Phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng | Văn mẫu 10

Phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng để làm sáng tỏ chí khí anh hùng của Từ Hải, vẫn một lòng vì nước nhưng không quên giữ trọn niềm tin với người mình yêu. Thay vì những bịn rịn lưu luyến khi chia tay thì lại là những lời hứa, những lời khẳng định dành cho Kiều.

Đề bài: Em hãy phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng

Bài văn mẫu hay phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng

Bài văn mẫu 1

Bài văn phân tích chí khí anh hùng 12 câu thơ đầu

Có thể nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật Từ Hải hoàn toàn mới so với hình tượng nhân vật này trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, ở “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải giống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải như một vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường. Hình tượng này là sự hợp nhất của hình tượng nhân vật có tính ước lệ – là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du và hình tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn lao.

Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong tâm trạng đau khổ, giày vò. Giữa lúc ấy, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy. Nhưng tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của mình:

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát khao công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã “động lòng bốn phương”. “Lòng bốn phương” ở đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường cho Từ Hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức để ngăn cản được bước chân của chàng. Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn ở chàng. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” diễn tả một phong thái ung dung của người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy.

Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ân nhân có ơn vô cùng lớn đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục. Vì vậy, trước quyết tâm ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, Thúy Kiều đã xin đi theo để là người chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:

Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi

Nàng xin đi để được làm trọn chữ “tòng” vì theo nàng thì “xuất giá tòng phu” lấy chồng thì phải theo chồng, nguyện cùng chồng gánh vác mọi chuyện. Nhưng lời Từ Hải đã quyết, như để làm an lòng Thúy Kiều:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Đọc thêm:  Công thức và cách tính chu vi, diện tích của hình tam giác

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Trước lời xin đi theo của Thúy Kiều, Từ Hải như trách Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”’, đó cũng như một lời khuyên Kiều đừng xem nặng quá vấn đề “lấy chồng là phải theo chồng”, hãy xem nhẹ chuyện tình cảm vì sự nghiệp lớn lao của chồng. Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây dựng được một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay “mười vạn tinh binh” và chàng sẽ trở về để đón Kiều trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”. Lúc thành công quay trở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ “rước nàng nghi gia”, đem lại địa vị và danh phận cho người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. Những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt này càng làm rõ “chí khí anh hùng” của nhân vật này, thay vì những lời nói thể hiện sự bịn rịn, quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bài văn phân tích nhân vât Từ Hải trong Chí khí anh hùng
  • Phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Bài văn mẫu 2

Phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng: vẻ đẹp ý chí và phẩm chất của Từ Hải

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là đại kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.

Trong đoạn trích Chí khí anh hùng, tác giả Nguyễn Du đã tập trung miêu tả và làm nổi bật lên vẻ đẹp ý chí và phẩm chất của Từ Hải. So với nhân vật Từ Hải trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện thì nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du hoàn toàn khác, đó không phải một tên tướng cướp như nguyên mẫu mà là một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất có bản lĩnh và ý chí phi thường. Cảm hứng ca ngợi cùng bút pháp ước lệ tượng trưng khiến cho nhân vật Từ Hải hiện lên lớn lao, kì vĩ, mang đầy đủ phẩm chất của người những người anh hùng xưa.

Khi Thúy Kiều đang tuyệt vọng, chìm đắm trong cuộc sống đau khổ, ê chề nơi lầu xanh thì Từ Hải đã xuất hiện và cứu nàng ra khỏi chốn tửu sắc đầy thị phi ấy. Nhờ có Từ Hải mà Thúy Kiều được báo ân báo oán, được hưởng hạnh phúc vợ chồng như những người phụ nữ bình thường khác. Tuy cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nhưng vẫn không thể che khuất được khát vọng lập thân to lớn của Từ Hải. Vì vậy mà dù không đành lòng nhưng Từ Hải vẫn phải để Thúy Kiều ở lại còn bản thân mình thì ra đi thực hiện hoài bão:

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Thúy Kiều và Từ Hải đã có nửa năm bên nhau, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng với hoài bão lớn của người anh hùng, Từ Hải đã “động lòng bốn phương”. Cách sử dụng từ ngữ đầy tính ước lệ đã làm nổi bật lên khát vọng lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Dù yêu thương, trân trọng tình yêu với Thúy Kiều nhưng khát vọng anh hùng đã không cho phép Từ Hải lùi bước, tương lai, sự nghiệp phía trước “mênh mang” chưa xác định nhưng với bản lĩnh kiên cường, khát vọng lớn lao ấy hình ảnh ra đi của Từ Hải đẹp đẽ như những bậc trượng phu xưa.

Đọc thêm:  [Excel Tips] Hàm DATEDIF - Tính khoảng thời gian siêu dễ dàng

Đối với Thúy Kiều mà nói, Từ Hải không chỉ là người chồng mà nàng thương yêu, trân trọng mà đó còn là người mà nàng mang ơn, chính Từ Hải đã cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, nàng biết không thể ngăn cản nhưng cũng không đành lòng để chàng ra đi đơn độc, Thúy Kiều đã bày tỏ mong muốn được đi theo để chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”

Thúy Kiều đề cao quan niệm “xuất giá tòng phu” của đạo đức Nho giáo xưa, nàng muốn được đi theo để tiện bề chăm sóc cũng như giúp đỡ cho Từ Hải. Trước yêu cầu đầy chân thành của Thúy Kiều, Từ Hải đã rất cảm động nhưng cuối cùng chàng không đồng ý vì sợ Thúy Kiều thân con gái đi theo sẽ phải chịu khổ. Như để an ủi nàng, Từ Hải đã hứa hẹn bao giờ lập lên sự nghiệp lớn sẽ rước nàng “nghi gia”:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Theo Từ Hải, Thúy Kiều chưa thoát khói thói nữ nhi thường tình đồng thời đó cũng là lời động viên để nàng không phải lo lắng khi mình lên đường thực hiện nghiệp lớn. Là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Từ Hải quyết tâm ra đi gây dựng nghiệp lớn để có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh”. Và khi sự nghiệp đã thành, chàng sẽ trở về để đón Kiều nghi gia trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”.

Qua những lời đối thoại của Từ Hải với Thúy Kiều trước lúc ra đi đã thể hiện được chí khí lớn lao của người anh hùng mang trong mình khát vọng lớn.

Bài văn mẫu 3

Văn mẫu 10 phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng

Đối với Thúy Kiều mà nói, Từ Hải không chỉ là người chồng mà nàng thương yêu, trân trọng mà đó còn là người mà nàng mang ơn, chính Từ Hải đã cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, nàng biết không thể ngăn cản nhưng cũng không đành lòng để chàng ra đi đơn độc, Thúy Kiều đã bày tỏ mong muốn được đi theo để chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”

Thúy Kiều đề cao quan niệm “xuất giá tòng phu” của đạo đức Nho giáo xưa, nàng muốn được đi theo để tiện bề chăm sóc cũng như giúp đỡ cho Từ Hải. Trước yêu cầu đầy chân thành của Thúy Kiều, Từ Hải đã rất cảm động nhưng cuối cùng chàng không đồng ý vì sợ Thúy Kiều thân con gái đi theo sẽ phải chịu khổ. Như để an ủi nàng, Từ Hải đã hứa hẹn bao giờ lập lên sự nghiệp lớn sẽ rước nàng “nghi gia”:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Theo Từ Hải, Thúy Kiều chưa thoát khói thói nữ nhi thường tình đồng thời đó cũng là lời động viên để nàng không phải lo lắng khi mình lên đường thực hiện nghiệp lớn. Là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Từ Hải quyết tâm ra đi gây dựng nghiệp lớn để có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh”. Và khi sự nghiệp đã thành, chàng sẽ trở về để đón Kiều nghi gia trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”.

Qua những lời đối thoại của Từ Hải với Thúy Kiều trước lúc ra đi đã thể hiện được chí khí lớn lao của người anh hùng mang trong mình khát vọng lớn.

Đối với Thúy Kiều mà nói, Từ Hải không chỉ là người chồng mà nàng thương yêu, trân trọng mà đó còn là người mà nàng mang ơn, chính Từ Hải đã cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, nàng biết không thể ngăn cản nhưng cũng không đành lòng để chàng ra đi đơn độc, Thúy Kiều đã bày tỏ mong muốn được đi theo để chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:

Đọc thêm:  Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”

Thúy Kiều đề cao quan niệm “xuất giá tòng phu” của đạo đức Nho giáo xưa, nàng muốn được đi theo để tiện bề chăm sóc cũng như giúp đỡ cho Từ Hải. Trước yêu cầu đầy chân thành của Thúy Kiều, Từ Hải đã rất cảm động nhưng cuối cùng chàng không đồng ý vì sợ Thúy Kiều thân con gái đi theo sẽ phải chịu khổ. Như để an ủi nàng, Từ Hải đã hứa hẹn bao giờ lập lên sự nghiệp lớn sẽ rước nàng “nghi gia”:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Theo Từ Hải, Thúy Kiều chưa thoát khói thói nữ nhi thường tình đồng thời đó cũng là lời động viên để nàng không phải lo lắng khi mình lên đường thực hiện nghiệp lớn. Là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Từ Hải quyết tâm ra đi gây dựng nghiệp lớn để có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh”. Và khi sự nghiệp đã thành, chàng sẽ trở về để đón Kiều nghi gia trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”.

Qua những lời đối thoại của Từ Hải với Thúy Kiều trước lúc ra đi đã thể hiện được chí khí lớn lao của người anh hùng mang trong mình khát vọng lớn.

Đối với Thúy Kiều mà nói, Từ Hải không chỉ là người chồng mà nàng thương yêu, trân trọng mà đó còn là người mà nàng mang ơn, chính Từ Hải đã cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, nàng biết không thể ngăn cản nhưng cũng không đành lòng để chàng ra đi đơn độc, Thúy Kiều đã bày tỏ mong muốn được đi theo để chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”

Thúy Kiều đề cao quan niệm “xuất giá tòng phu” của đạo đức Nho giáo xưa, nàng muốn được đi theo để tiện bề chăm sóc cũng như giúp đỡ cho Từ Hải. Trước yêu cầu đầy chân thành của Thúy Kiều, Từ Hải đã rất cảm động nhưng cuối cùng chàng không đồng ý vì sợ Thúy Kiều thân con gái đi theo sẽ phải chịu khổ. Như để an ủi nàng, Từ Hải đã hứa hẹn bao giờ lập lên sự nghiệp lớn sẽ rước nàng “nghi gia”:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Theo Từ Hải, Thúy Kiều chưa thoát khói thói nữ nhi thường tình đồng thời đó cũng là lời động viên để nàng không phải lo lắng khi mình lên đường thực hiện nghiệp lớn. Là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Từ Hải quyết tâm ra đi gây dựng nghiệp lớn để có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh”. Và khi sự nghiệp đã thành, chàng sẽ trở về để đón Kiều nghi gia trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”.

Qua những lời đối thoại của Từ Hải với Thúy Kiều trước lúc ra đi đã thể hiện được chí khí lớn lao của người anh hùng mang trong mình khát vọng lớn.

Trên đây là bài văn mẫu phân tích 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng mà đọc tài liệu đã biên soạn, hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn trong quá trình học và viết bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 10

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button