Dạy và học môn văn làm sao để học sinh rèn kỹ năng sử dụng ngôn

Dạy và học môn văn làm sao để học sinh rèn kỹ năng sử dụng ngôn

Thí sinh chuẩn bị thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 tại điểm thi THPT Ernst Thalmann (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Niềm vui rạng rỡ đã lấp lánh trên gương mặt các bạn 2K5, nhưng đâu đó vẫn ẩn chứa nỗi buồn nơi ánh mắt sau buổi thi văn sáng 28-6.

Dẫu có chúc mừng các bạn trẻ “trúng tủ” dễ dàng vượt qua cửa ải môn văn và chia sẻ với sĩ tử hoang mang, hốt hoảng lúc cầm đề văn lướt qua, tình trạng học tủ môn văn, “trúng tủ” hoặc “tủ đè” vẫn là nỗi niềm trăn trở.

Triệt tiêu năng lực cảm thụ thẩm mỹ

Ngữ văn vốn là môn học nghiêng về cảm thụ thẩm mỹ. Thông qua từng lớp ngôn từ được tác giả dày công vun xới, người đọc sẽ lật mở và khám phá cái hay, cái đẹp của chiều sâu tư tưởng thấm đẫm tính nhân văn.

Vậy nhưng, tiếc rằng cách học và thi hiện nay đang dần giết chết năng lực cảm thụ thẩm mỹ của người học. Đó là một trong những lý do dần khiến môn văn trở nên “khó nhằn”, “khó nhai”.

Chương trình học hiện hành bị đóng khung trong một số lượng tác phẩm nhất định là một bất lợi. Nhẩm đi nhẩm lại chương trình văn lớp 12 cũng chỉ gói gọn trong một số tác phẩm của các tác giả lớn. Vậy nên, nhiệm vụ của người dạy lẫn người học là cứ “cày đi xới lại” các văn bản đã xác định là trọng tâm.

Đọc thêm:  130 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ ĐÁP ÁN

Việc dạy học văn nhiều lúc lệch đi hẳn mục tiêu ban đầu là bồi dưỡng năng lực cảm thụ, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ.

Bởi vì mục đích cốt yếu khi tiếp cận các văn bản là kiếm điểm cao và vượt qua kỳ thi nên không loại trừ trường hợp người thầy dạy sao cho trò làm được bài, đủ ý, đủ điểm, còn học sinh thì cứ rập khuôn theo dàn ý của thầy, theo văn mẫu của “ông Google”.

Cách dạy và học ấy thật sự nguy hại về lâu dài khi nó bóc tách một cách thô bạo lớp vỏ bọc ngôn từ và quy chụp đầy vụng về chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.

Nhưng chính nó lại là một phương pháp dạy học văn đang được áp dụng ở trường phổ thông: học sinh tiểu học học thuộc lòng văn mẫu, học sinh trung học học tủ các tác phẩm và trả bài như “con vẹt”.

Bên cạnh đó, nguyên tắc ra đề phải bám sát chương trình học khiến giáo viên chọn giải pháp “an toàn”: cứ chăm chăm nhắm vào một vài tác phẩm lớn mà khai thác vấn đề và đưa ra yêu cầu phân tích, bình luận, cảm nhận.

Và chính tư tưởng “học gì thi nấy” đã khiến nhiều trường hợp trùng đề một cách ngẫu nhiên, thậm chí là sao chép đề lẫn nhau.

Không bị đóng khung

Một vài tỉnh thành đang tiên phong trong công cuộc đổi mới cách thức kiểm tra, thi cử, trong đó có khâu ra đề theo hướng mở. Tuy nhiên, đề thi mở qua một vài năm gần đây chỉ tập trung ở phần chọn ngữ liệu mới để học sinh đọc hiểu và chọn vấn đề nghị luận xã hội gắn với thực tiễn đời sống.

Đọc thêm:  BÀI TUYÊN TRUYỀN LỄ KỈ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI

Còn 50% số điểm trong đề vẫn nặng ở phần nghị luận văn học, mà nghị luận văn học lại quanh đi quẩn lại vẫn là những tác phẩm ấy, những văn bản kia. Học sinh chỉ cần loại trừ một vài tác phẩm đã chọn ra trong một hai năm gần đây để học tủ những văn bản còn lại thì lẽ tất nhiên sẽ “trúng tủ”.

Vậy nên, để khắc phục tình trạng học tủ môn văn cũng như thổi luồng gió mới cho môn học nghiêng về cảm thụ thẩm mỹ, người ra đề cần phát huy năng lực sáng tạo, nhanh nhạy khai thác những vấn đề mới trên ngữ liệu cũ.

Có như thế mới tạo ra những đề văn kích thích sự hứng thú và khả năng sáng tạo của người học. Bên cạnh đó cần nâng cao trách nhiệm của bộ phận thẩm định, phản biện đề, hạn chế tối đa tình trạng sao chép đề và sự cố trùng đề gây dư luận xấu trong thời gian qua.

Và điều này hy vọng sẽ sớm khắc phục khi chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức triển khai thực hiện theo hình thức cuốn chiếu ở lớp 10 trong năm học 2022-2023. Một chương trình ngữ văn không bị đóng khung trong một số lượng tác phẩm nhất định đang dần định hình rõ nét.

Bên cạnh những tác phẩm “cứng” bắt buộc phải có trong chương trình, ban soạn thảo chương trình chỉ định hướng vấn đề lớn, còn việc lựa chọn tác phẩm hoàn toàn giao quyền cho đội ngũ biên soạn sách giáo khoa và giáo viên đứng lớp.

Đọc thêm:  Cách thay đổi font mặc định trong Word và Google Docs

Trong tương lai gần, chúng ta có quyền hy vọng giáo viên sẽ có một môi trường giáo dục “thoáng” hơn trong việc lựa chọn ngữ liệu và sáng tạo trong xây dựng đề kiểm tra.

Đồng thời học sinh thật sự được học về phương pháp làm văn, cách thức sử dụng ngôn ngữ và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mỹ để tiếp nhận và khám phá những văn bản mới. Để môn văn được trả về đúng vị thế “văn học là nhân học”!

Đề thi phải góp phần định hình hoạt động dạy và học văn trong nhà trường. Trong ảnh: học sinh Trường THPT Tân Phong, Q.7, TP.HCM diễn tiểu phẩm Tấm Cám trong một hoạt động ngoại khóa – Ảnh: NHƯ HÙNG

Đánh giá bài viết