreon đó là đăng ký thành viên theo tháng, điều này có nghĩa là nếu bạn bỏ một số tiền ra đăng ký thành viên nhưng thần tượng của bạn không cho ra mắt sản phẩm nào trong tháng đó thì bạn sẽ phải chịu thiệt thòi.
  • Có sự hoài nghi về tính bảo mật thông tin cá nhân của nền tảng này bởi trong quá khứ, đã từng có một cuộc tấn công mạng nhắm vào Patreon vào năm 2015 làm cho gần 15 gigabyte dữ liệu liên quan đến email, mật khẩu và một số thông tin khác bị rò rỉ.

Ưu và nhược điểm của Patreon

Đó là tất cả những thông tin hữu ích liên quan đến Patreon, một nền tảng tương tác giữa các nhà sáng tạo nội dung với thành viên, qua đó có thể huy động vốn để phát triển thêm các dự án mới. Hy vọng là bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Đánh giá bài viết