TOP 36 mẫu Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng (2023) SIÊU HAY

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng – Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ Văn 11 Vội Vàng

Dàn ý Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng cảu Xuân Diệu

a) Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam nổi tiếng từ phong trào Thơ mới.

+ “Vội vàng” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu.

– Khái quát nội dung 13 câu đầu Vội vàng : Ước muốn táo bạo cùng tâm trạng hân hoan chào đón nhưng rồi lại vội vàng và cuống quýt trước sự trôi chảy của thời gian.

b) Thân bài:

30 bài Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (ảnh 1)

* Luận điểm 1: Khao khát lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên

– Trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo nhưng khi đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

+ Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.

+ Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân.

+ “Nắng” mùa xuân là ánh sáng rực rỡ, ấm áp và tươi vui, “hương” mùa xuân là nơi tinh hoa của đất trời, của vạn vật kết tinh, hội tụ.

+ Hành động “tắt nắng”, “buộc gió” là những mong muốn dường như không tài nào thực hiện được bởi lẽ nó đi ngược lại với những quy luật vốn có của tự nhiên.

– Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất.

+ Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để “màu đừng nhạt mất”, giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương.

+ Điệp cấu trúc “Tôi muốn… để”, động từ mạnh “tắt”, “buộc” cùng với nhịp thơ nhanh, dồn dập, thể hiện khao khát mãnh liệt, hối hả, muốn nhanh chóng không để những vẻ đẹp tạo hóa vụt mất khỏi tầm tay.

+ Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật.

+ Cũng bởi thế, khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông: Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.

=> Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp

– Từ thể thơ 4 chữ, nhà thơ chuyển sang những câu thơ 8 chữ, nhịp thơ như trải tỏ ra, chậm rãi, nhẹ nhàng như nhịp tâm hồn thi sĩ đang tận hưởng những tinh hoa của đất trời mùa xuân

– Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.

– “Này đây” là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong hiện tại lúc này.

– Điệp từ “của” lặp lại mang tính chất kết nối làm cho bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, lại thêm phần phong phú, giàu có.

– Nhà thơ sử dụng một loạt biện pháp tự từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người (“tuần tháng mật”, “khúc tình si”) để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm”, “yến anh” được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.

– Tính từ “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống

=> Bức tranh xuân không chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và niềm vui, hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “thần vui” vô cùng gợi cảm. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng

– Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân:

“Tháng Giêng non như một cặp môi gần”

+ Câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn chuyển đổi cảm giác, hay chính là phép giao thoa mà thơ Mới tiếp thu được từ thơ ca tượng trưng Pháp

+ Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn.

– Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với “cặp môi gần” căng tràn tươi trẻ, mê đắm và quyến rũ.

+ Từ “ngon” được thốt lên đầy khát khao, và đam mê, là sự cảm nhận sâu nhất bằng mọi giác quan

+ Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa.

+ “Tháng giêng” là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người thiếu nữ.

=> Nhà thơ đã thể hiện quan niệm của mình một cách thật sâu sắc: Nếu trong thơ ca Trung đại, các thi nhân lấy thiên nhiên để làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người thì đến với Xuân Diệu, con người mới là chuẩn mực cho mọi cái đẹp tồn tại trên cuộc đời này, và thiên đường không phải là những chốn thiên thai xa xôi, huyễn hoặc nào đó, mà chính là nơi đây, chính mặt đất trần thế mới là thiên đường của tình yêu, của cái đẹp và của tuổi trẻ.

* Luận điểm 3: Tâm trạng của thi sĩ

– Ngay lúc chàng thi sĩ trẻ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên “tôi sung sướng” thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác “vội vàng một nửa”.

– Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.

=> Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian.

c) Kết bài

– Khái quát lại nội dung 13 câu thơ đầu Vội vàng.

– Nêu cảm nhận của em.

Dàn ý Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu

a. Mở bài

– Sơ lược về tác giả Xuân Diệu

– Dẫn vào phân tích 13 câu thơ đầu của Vội vàng

b. Thân bài:

30 bài Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (ảnh 1)

Bốn câu thơ đầu: Nhưng khao khát lạ lùng cùng hai cái “tôi’ của Xuân Diệu.

– Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân của hương hoa cỏ.

– Sự xuất hiện của cái tôi ngông cuồng, thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời mang đến một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng.

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:

Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định.

– Điệp khúc “Này đây…” khiến người độc liên tưởng đến một khúc ca đắm say, vui tươi.

– Bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu được gợi lên từ những cảnh sắc hết sức bình thường nhưng lại mang vẻ đẹp tràn trề sức sống:

+ Hình ảnh ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của “cành tơ phơ phất”, sự rộn rã, mê ly trong “khúc tình si” của cặp yến anh.

+ “ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc có nhiều liên tưởng về một thứ ánh sáng tuyệt diệu, dịu dàng bao trùm khắp không gian.

Bức tranh tuổi trẻ, tình yêu:

– Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu đều có đôi có cặp: ong đi với bướm đắm say ngọt ngào, trẻ trung trong “tuần tháng mật”, hoa hòa quyện với đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt và thấu hiểu, tràn đầy sức xuân, lá đi với “cành tơ phơ phất” thể hiện tình yêu quyến rũ, mềm mại và lả lướt, yến anh là mối tình chung thủy, gắn bó với “khúc tình si”

– “Ánh sáng chớp hàng mi”: Gợi liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ khép hờ mắt dưới ánh nắng ban mai, mang dáng vẻ hình hài trẻ trung, son sắc là niềm say mê của nhà thơ.

– Tình yêu không chỉ nằm trong khuôn khổ tình yêu năm nữ mà còn thể hiện ở cả tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời mà Xuân Diệu xúc động viết “Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng”, thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ.

c. Kết bài:

Nêu cảm nhận cá nhân.

Top 7 Bài văn cảm nhận 13 câu thơ đầu trong bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) hay nhất - Toplist.vn

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 1)

Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “bộ y phục tối tân”, táo bạo, một “cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong những lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong “Vội vàng”, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân – vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất.

Rút ra từ tập “Thơ thơ”, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng đi

màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có những ham muốn bồng bột, táo bạo ấy.

Là một nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc đời bằng một niềm yêu đời mãnh liệt, bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng say đắm của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi trần thế mà đẹp nhất, vui nhất, lộng lẫy nhất chính là mùa xuân và tuổi trẻ:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cưa

Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần!

Từ những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, khúc thơ bất ngờ chuyển sang những câu thơ tám chữ liền mạch với hàng loạt biện pháp nghệ thuật đặc sắc: điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc, liệt kê, so sánh. Âm điệu thơ sôi nổi, háo hức cuồn cuộn như dòng thác dâng trào. Phép liệt kê và điệp ngữ “này đây” lặp lại liên tiếp trong năm câu thơ vừa gợi cái từng bừng rạo rực của thiên nhiên vừa diễn tả niềm hân hoan, vui sướng tột độ của thi sĩ. Điệu thơ như tiếng rao vu, ngỡ ngàng sung sướng. Có cái gì như vội vàng quấn quýt, có cái gì như đắm đuối mê say. Nhà thơ như muốn nói trong cử chỉ vội vàng, trong nhịp điệu dồn dập rằng: Mọi vẻ đẹp tuyệt vời kì diệu của mùa xuân và sự sống là của chúng ta đang trong vòng tay ta, lại còn chần chừ gì nữa mà không mau tận hưởng.

Với nhiều người, mùa xuân là mùa tuyệt diệu nhất trong năm. Bởi thế có cả một dòng xuân bất tận và quyến rũ trong thơ ca. Có thể kể ra đây “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nhưng hiếm có mùa nào lộng lẫy sắc hương và rạo rực xuân tình như mảnh vườn xuân trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Và cũng hiếm có thi sĩ nào say mê, đắm đuối vẻ đẹp mùa xuân như Xuân Diệu. Mùa xuân hiện ra với những thảm cỏ biếc rời mơn mởn, lá non cành tơ phơ phất, hoa nõn nà khoe sắc dâng hương, trao mật ngọt ong bướm đắm say, ái ân tình tự giữa tuần tháng mật, yến anh quấn quýt bên nhau cùng cất lên khúc tình say đắm. Và mỗi sớm ban mai của mùa xuân mới thật lộng lẫy quyến rũ:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Trong trí óc non nớt ngây thơ của trẻ con, bình minh là lúc ông mặt trời thức dậy vén màn mây bước ra nhoẻn miệng cười thật tươi. Con trong hình dung của Xuân Diệu – nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới, bình minh là lúc nữ thần mặt trời choàng tỉnh dậy sau giấc mộng êm đềm chớp chớp hàng mi. Muôn ngàn tia sáng lung linh huyền ảo từ đôi mắt ấy buông tỏa xuống trần gian tưới nhựa sống dào dạt cho muôn loài, trao niềm vui, gõ cửa mỗi nhà. Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng:

“Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần

Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”

Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng:

“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời

Kẻ đựng trái tim trìu máu đất

Hai tay chín móng bám vào đời”

Với Xuân Diệu, mỗi ngày sống là một ngày vui, mỗi mùa xuân là một mùa vui bất tận. Không phải đây là lần đầu tiên và duy nhất, vẻ đẹp của ánh sáng hiện ra lộng lẫy và kiêu sa như vậy. Trong “Trường ca” và “Rạo rực”, Xuân Diệu cũng lấy vẻ đẹp của người thiếu nữ để ví von, so sánh như thế:

Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đẹp

(Trường ca)

Mặt trời vừa mới cưới trời xanh

Duyên đẹp hôm nay đã tốt lành

Son sẻ trời như mười sáu tuổi

Má hồng phơn phớt mắt long lanh

(Rạo rực)

Cách cảm nhận vẻ đẹp của ánh mặt trời mùa xuân thật lạ, thật gợi cảm nhưng lại nhất phải kể đến hình ảnh ”Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói thơ Việt chưa bao giờ có cách cảm nhận mới lạ như thế này. Thường thấy tháng Giêng đẹp, ngày xuân vui chứ chưa bao giờ thấy ai cảm nhận là ngon như Xuân Diệu. Vẻ đẹp của tháng Giêng được thi sĩ cảm nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác mà còn bằng cả vị giác, xúc giác và bằng cả tâm hồn yêu đời, khát sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Ta thấy ở đây có dấu vết của phép tương giao trong thơ tượng trưng Pháp. Đó là màu sắc rất Tây của thơ Xuân Diệu. Chưa hết, thi sĩ còn so sánh độc và lạ gợi nhiều thú vị liên tưởng cho người đọc. Tháng Giêng ngọt ngào mê đắm như nụ hôn tình ái.

Như một thước phim sống động, khúc thơ làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân vô cùng độc đáo và lộng lẫy: rộn rã những âm thanh tình tứ, rực rỡ ánh sáng tinh khôi, nồng nàn hương thơm sắc thắm và ngọt ngào men say ái tình. Mùa xuân có khác nào một thiên đường trên mặt đất, rạo rực sức sống, một mảnh vườn tình ái mà vạn vật đang đua nhau khoe sắc dâng hương, đắm đuối xuân tình. Như vậy, đọc những câu thơ mở đầu của “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái yêu đời đến cuồng nhiệt, cái khát sống đến bồng bột, mãnh liệt của Xuân Diệu. Quả không sai khi nói ông là nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 2)

Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những sáng tác, những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ, mang đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ hay thể hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.

Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ. Qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Yêu cuộc sống này cho nên mọi thứ tác giả muốn làm đó có thể là tắt nắng đi, buộc gió lại. Những từ “ tắt” buộc” được sử dụng cho những điều hữu hình cầm nắm được vậy mà tác giả lại dùng cho những sự vật không bao giờ chúng ta có thể làm được. Ta có thể thấy màu vàng của nắng, cảm nhận được hơi ấm từ nó, gió có thể thổi qua, táp vào mặt, mơn man da thịt, có thể thấy gió đung đưa bên những cành liễu.. nhưng chẳng bao giờ cầm được nắng nắm được gió. Một điều tưởng chừng như vô lí đó nhưng lại trở thành khát khao của tác giả. Những thứ đó để làm gì: “ để hương đời đừng nhạt đi, để màu sắc cuộc sống vẫn nguyên vẹn, không úa tàn”Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật cả trong nhịp của câu thơ, thể hiện ở chỗ câu thơ đang năm chữ bỗng chuyển xuống 8 chữ.

Đây là một chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt ta bức tranh xuân tuyệt diệu. Bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây, vừa trùng điệp vừa biến hoá. Những câu thơ gợi ra một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó không chỉ là một bức tranh xuân, còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của tuổi trẻ, của tình yêu.

Vì vậy, “ong bướm, yến anh”được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ, và “bướm lả ong lơi “gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp. Những mĩ từ được sử dụng mang tính gợi hình cao “Hoa nở” trên nền “xanh rì” của đồng nội bao la, “lá” của “cành tơ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một vườn địa đàng, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.

Câu thơ thứ chín xuất hiện bằng ba chữ “và này đây”, như thể một người vẫn còn chưa thoả, chưa muốn dừng lại. Đây không còn là những hình sắc cụ thể như “lá, hoa, ong bướm” mà trừu tượng hơn là ánh sáng, niềm vui, thời gian – những vật thể không hữu hình. Không chỉ sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao, cách mà Xuân Diệu gieo vào lòng người còn là những thứ mà con người cần phải quý trọng. Vẻ đẹp của thiên nhiên chỉ được coi là đẹp khi mang dáng dấp của vẻ đẹp con người. Đó chính là vẻ đẹp của “hàng mi” của một đôi mắt đẹp. Nhưng có lẽ nét độc đáo của 13 câu thơ chính là 2 câu thơ mang tính so sánh cao

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Hình ảnh so sánh thật thú vị và đầy bất ngờ, thời gian đẹp nhất của mùa xuân lại được coi như một cặp môi gần, vừa mang đến sự đam mê, sự lôi cuốn mà còn là sự say đi.

Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Nó còn được tác giả đi liền với từ “ngon” mặc dù không ăn được, không chạm được nhưng lại “ngon”. Mùa xuân như sinh ra cho con người tận hưởng, cho hạnh phúc đến với con người, thời gian trừu tượng mới trở nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của một tâm hồn đang thèm khát tận hưởng. Vẻ đẹp của mùa xuân như đã bị hoàn toàn chiếm hữu.

Hình ảnh so sánh ấy như một người đang đợi chờ, sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu. Chính vì thế tác giả mới thốt lên nhưng lại chùng xuống và có vẻ tiếc nuối:

“Tôi sung sướng

Nhưng vội vàng một nửa”

Và rồi ở những câu tiếp theo, tác giả nêu ra tại sao lại sung sướng nhưng lại vội vàng:

Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.

Cái mới của bài thơ và cả quan niệm của Xuân Diệu trong bài thơ được thấy rõ và phát hiện. Tưởng chừng nó giống như một quy luật bình thường ai cũng biết nhưng đặt trong trường hợp này, nó lại là cả một quá trình chiêm nghiệm và nhận thức. Tác giả đã để hai vế tưởng như trái ngược nhau lại trở thành ngang hàng: “đang tới” đối với “đang qua”, “non” nghịch với “già”. Đây là cách nói đầy ấn tượng tạo nên sự trôi mau gấp rút vô cùng của thời gian. Điều này càng có ý nghĩa với một người mà sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ ba, vừa có cảm giác sợ hãi, lại tiếc nuối nhưng cũng có cảm giác như hối thúc phải sống sao cho không phí hoài tuổi trẻ, bởi xuân hết thì tôi cũng không còn nữa..

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Bằng những nét vẽ vô cùng sống động, độc đáo, Xuân Diệu đã tái hiện lại khung cảnh hết sức lãng mạn, một thiên đường dưới mặt đất. Dưới con mắt tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ cuộc sống thật tươi đẹp và đáng sống biết bao, nhưng cuộc sống ấy cũng thật ngắn ngủi nên phải sống vội vàng để tận hưởng hết niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống. Qua đây tác giả cũng thể hiện và gửi gắm tư tưởng lạc quan yêu đời mà tác giả đã tạo ra cho thế hệ trẻ, cần phải sống, đam mê hết mình để cống hiến cho tuổi trẻ.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Vội Vàng Lớp 11 Chi Tiết || Clevail Math

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 3)

Đến với Xuân Diệu – nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ.

Cha đằng ngoài, mẹ đằng trong

Ông đồ nghề lấy cô hàng nước mắm.

Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. “Vội vàng” là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Đến với 13 câu thơ đầu chúng ta sẽ thấy rõ được sự táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ. Bởi vậy, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình.”

Tôi muốn tắt nắng đi

……………………………..

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám, bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc của tác giả. Ngay từ đầu ta bắt gặp một thái độ sống:

Tôi muốn tắt nắng đi

………………………………

Cho hương đừng bay xa

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên, một ước muốn không thể, vô cùng táo bạo. Tôi muốn “tắt nắng”, “buộc gió” là những điều vô cùng kì dị, mà vô cùng độc đáo mà chỉ có mình Xuân Diệu mới nghĩ ra. Xuân Diệu muốn tắt nắng, muốn buộc gió để giữ lại những cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương, của cả thời gian. Tác giả chỉ muốn giữ lại thời gian cho riêng mình, để nhà thơ có thể ngắm nhìn và tận hưởng những điều đấy. Nhà thơ đã đẩy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian để ngưng động cái không gian, ý tưởng đó táo bạo nhưng vô cùng lãng mạn. Điệp ngữ “tôi muốn” làm nổi bật cái khát vọng mãnh liệt của cuộc sống bởi thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp và đầy sức sống.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành to phấp phới.

Cả không gian như được tô điểm một màu xanh non tươi mơn mởn, màu xanh của đồng nội, màu xanh của lá non, màu xanh của cành to phấp phới, kết hợp hài hòa làm cho bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống, sinh động, có hồn và trở nên tươi mới hơn nhờ vào tiếng hót của loài chim yến anh.

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Tiếng chim cất lên tưng bừng rộn rã tạo nên một khúc nhạc tình si trong không gian tràn ngập ánh sáng. Mùa xuân tưng bừng, mùa xuân rộn rã đã dần đến cho nhà thơ một niềm vui, niềm ham muốn nắm bắt và muốn hưởng thụ mỗi sáng.

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Cảm nhận của nhà thơ cũng thật độc đáo khi đến với con người. Xưa nay người ta chỉ nói mùa xuân đẹp, mùa xuân tươi và tràn đầy sức sống nhưng chưa ai nói “mùa xuân ngon”. Nhà thơ Xuân Diệu, với ông mùa xuân không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh để so sánh thật cụ thể “cặp môi gần”. Điều đó thể hiện sự nồng nàn trần thế của con người. Những cặp môi gần ấy, nó đánh dấu vào thời gian, xuân đã trở thành một quả nhân mà người nghị sĩ là tình nhân. Chính ý nghĩ đó đã trẻ hóa thế giới già nua, cũ kĩ, làm cho nó trở nên thật mới mẻ. Bức tranh thi sĩ vẽ ra như một thiên đường đầy mật ngọt, nó không tồn tại, không xa rời, không mờ ảo mà nó hiển hiện với hơi thở với nhịp điệu sống ngay giữa cuộc đời trần thế để cho con người mở lòng mình ra mà tận hưởng.

Với Xuân Diệu cái gì cũng mới lạ và bằng cặp mắt xanh non của ông của cái tôi cá nhân, Xuân Diệu đã phát hiện ra thế giới này đẹp nhất vẫn là vì có con người. Cuộc đời đẹp nhất là vào lúc tuổi xuân. Và con người chỉ tận hưởng được điều ấy lúc còn trẻ. Song tuổi trẻ sẽ tàn phai theo thời gian vì thế mà ông phải sống vội vàng và gấp gáp.

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đến đây ta đã hiểu được vì sao mà thi sĩ muốn can dự vào những quy luật muôn đời của tạo hóa để không phải là một ước muốn ngông cuồng nông nổi. Mà là khát vọng cháy bỏng của thi nhân, ước muốn bất tử hóa của cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vị của cuộc sống.

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Hãy tranh thủ lúc còn trẻ để được hưởng đầy đủ nhất. Ông không quên đi nghĩa vụ kêu gọi mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời của ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng tận hưởng. Đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng biết sống có ước mơ, có hoài bão, đôi khi chỉ là sống để tồn tại, sống lạc loài. Đã sống là phải biết sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão. Khi đó ta mới nhận ra cuộc sống này ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 4)

Trong suốt giai đoạn mà phong trào thơ mới nở rộ một cách mạnh mẽ với sự ra đời của các cây bút có sức sáng tạo, sức trẻ dường như làm lấn át cả một nền thơ cổ vốn ngự trị trên đất nước hàng ngàn năm. Trong đó người ta không thể không nhắc đến những cái tên tiêu biểu như Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên,… mỗi người một vẻ, ai cũng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Và Xuân Diệu đã đến, đã đem đến cho làng thơ mới một làn gió lạ, nhận luôn cái danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” mà Hoài Thanh đã viết những câu rất thú vị như sau: “Bây giờ khó mà nói hết được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy,…”. Thơ Xuân Diệu sở dĩ mới lạ là ở cái cách người xây dựng và khai thác chủ đề, giữa một loạt các nhà thơ mới như vậy, nhưng chỉ có một mình Xuân Diệu có cái giọng thơ nồng nàn, đắm say khi nói về mùa xuân về tình yêu về cuộc đời như vậy. Có thể nói rằng “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu đắm say tình yêu, đắm say cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết”. Ở Vội vàng người ta thấy rõ được cái chất thơ ấy của Xuân Diệu, đặc biệt là 13 câu thơ đầu, chính là cái cách nhà thơ cảm nhận và tận hưởng bức tranh thiên nhiên, bức tranh mùa xuân, kèm theo đó là bức tranh tình yêu một cách nồng nàn và tha thiết vô cùng.

Thơ Xuân Diệu không phải ai cũng cảm nhận được cái hay của nó, bởi đôi lúc người ta thấy nó sao dồn dập, sao vội vàng và đôi khi quá đỗi “trần truồng” khiến những nhà thơ thời ấy khó chấp nhận, bởi nó mới lạ, mang âm hưởng Pháp nhưng khi đọc vào lại thấy đậm vị quê hương. Nó giống như một món ăn vị lạ, khó để nói thành lời, mà cái người ta không diễn giải được thì người ta sẽ gạt đi. Ngược lại với những ai đã yêu thơ Xuân Diệu thì lại mê lắm, và đa số ấy là những người trẻ tuổi, họ có chung một nỗi niềm muốn sống “nhanh” muốn tận hưởng cho trọn hứng của nhà thơ. Và “với một nhà thơ còn gì quý bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”.

Ngay từ những dòng thơ đầu Xuân Diệu đã không ngần ngại mà bộc lộ cái niềm khao khát mãnh liệt của mình giữa cuộc đời.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Đó là những khao khát có phần ngông cuồng và táo bạo, đúng với cái cá tính của Xuân Diệu. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, muốn đi ngược lại với quy luật của đất trời, bởi trên tất cả Xuân Diệu ý thức được rằng, chẳng có màu nắng nào đẹp bằng nắng của mùa xuân, cũng chẳng có gì thanh mát, tuyệt vời như hương hoa cỏ thoảng đưa trong gió biếc. Thế nên ông nuối tiếc lắm, nếu như nắng tàn phai, nếu như gió cuốn hết hương hoa ngọt ngào, thì còn đâu cái mùa xuân tươi đẹp, xinh xẻo – thứ mà ông vẫn hằng trông đợi, khao khát và níu giữ cả cuộc đời bằng tất cả đắm say, tha thiết nữa. Chính vì thế, nhà thơ đã bộc lộ cái khát khao cháy bỏng được đi ngược lại với quy luật khắt khe của tạo hóa, vượt lên trên tầm vóc của đất trời vũ trụ để lưu lại cho đời những thứ tuyệt vời, tốt đẹp nhất. Ấy là màu nắng nhàn nhạt, êm dịu đượm sắc xuân, ấy là hương thơm diệu kỳ của muôn đóa hoa rực rỡ, đại diện cho một trời xuân đang nở rộ. Mà chính ra là Xuân Diệu đang cố “tắt nắng đi”, đang muốn “buộc gió lại” để hòng ôm ấp lấy chúng mà thưởng thức một mình, chứ đã nghĩ đến ai gì cho cam! Xuân Diệu chính là nhà thơ có cái lòng “ích kỷ” kỳ lạ lùng như thế, đi tranh giành, khao khát thứ mà hậu thế chẳng mấy người để mắt một cách cuống quýt và vội vã, khiến người ta thương mà không trách được. Có thể nói rằng, ở trong bốn câu thơ đầu người ta thấy nổi lên hai cái “tôi” rất thú vị, một cái tôi ngông cuồng, mạnh mẽ dám thách thức cả tạo hóa, đất trời để đạt được khát vọng cá nhân. Và một cái tôi cũng rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên như một đứa trẻ, bồng bột và có những mộng tưởng rất đỗi hoang đường, nhưng lại rất trẻ trung và tràn trề sức sống. Tổng hòa hai cái tôi tưởng chừng như biệt lập ấy lại mang đến cho nhà thơ một chân dung riêng, một màu sắc riêng trong thế giới thi ca vốn lắm kẻ nhân tài này.

Sau 4 câu thơ mở đầu, bộc lộ khát vọng mãnh liệt, nồng nàn của nhà thơ về mùa xuân thì 9 câu thơ tiếp theo chính là bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đôi mắt tình tứ của Xuân Diệu.

Đọc thêm:  Tóm tắt bài Tức nước vỡ bờ ngắn nhất - Ngữ văn lớp 8

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của một con người yêu mùa xuân như Xuân Diệu quả thực có những cái tinh tế, những cái đẹp khác với người thường. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định. Đồng thời thông qua âm điệu của bài thơ, cùng với điệp khúc “Này đây…” người ta dễ dàng liên tưởng đến đến một khúc ca mùa xuân với những âm điệu rộn ràng, mà tác giả là người có tâm hồn khoáng đạt, đắm say với từng lời ca. Mở đầu người ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên với hình ảnh bướm dập dờn tung cánh khoe điệu vũ, ong thì mải miết kiếm tìm mật ngọt, thứ vốn là kết tinh quý giá của tự nhiên. Và nếu đã có ong, có bướm, lại có cả mật ngọt thì dĩ nhiên hình ảnh hoa cỏ rực rỡ, và “đồng nội xanh rì” mở ra không gian thiên nhiên rộng lớn là không thể nào thiếu được.

Đã có hoa, thì đâu thể thiếu lá để tô điểm thêm cho bức tranh được hoàn chỉnh, hình ảnh “lá của cành tơ phơ phất”, người ta thấy một cái gì đó mềm mại lắm, tươi trẻ lắm, gợi ra một mùa xuân vừa mới chớm, rất tình tứ và gợi cảm. Về phần hình là vậy, về phần âm thanh, Xuân Diệu đã rất tinh tế khi chọn “khúc tình si” của yến anh – vốn là loài chim tượng trưng cho mùa xuân làm bản nhạc đệm cho bức tranh thiên nhiên thêm rộn ràng. Thế nhưng tất cả sẽ thật ảm đạm, nếu thiếu đi cái ánh sáng, cái màu nắng nhàn nhạt của đất trời lúc vào xuân. Xuân Diệu viết “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, ánh sáng chớp hàng mi là gì sao nghe lạ quá, nhưng đứng dưới cương vị của nhà thơ, đó là thứ ánh sáng tuyệt vời và ấm áp, tươi đẹp biết bao, để người ta không nỡ lòng tránh đi mà đứng ngay giữa đất trời để tận hưởng cảm giác nắng bao trùm thân thể, thấy được nắng xuyên qua rèm mi buông. Không quá gắt, không quá chói như nắng hạ, cũng không ảm đạm, ưu sầu như đông, đó là thứ ánh sáng vừa đủ mỹ lệ, vừa đủ ấm áp làm tôn lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong lòng tác giả. Xuân Diệu vẽ vài nét vậy thôi, thế nhưng người ta đã liên tưởng đến một khu vườn đậm sắc, đậm hương với những gam màu tươi trẻ, với những âm thanh rộn ràng, và với cả thứ ánh sáng ấm áp, dịu dàng đáng khao khát. Có thể nói rằng xuân đẹp như thế, thì có tiếc gì mà người ta không khao khát, không ước vọng chứ.

Và dĩ nhiên rằng trong thơ của Xuân Diệu thì chẳng thể nào thiếu vắng đi dáng hình của tình yêu được, bởi thiếu tình yêu thì dường như bức tranh thiên nhiên mùa xuân vốn đại diện cho tuổi trẻ cũng trở nên nhạt nhòa, thiếu sức sống. Cái tài của Xuân Diệu ấy là lồng ghép ba từ “tuổi trẻ” “mùa xuân” và “tình yêu” vào trong một ý thơ, người ta không cần đọc nhiều nhưng cũng đã thấy đủ cả ba yếu tố ấy. Xuân Diệu luôn để cho bức tranh của mình được tương xứng, sự vật nào cũng có đôi có cặp và phát ra những dấu hiệu của tình yêu của tuổi trẻ. Ví như ong thì dĩ nhiên là đi đôi với bướm, và nhà thơ gợi ra yếu tố tình yêu trong cụm “tuần tháng mật” tức là chỉ khoảnh khắc ngọt ngào hạnh phúc nhất của những đôi lứa yêu nhau đắm say. Hoặc là hoa thì cũng thành một cặp với “đồng nội xanh rì”, rất tương xứng, gam màu rực rỡ của hoa lá kết hợp với màu xanh bát ngát của đồng nội cỏ, gợi ra nghĩ đến một tình yêu vừa dịu dàng, êm đềm, vừa có những xúc cảm cháy bỏng, nồng nàn. “Lá của cành tơ phơ phất” ta lại nghĩ đến những con người trẻ tuổi, đang theo đuổi tình yêu, kẻ quyến rũ, lả lướt người trầm mê đắm đuối, cũng rất có phong vị yêu đương.

Đến “yến anh” thì đã quá rõ ràng, bởi chúng vốn đã là một cặp tình nhân chung thủy, biết bao đời nay người ta vẫn thường ca ngợi, khía cạnh tình yêu ở đây lại được bộc lộ qua âm sắc của “khúc tình si”, ngọt ngào, sâu sắc và đầy đắm say. Cuối cùng đến câu “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, câu thơ mang đến cho chúng ta nhiều liên tưởng thú vị? Ta cứ tạm phân ra hai trường hợp, nếu người có rèm mi ấy là một cô gái xuân sắc, đang độ đôi mươi, thì chắc hẳn là người mà Xuân Diệu hằng để ý, hằng khao khát một tình yêu tuyệt vời. Hoặc nếu như là nhà thơ, thì có lẽ rằng tình yêu của ông chính là mùa xuân, chính là cuộc đời tươi trẻ đang hằng hiện trước mắt. Và có lẽ đúng thế thật tình yêu trong thơ của Xuân Diệu không chỉ hữu hạn trong tình yêu đôi lứa, mà nó còn là tình yêu với thiên nhiên, với cây cỏ, tình yêu với cuộc đời với tuổi trẻ một cách sâu sắc và thấm thía. Thế nên khi thấy Xuân Diệu tiếc nuối, khao khát thì thường thấy những thứ ấy trở đi trở lại trong thơ ông. Nhận định này có thể dễ dàng chứng minh qua hai câu thơ cuối đoạn “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa/ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.

Tôi biết có rất nhiều người, mỗi buổi sớm thức dậy đối với họ là sự mệt mỏi đang đón chờ, công việc và áp lực cuộc sống chồng chất, người ta đôi lúc chỉ muốn được nhắm mắt thêm chút nữa. Nhưng Xuân Diệu thì khác, ông có một trái tim nhiệt huyết, nồng nàn, một niềm tin yêu vào cuộc sống, thế nên đối với ông mỗi một buổi sáng đã là một niềm vui quý giá, và cái người ta cần làm là tận hưởng nó cho thỏa sức. Bên cạnh đó niềm khao khát mãnh liệt của nhà thơ với mùa xuân cũng tương tự như cái cách mà người trẻ theo đuổi tình yêu vậy, rất nồng nàn, rất đắm say thế nên tháng Giêng tháng của mùa xuân nó cũng hấp dẫn, căng tràn sức sống như đôi môi ngọt ngào căng mọng của thiếu nữ độ hai mươi vậy.

Như vậy có thể thấy trong 13 câu thơ đầu Xuân Diệu vừa bộc lộ cái tôi cá nhân đặc biệt của mình đồng thời cũng bày tỏ nỗi lòng khao khát mãnh liệt về mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ thông qua bức tranh khung cảnh mùa xuân đầy đủ hương, sắc, vị. Thông qua đó tác giả còn cho chúng ta nhận ra một chân lý rằng cái đẹp của tạo hóa luôn ngự trị ở xung quanh chúng ta, chứ không phải là một chốn thần tiên, cõi phật nào cả, vấn đề là con người có đủ tình yêu, sự tinh tế để cảm nhận và tận hưởng chúng hay không mà thôi.

Văn mẫu phân tích vội vàng khổ 3 của Xuân Diệu giúp đạt điểm cao

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 5)

Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đây cũng là ba chủ đề chính trong sự nghiệp thơ ca của ông trước cách mạng tháng Tám. Với mười ba câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng”, thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt.

Có thể nói trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo, và đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để “màu đừng nhạt mất”, giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương. Khao khát “tắt nắng”, “buộc gió” thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người. Điều này vừa hợp lí bởi nhà thơ “yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh) nhưng cũng vừa vô lí và không thể thực hiện được bởi con người làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa, làm sao nắm bắt, điều khiển được những thứ vốn là mỏng manh, ngắn ngủi, không tồn tại được mãi mãi. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được những ước muốn đó khi có phép nhiệm màu. Đồng thời khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông. Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.

Ý thơ như trào dâng theo cảm xúc ở thể ngũ ngôn đã lột tả được ước muốn chân thành mà táo tạo của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Đặc biệt, sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, của cái tôi cá nhân đã thoát ra khỏi những hệ thống các quy ước, ràng buộc của văn học trung đại. Nhân vật trữ tình xưng “tôi” một cách đầy tự tin và quyết đoán. Cái tôi cá nhân ấy không ẩn sau cái “ta” chung của cộng đồng, dân tộc mà nó đứng riêng lẻ đầy khí chất bởi với Xuân Diệu, cái tôi là lẽ sống:

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất

Không có chi bạn bè nổi cùng ta”.

(Hy Mã Lạp Sơn)

Sự lặp lại về cấu trúc và hình thức ở các câu thơ 1 – 3, câu thơ 2 – 4 cùng tiết tấu câu thơ nhanh, dồn dập đã thêm một lần nữa tô đậm ước muốn đoạt quyền tạo hóa của Xuân Diệu.

Nếu các nhà thơ trung đại gửi lòng mình vào chốn bồng lai tiên cảnh thì Xuân Diệu lại phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất có ngay trong tầm tay với của con người:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

…………….

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Những dòng thơ tiếp theo là sự lí giải nguyên nhân vì sao nhà thơ lại muốn “tắt nắng”, “buộc gió”. Con mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ về mùa xuân đã nhận ra vẻ đẹp của cuộc đời, thiên nhiên với những thực đơn phong phú. Mùa xuân của ong bướm, cỏ cây, hoa lá, mùa xuân của tạo vật tràn trề nhựa sống. Mùa xuân được phát hiện bằng vẻ đẹp của tháng giêng với những gì tinh túy nhất. Có thể nói đó là bức tranh tuyệt đẹp, là khu vườn tình ái đầy hương sắc của mùa xuân trên mặt đất. Chỉ có Xuân Diệu mới có thể nhìn thấy được “tuần tháng mật” của ong bướm, thấy được sắc màu xanh non của cành tơ với những chiếc lá đang “phơ phất”. Tất cả vẻ đẹp căng tràn, tươi nguyên ấy như được trưng bày ra trước mắt nhà thơ và bạn đọc qua điệp từ “này đây”. Chỉ có người thi sĩ ấy mới thấy được những bông hoa của đồng nội và nghe được khúc tình si của chim yến, chim anh. Và cũng chỉ có ông mới cảm nhận được: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Mùa xuân đẹp và quyến rũ như đôi môi người thiếu nữ và tháng giêng là tháng đẹp nhất của mùa xuân. Tác giả sử dụng từ “ngon” để thể hiện một khát khao, một cảm nhận riêng đến lạ lùng mà ta chỉ có thể bắt gặp ở Xuân Diệu. Ông như người họa sĩ tài năng đang đứng trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp để chỉ cho chúng ta thấy vẻ tươi non, nõn nà của mùa xuân. Mùa xuân đẹp và tình tứ, vạn vật đều có đôi, gắn bó, quấn quýt với nhau một cách thân thiết. Lứa đôi gắn bó với nhau trong sự ngọt ngào, say đắm, hương gắn kết với hoa để khoe sắc trên đồng nội “xanh rì”. Những cánh yến anh trên bầu trời đang chao liệng để gửi gắm lời yêu thương cho nhau mỗi độ xuân về.

Tác giả đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp để nét vẽ của mình in sâu trong tâm trí người thưởng thức. Thiên đường, bữa tiệc của thiên nhiên có ngay trong cuộc sống này, có ngay trong tầm tay với của con người. Đoạn thơ như một bản đàn du dương mà Xuân Diệu sử dụng để “đốt cảnh bồng lai và đưa ai ấy về hạ giới” (Hoài Thanh), về với nơi ngự trị của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Biện pháp liệt kê khiến những vẻ đẹp của mùa xuân được phơi bày một cách sinh động và chân thực.

Có thể nói, chỉ với Xuân Diệu, vẻ đẹp của mùa xuân mới hiện lên nguyên vẹn và tươi non đến thế. Sự sống như bày ra một bữa yến tiệc mà mỗi chúng ta là một vị khách được mời đến tham dự. Nhà thơ đã “say đắm với tình yêu, hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim” (Thế Lữ). Ông đã thức tỉnh tất cả các giác quan để nếm vị ngọt, mùi thơm nồng nàn của mùa xuân và sự sống “mơn mởn”. Đôi mắt tinh tế của Xuân Diệu đã nhìn thấy sức sống tươi mới, một sức trẻ khỏe khoắn, một mùa xuân phơi phới làm mê đắm lòng người. Nhà thơ có ước muốn níu giữ tất cả vị “ngon” của tình yêu và mùa xuân khi nó đang trong thời kì hương sắc nhất.

Xuân Diệu đang chìm đắm trong thế giới diệu kì của nhân gian, vũ trụ thì chợt bừng tỉnh:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Tác giả đặt mình trong hai trạng thái nửa “sung sướng” mãn nguyện nửa “vội vàng”, xót xa. Dấu chấm ngăn cách giữa dòng thơ tạo nên hai câu đặc biệt. Thi sĩ nhận ra vẻ đẹp vô giá của cuộc đời nhưng ngay lập tức cũng biết rằng thời gian là không chờ đợi. Dấu chấm làm mạch cảm xúc bị đứt đoạn, Xuân Diệu đang ngây ngất trong thiên đường mùa xuân thì chợt nhận ra cuộc đời con người rất ngắn ngủi và mỏng manh. Đang ở trong khu vườn trần thế đầy tình tứ mà Xuân Diệu đã lo sợ cuống cuồng những vẻ đẹp sẽ tan biến, mất đi trong hư vô mà không đọng lại chút dư âm. Nhà thơ muốn chạy đua với thời gian, muốn hòa tan mình vào thiên nhiên để trường tồn cùng thời gian.

Mùa xuân đã trở thành người bạn tri âm của Xuân Diệu, luôn được Xuân Diệu chào đón bằng tình yêu nồng nhiệt trong bất cứ hoàn cảnh nào:

“Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé

Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa

Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng”.

(Xuân không mùa)

Đây là mùa để ấp ủ, gieo mầm gặp gỡ, giao hòa của vạn vật và là nơi nảy nở tình yêu của mỗi cá thể. Ông quan niệm rằng: “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng” (Xuân không mùa) nhưng cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, hoa nở rồi cũng tàn theo quy luật của tạo hóa. Dường như biết trước được quy luật khắc nghiệt ấy nên Xuân Diệu “không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Nhà thơ đã nhận ra được bước đi vô tình mà tàn nhẫn của thời gian nên ông không chờ một điều gì đó qua đi mới cảm thấy hối tiếc, ông không đợi mùa xuân đi hết chặng đường của mình rồi mới nhớ thương, tiếc nuối.

Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân qua mười ba câu đầu bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã khẳng định rằng không nơi nào đẹp hơn khu vườn trần thế ở mặt đất. Những vần thơ của ông là “nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). Được sống là niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần biết trân trọng sự sống và có thái độ sống tích cực.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 6)

Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những sáng tác, những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ, mang đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ hay thể hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.

Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ. Qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Yêu cuộc sống này cho nên mọi thứ tác giả muốn làm đó có thể là tắt nắng đi, buộc gió lại. Những từ “ tắt” buộc” được sử dụng cho những điều hữu hình cầm nắm được vậy mà tác giả lại dùng cho những sự vật không bao giờ chúng ta có thể làm được. Ta có thể thấy màu vàng của nắng, cảm nhận được hơi ấm từ nó, gió có thể thổi qua, táp vào mặt, mơn man da thịt, có thể thấy gió đung đưa bên những cành liễu.. nhưng chẳng bao giờ cầm được nắng nắm được gió. Một điều tưởng chừng như vô lí đó nhưng lại trở thành khát khao của tác giả. Những thứ đó để làm gì: “ để hương đời đừng nhạt đi, để màu sắc cuộc sống vẫn nguyên vẹn, không úa tàn”Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật cả trong nhịp của câu thơ, thể hiện ở chỗ câu thơ đang năm chữ bỗng chuyển xuống 8 chữ.

Đây là một chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt ta bức tranh xuân tuyệt diệu. Bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây, vừa trùng điệp vừa biến hoá. Những câu thơ gợi ra một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó không chỉ là một bức tranh xuân, còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của tuổi trẻ, của tình yêu.

Vì vậy, “ong bướm, yến anh”được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ, và “bướm lả ong lơi “gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp. Những mĩ từ được sử dụng mang tính gợi hình cao “Hoa nở” trên nền “xanh rì” của đồng nội bao la, “lá” của “cành tơ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một vườn địa đàng, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.

Câu thơ thứ chín xuất hiện bằng ba chữ “và này đây”, như thể một người vẫn còn chưa thoả, chưa muốn dừng lại. Đây không còn là những hình sắc cụ thể như “lá, hoa, ong bướm” mà trừu tượng hơn là ánh sáng, niềm vui, thời gian – những vật thể không hữu hình. Không chỉ sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao, cách mà Xuân Diệu gieo vào lòng người còn là những thứ mà con người cần phải quý trọng. Vẻ đẹp của thiên nhiên chỉ được coi là đẹp khi mang dáng dấp của vẻ đẹp con người. Đó chính là vẻ đẹp của “hàng mi” của một đôi mắt đẹp. Nhưng có lẽ nét độc đáo của 13 câu thơ chính là 2 câu thơ mang tính so sánh cao

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Hình ảnh so sánh thật thú vị và đầy bất ngờ, thời gian đẹp nhất của mùa xuân lại được coi như một cặp môi gần, vừa mang đến sự đam mê, sự lôi cuốn mà còn là sự say đi.

Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Nó còn được tác giả đi liền với từ “ngon” mặc dù không ăn được, không chạm được nhưng lại “ngon”. Mùa xuân như sinh ra cho con người tận hưởng, cho hạnh phúc đến với con người, thời gian trừu tượng mới trở nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của một tâm hồn đang thèm khát tận hưởng. Vẻ đẹp của mùa xuân như đã bị hoàn toàn chiếm hữu.

Hình ảnh so sánh ấy như một người đang đợi chờ, sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu. Chính vì thế tác giả mới thốt lên nhưng lại chùng xuống và có vẻ tiếc nuối:

“Tôi sung sướngNhưng vội vàng một nửa”

Và rồi ở những câu tiếp theo, tác giả nêu ra tại sao lại sung sướng nhưng lại vội vàng:

Xuân đương đến nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.

Cái mới của bài thơ và cả quan niệm của Xuân Diệu trong bài thơ được thấy rõ và phát hiện. Tưởng chừng nó giống như một quy luật bình thường ai cũng biết nhưng đặt trong trường hợp này, nó lại là cả một quá trình chiêm nghiệm và nhận thức. Tác giả đã để hai vế tưởng như trái ngược nhau lại trở thành ngang hàng: “đang tới” đối với “đang qua”, “non” nghịch với “già”. Đây là cách nói đầy ấn tượng tạo nên sự trôi mau gấp rút vô cùng của thời gian. Điều này càng có ý nghĩa với một người mà sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ ba, vừa có cảm giác sợ hãi, lại tiếc nuối nhưng cũng có cảm giác như hối thúc phải sống sao cho không phí hoài tuổi trẻ, bởi xuân hết thì tôi cũng không còn nữa..

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Bằng những nét vẽ vô cùng sống động, độc đáo, Xuân Diệu đã tái hiện lại khung cảnh hết sức lãng mạn, một thiên đường dưới mặt đất. Dưới con mắt tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ cuộc sống thật tươi đẹp và đáng sống biết bao, nhưng cuộc sống ấy cũng thật ngắn ngủi nên phải sống vội vàng để tận hưởng hết niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống. Qua đây tác giả cũng thể hiện và gửi gắm tư tưởng lạc quan yêu đời mà tác giả đã tạo ra cho thế hệ trẻ, cần phải sống, đam mê hết mình để cống hiến cho tuổi trẻ.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 7)

Đến với Xuân Diệu – nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ.

Cha đằng ngoài, mẹ đằng trongÔng đồ nghề lấy cô hàng nước mắm.

Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. “Vội vàng” là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Đến với 13 câu thơ đầu chúng ta sẽ thấy rõ được sự táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ. Bởi vậy, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình.”

Tôi muốn tắt nắng đi……………………………..Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám, bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc của tác giả. Ngay từ đầu ta bắt gặp một thái độ sống:

Tôi muốn tắt nắng đi………………………………Cho hương đừng bay xa

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên, một ước muốn không thể, vô cùng táo bạo. Tôi muốn “tắt nắng”, “buộc gió” là những điều vô cùng kì dị, mà vô cùng độc đáo mà chỉ có mình Xuân Diệu mới nghĩ ra. Xuân Diệu muốn tắt nắng, muốn buộc gió để giữ lại những cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương, của cả thời gian. Tác giả chỉ muốn giữ lại thời gian cho riêng mình, để nhà thơ có thể ngắm nhìn và tận hưởng những điều đấy. Nhà thơ đã đẩy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian để ngưng động cái không gian, ý tưởng đó táo bạo nhưng vô cùng lãng mạn. Điệp ngữ “tôi muốn” làm nổi bật cái khát vọng mãnh liệt của cuộc sống bởi thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp và đầy sức sống.

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành to phấp phới.

Cả không gian như được tô điểm một màu xanh non tươi mơn mởn, màu xanh của đồng nội, màu xanh của lá non, màu xanh của cành to phấp phới, kết hợp hài hòa làm cho bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống, sinh động, có hồn và trở nên tươi mới hơn nhờ vào tiếng hót của loài chim yến anh.

Của yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Tiếng chim cất lên tưng bừng rộn rã tạo nên một khúc nhạc tình si trong không gian tràn ngập ánh sáng. Mùa xuân tưng bừng, mùa xuân rộn rã đã dần đến cho nhà thơ một niềm vui, niềm ham muốn nắm bắt và muốn hưởng thụ mỗi sáng.

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửaháng giêng ngon như một cặp môi gần

Cảm nhận của nhà thơ cũng thật độc đáo khi đến với con người. Xưa nay người ta chỉ nói mùa xuân đẹp, mùa xuân tươi và tràn đầy sức sống nhưng chưa ai nói “mùa xuân ngon”. Nhà thơ Xuân Diệu, với ông mùa xuân không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh để so sánh thật cụ thể “cặp môi gần”. Điều đó thể hiện sự nồng nàn trần thế của con người. Những cặp môi gần ấy, nó đánh dấu vào thời gian, xuân đã trở thành một quả nhân mà người nghị sĩ là tình nhân. Chính ý nghĩ đó đã trẻ hóa thế giới già nua, cũ kĩ, làm cho nó trở nên thật mới mẻ. Bức tranh thi sĩ vẽ ra như một thiên đường đầy mật ngọt, nó không tồn tại, không xa rời, không mờ ảo mà nó hiển hiện với hơi thở với nhịp điệu sống ngay giữa cuộc đời trần thế để cho con người mở lòng mình ra mà tận hưởng.

Với Xuân Diệu cái gì cũng mới lạ và bằng cặp mắt xanh non của ông của cái tôi cá nhân, Xuân Diệu đã phát hiện ra thế giới này đẹp nhất vẫn là vì có con người. Cuộc đời đẹp nhất là vào lúc tuổi xuân. Và con người chỉ tận hưởng được điều ấy lúc còn trẻ. Song tuổi trẻ sẽ tàn phai theo thời gian vì thế mà ông phải sống vội vàng và gấp gáp.

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đến đây ta đã hiểu được vì sao mà thi sĩ muốn can dự vào những quy luật muôn đời của tạo hóa để không phải là một ước muốn ngông cuồng nông nổi. Mà là khát vọng cháy bỏng của thi nhân, ước muốn bất tử hóa của cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vị của cuộc sống.

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Hãy tranh thủ lúc còn trẻ để được hưởng đầy đủ nhất. Ông không quên đi nghĩa vụ kêu gọi mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời của ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng tận hưởng. Đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng biết sống có ước mơ, có hoài bão, đôi khi chỉ là sống để tồn tại, sống lạc loài. Đã sống là phải biết sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão. Khi đó ta mới nhận ra cuộc sống này ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 8)

Trong suốt giai đoạn mà phong trào thơ mới nở rộ một cách mạnh mẽ với sự ra đời của các cây bút có sức sáng tạo, sức trẻ dường như làm lấn át cả một nền thơ cổ vốn ngự trị trên đất nước hàng ngàn năm. Trong đó người ta không thể không nhắc đến những cái tên tiêu biểu như Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên,… mỗi người một vẻ, ai cũng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Và Xuân Diệu đã đến, đã đem đến cho làng thơ mới một làn gió lạ, nhận luôn cái danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” mà Hoài Thanh đã viết những câu rất thú vị như sau: “Bây giờ khó mà nói hết được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy,…”. Thơ Xuân Diệu sở dĩ mới lạ là ở cái cách người xây dựng và khai thác chủ đề, giữa một loạt các nhà thơ mới như vậy, nhưng chỉ có một mình Xuân Diệu có cái giọng thơ nồng nàn, đắm say khi nói về mùa xuân về tình yêu về cuộc đời như vậy. Có thể nói rằng “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu đắm say tình yêu, đắm say cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết”. Ở Vội vàng người ta thấy rõ được cái chất thơ ấy của Xuân Diệu, đặc biệt là 13 câu thơ đầu, chính là cái cách nhà thơ cảm nhận và tận hưởng bức tranh thiên nhiên, bức tranh mùa xuân, kèm theo đó là bức tranh tình yêu một cách nồng nàn và tha thiết vô cùng.

Thơ Xuân Diệu không phải ai cũng cảm nhận được cái hay của nó, bởi đôi lúc người ta thấy nó sao dồn dập, sao vội vàng và đôi khi quá đỗi “trần truồng” khiến những nhà thơ thời ấy khó chấp nhận, bởi nó mới lạ, mang âm hưởng Pháp nhưng khi đọc vào lại thấy đậm vị quê hương. Nó giống như một món ăn vị lạ, khó để nói thành lời, mà cái người ta không diễn giải được thì người ta sẽ gạt đi. Ngược lại với những ai đã yêu thơ Xuân Diệu thì lại mê lắm, và đa số ấy là những người trẻ tuổi, họ có chung một nỗi niềm muốn sống “nhanh” muốn tận hưởng cho trọn hứng của nhà thơ. Và “với một nhà thơ còn gì quý bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”.

Ngay từ những dòng thơ đầu Xuân Diệu đã không ngần ngại mà bộc lộ cái niềm khao khát mãnh liệt của mình giữa cuộc đời.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”.

Đó là những khao khát có phần ngông cuồng và táo bạo, đúng với cái cá tính của Xuân Diệu. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, muốn đi ngược lại với quy luật của đất trời, bởi trên tất cả Xuân Diệu ý thức được rằng, chẳng có màu nắng nào đẹp bằng nắng của mùa xuân, cũng chẳng có gì thanh mát, tuyệt vời như hương hoa cỏ thoảng đưa trong gió biếc. Thế nên ông nuối tiếc lắm, nếu như nắng tàn phai, nếu như gió cuốn hết hương hoa ngọt ngào, thì còn đâu cái mùa xuân tươi đẹp, xinh xẻo – thứ mà ông vẫn hằng trông đợi, khao khát và níu giữ cả cuộc đời bằng tất cả đắm say, tha thiết nữa. Chính vì thế, nhà thơ đã bộc lộ cái khát khao cháy bỏng được đi ngược lại với quy luật khắt khe của tạo hóa, vượt lên trên tầm vóc của đất trời vũ trụ để lưu lại cho đời những thứ tuyệt vời, tốt đẹp nhất. Ấy là màu nắng nhàn nhạt, êm dịu đượm sắc xuân, ấy là hương thơm diệu kỳ của muôn đóa hoa rực rỡ, đại diện cho một trời xuân đang nở rộ. Mà chính ra là Xuân Diệu đang cố “tắt nắng đi”, đang muốn “buộc gió lại” để hòng ôm ấp lấy chúng mà thưởng thức một mình, chứ đã nghĩ đến ai gì cho cam! Xuân Diệu chính là nhà thơ có cái lòng “ích kỷ” kỳ lạ lùng như thế, đi tranh giành, khao khát thứ mà hậu thế chẳng mấy người để mắt một cách cuống quýt và vội vã, khiến người ta thương mà không trách được. Có thể nói rằng, ở trong bốn câu thơ đầu người ta thấy nổi lên hai cái “tôi” rất thú vị, một cái tôi ngông cuồng, mạnh mẽ dám thách thức cả tạo hóa, đất trời để đạt được khát vọng cá nhân. Và một cái tôi cũng rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên như một đứa trẻ, bồng bột và có những mộng tưởng rất đỗi hoang đường, nhưng lại rất trẻ trung và tràn trề sức sống. Tổng hòa hai cái tôi tưởng chừng như biệt lập ấy lại mang đến cho nhà thơ một chân dung riêng, một màu sắc riêng trong thế giới thi ca vốn lắm kẻ nhân tài này.

Sau 4 câu thơ mở đầu, bộc lộ khát vọng mãnh liệt, nồng nàn của nhà thơ về mùa xuân thì 9 câu thơ tiếp theo chính là bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đôi mắt tình tứ của Xuân Diệu.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của một con người yêu mùa xuân như Xuân Diệu quả thực có những cái tinh tế, những cái đẹp khác với người thường. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định. Đồng thời thông qua âm điệu của bài thơ, cùng với điệp khúc “Này đây…” người ta dễ dàng liên tưởng đến đến một khúc ca mùa xuân với những âm điệu rộn ràng, mà tác giả là người có tâm hồn khoáng đạt, đắm say với từng lời ca. Mở đầu người ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên với hình ảnh bướm dập dờn tung cánh khoe điệu vũ, ong thì mải miết kiếm tìm mật ngọt, thứ vốn là kết tinh quý giá của tự nhiên. Và nếu đã có ong, có bướm, lại có cả mật ngọt thì dĩ nhiên hình ảnh hoa cỏ rực rỡ, và “đồng nội xanh rì” mở ra không gian thiên nhiên rộng lớn là không thể nào thiếu được.

Đã có hoa, thì đâu thể thiếu lá để tô điểm thêm cho bức tranh được hoàn chỉnh, hình ảnh “lá của cành tơ phơ phất”, người ta thấy một cái gì đó mềm mại lắm, tươi trẻ lắm, gợi ra một mùa xuân vừa mới chớm, rất tình tứ và gợi cảm. Về phần hình là vậy, về phần âm thanh, Xuân Diệu đã rất tinh tế khi chọn “khúc tình si” của yến anh – vốn là loài chim tượng trưng cho mùa xuân làm bản nhạc đệm cho bức tranh thiên nhiên thêm rộn ràng. Thế nhưng tất cả sẽ thật ảm đạm, nếu thiếu đi cái ánh sáng, cái màu nắng nhàn nhạt của đất trời lúc vào xuân. Xuân Diệu viết “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, ánh sáng chớp hàng mi là gì sao nghe lạ quá, nhưng đứng dưới cương vị của nhà thơ, đó là thứ ánh sáng tuyệt vời và ấm áp, tươi đẹp biết bao, để người ta không nỡ lòng tránh đi mà đứng ngay giữa đất trời để tận hưởng cảm giác nắng bao trùm thân thể, thấy được nắng xuyên qua rèm mi buông. Không quá gắt, không quá chói như nắng hạ, cũng không ảm đạm, ưu sầu như đông, đó là thứ ánh sáng vừa đủ mỹ lệ, vừa đủ ấm áp làm tôn lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong lòng tác giả. Xuân Diệu vẽ vài nét vậy thôi, thế nhưng người ta đã liên tưởng đến một khu vườn đậm sắc, đậm hương với những gam màu tươi trẻ, với những âm thanh rộn ràng, và với cả thứ ánh sáng ấm áp, dịu dàng đáng khao khát. Có thể nói rằng xuân đẹp như thế, thì có tiếc gì mà người ta không khao khát, không ước vọng chứ.

Đọc thêm:  Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ - Thủ thuật

Và dĩ nhiên rằng trong thơ của Xuân Diệu thì chẳng thể nào thiếu vắng đi dáng hình của tình yêu được, bởi thiếu tình yêu thì dường như bức tranh thiên nhiên mùa xuân vốn đại diện cho tuổi trẻ cũng trở nên nhạt nhòa, thiếu sức sống. Cái tài của Xuân Diệu ấy là lồng ghép ba từ “tuổi trẻ” “mùa xuân” và “tình yêu” vào trong một ý thơ, người ta không cần đọc nhiều nhưng cũng đã thấy đủ cả ba yếu tố ấy. Xuân Diệu luôn để cho bức tranh của mình được tương xứng, sự vật nào cũng có đôi có cặp và phát ra những dấu hiệu của tình yêu của tuổi trẻ. Ví như ong thì dĩ nhiên là đi đôi với bướm, và nhà thơ gợi ra yếu tố tình yêu trong cụm “tuần tháng mật” tức là chỉ khoảnh khắc ngọt ngào hạnh phúc nhất của những đôi lứa yêu nhau đắm say. Hoặc là hoa thì cũng thành một cặp với “đồng nội xanh rì”, rất tương xứng, gam màu rực rỡ của hoa lá kết hợp với màu xanh bát ngát của đồng nội cỏ, gợi ra nghĩ đến một tình yêu vừa dịu dàng, êm đềm, vừa có những xúc cảm cháy bỏng, nồng nàn. “Lá của cành tơ phơ phất” ta lại nghĩ đến những con người trẻ tuổi, đang theo đuổi tình yêu, kẻ quyến rũ, lả lướt người trầm mê đắm đuối, cũng rất có phong vị yêu đương.

Đến “yến anh” thì đã quá rõ ràng, bởi chúng vốn đã là một cặp tình nhân chung thủy, biết bao đời nay người ta vẫn thường ca ngợi, khía cạnh tình yêu ở đây lại được bộc lộ qua âm sắc của “khúc tình si”, ngọt ngào, sâu sắc và đầy đắm say. Cuối cùng đến câu “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, câu thơ mang đến cho chúng ta nhiều liên tưởng thú vị? Ta cứ tạm phân ra hai trường hợp, nếu người có rèm mi ấy là một cô gái xuân sắc, đang độ đôi mươi, thì chắc hẳn là người mà Xuân Diệu hằng để ý, hằng khao khát một tình yêu tuyệt vời. Hoặc nếu như là nhà thơ, thì có lẽ rằng tình yêu của ông chính là mùa xuân, chính là cuộc đời tươi trẻ đang hằng hiện trước mắt. Và có lẽ đúng thế thật tình yêu trong thơ của Xuân Diệu không chỉ hữu hạn trong tình yêu đôi lứa, mà nó còn là tình yêu với thiên nhiên, với cây cỏ, tình yêu với cuộc đời với tuổi trẻ một cách sâu sắc và thấm thía. Thế nên khi thấy Xuân Diệu tiếc nuối, khao khát thì thường thấy những thứ ấy trở đi trở lại trong thơ ông. Nhận định này có thể dễ dàng chứng minh qua hai câu thơ cuối đoạn “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa/ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.

Tôi biết có rất nhiều người, mỗi buổi sớm thức dậy đối với họ là sự mệt mỏi đang đón chờ, công việc và áp lực cuộc sống chồng chất, người ta đôi lúc chỉ muốn được nhắm mắt thêm chút nữa. Nhưng Xuân Diệu thì khác, ông có một trái tim nhiệt huyết, nồng nàn, một niềm tin yêu vào cuộc sống, thế nên đối với ông mỗi một buổi sáng đã là một niềm vui quý giá, và cái người ta cần làm là tận hưởng nó cho thỏa sức. Bên cạnh đó niềm khao khát mãnh liệt của nhà thơ với mùa xuân cũng tương tự như cái cách mà người trẻ theo đuổi tình yêu vậy, rất nồng nàn, rất đắm say thế nên tháng Giêng tháng của mùa xuân nó cũng hấp dẫn, căng tràn sức sống như đôi môi ngọt ngào căng mọng của thiếu nữ độ hai mươi vậy.

Như vậy có thể thấy trong 13 câu thơ đầu Xuân Diệu vừa bộc lộ cái tôi cá nhân đặc biệt của mình đồng thời cũng bày tỏ nỗi lòng khao khát mãnh liệt về mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ thông qua bức tranh khung cảnh mùa xuân đầy đủ hương, sắc, vị. Thông qua đó tác giả còn cho chúng ta nhận ra một chân lý rằng cái đẹp của tạo hóa luôn ngự trị ở xung quanh chúng ta, chứ không phải là một chốn thần tiên, cõi phật nào cả, vấn đề là con người có đủ tình yêu, sự tinh tế để cảm nhận và tận hưởng chúng hay không mà thôi.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 9)

Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đây cũng là ba chủ đề chính trong sự nghiệp thơ ca của ông trước cách mạng tháng Tám. Với mười ba câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng”, thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt.

Có thể nói trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo, và đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”.

Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để “màu đừng nhạt mất”, giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương. Khao khát “tắt nắng”, “buộc gió” thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người. Điều này vừa hợp lí bởi nhà thơ “yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh) nhưng cũng vừa vô lí và không thể thực hiện được bởi con người làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa, làm sao nắm bắt, điều khiển được những thứ vốn là mỏng manh, ngắn ngủi, không tồn tại được mãi mãi. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được những ước muốn đó khi có phép nhiệm màu. Đồng thời khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông. Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.

Ý thơ như trào dâng theo cảm xúc ở thể ngũ ngôn đã lột tả được ước muốn chân thành mà táo tạo của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Đặc biệt, sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, của cái tôi cá nhân đã thoát ra khỏi những hệ thống các quy ước, ràng buộc của văn học trung đại. Nhân vật trữ tình xưng “tôi” một cách đầy tự tin và quyết đoán. Cái tôi cá nhân ấy không ẩn sau cái “ta” chung của cộng đồng, dân tộc mà nó đứng riêng lẻ đầy khí chất bởi với Xuân Diệu, cái tôi là lẽ sống:

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhấtKhông có chi bạn bè nổi cùng ta”.

(Hy Mã Lạp Sơn)

Sự lặp lại về cấu trúc và hình thức ở các câu thơ 1 – 3, câu thơ 2 – 4 cùng tiết tấu câu thơ nhanh, dồn dập đã thêm một lần nữa tô đậm ước muốn đoạt quyền tạo hóa của Xuân Diệu.

Nếu các nhà thơ trung đại gửi lòng mình vào chốn bồng lai tiên cảnh thì Xuân Diệu lại phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất có ngay trong tầm tay với của con người:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật…………….Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Những dòng thơ tiếp theo là sự lí giải nguyên nhân vì sao nhà thơ lại muốn “tắt nắng”, “buộc gió”. Con mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ về mùa xuân đã nhận ra vẻ đẹp của cuộc đời, thiên nhiên với những thực đơn phong phú. Mùa xuân của ong bướm, cỏ cây, hoa lá, mùa xuân của tạo vật tràn trề nhựa sống. Mùa xuân được phát hiện bằng vẻ đẹp của tháng giêng với những gì tinh túy nhất. Có thể nói đó là bức tranh tuyệt đẹp, là khu vườn tình ái đầy hương sắc của mùa xuân trên mặt đất. Chỉ có Xuân Diệu mới có thể nhìn thấy được “tuần tháng mật” của ong bướm, thấy được sắc màu xanh non của cành tơ với những chiếc lá đang “phơ phất”. Tất cả vẻ đẹp căng tràn, tươi nguyên ấy như được trưng bày ra trước mắt nhà thơ và bạn đọc qua điệp từ “này đây”. Chỉ có người thi sĩ ấy mới thấy được những bông hoa của đồng nội và nghe được khúc tình si của chim yến, chim anh. Và cũng chỉ có ông mới cảm nhận được: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Mùa xuân đẹp và quyến rũ như đôi môi người thiếu nữ và tháng giêng là tháng đẹp nhất của mùa xuân. Tác giả sử dụng từ “ngon” để thể hiện một khát khao, một cảm nhận riêng đến lạ lùng mà ta chỉ có thể bắt gặp ở Xuân Diệu. Ông như người họa sĩ tài năng đang đứng trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp để chỉ cho chúng ta thấy vẻ tươi non, nõn nà của mùa xuân. Mùa xuân đẹp và tình tứ, vạn vật đều có đôi, gắn bó, quấn quýt với nhau một cách thân thiết. Lứa đôi gắn bó với nhau trong sự ngọt ngào, say đắm, hương gắn kết với hoa để khoe sắc trên đồng nội “xanh rì”. Những cánh yến anh trên bầu trời đang chao liệng để gửi gắm lời yêu thương cho nhau mỗi độ xuân về.

Tác giả đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp để nét vẽ của mình in sâu trong tâm trí người thưởng thức. Thiên đường, bữa tiệc của thiên nhiên có ngay trong cuộc sống này, có ngay trong tầm tay với của con người. Đoạn thơ như một bản đàn du dương mà Xuân Diệu sử dụng để “đốt cảnh bồng lai và đưa ai ấy về hạ giới” (Hoài Thanh), về với nơi ngự trị của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Biện pháp liệt kê khiến những vẻ đẹp của mùa xuân được phơi bày một cách sinh động và chân thực.

Có thể nói, chỉ với Xuân Diệu, vẻ đẹp của mùa xuân mới hiện lên nguyên vẹn và tươi non đến thế. Sự sống như bày ra một bữa yến tiệc mà mỗi chúng ta là một vị khách được mời đến tham dự. Nhà thơ đã “say đắm với tình yêu, hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim” (Thế Lữ). Ông đã thức tỉnh tất cả các giác quan để nếm vị ngọt, mùi thơm nồng nàn của mùa xuân và sự sống “mơn mởn”. Đôi mắt tinh tế của Xuân Diệu đã nhìn thấy sức sống tươi mới, một sức trẻ khỏe khoắn, một mùa xuân phơi phới làm mê đắm lòng người. Nhà thơ có ước muốn níu giữ tất cả vị “ngon” của tình yêu và mùa xuân khi nó đang trong thời kì hương sắc nhất.

Xuân Diệu đang chìm đắm trong thế giới diệu kì của nhân gian, vũ trụ thì chợt bừng tỉnh:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Tác giả đặt mình trong hai trạng thái nửa “sung sướng” mãn nguyện nửa “vội vàng”, xót xa. Dấu chấm ngăn cách giữa dòng thơ tạo nên hai câu đặc biệt. Thi sĩ nhận ra vẻ đẹp vô giá của cuộc đời nhưng ngay lập tức cũng biết rằng thời gian là không chờ đợi. Dấu chấm làm mạch cảm xúc bị đứt đoạn, Xuân Diệu đang ngây ngất trong thiên đường mùa xuân thì chợt nhận ra cuộc đời con người rất ngắn ngủi và mỏng manh. Đang ở trong khu vườn trần thế đầy tình tứ mà Xuân Diệu đã lo sợ cuống cuồng những vẻ đẹp sẽ tan biến, mất đi trong hư vô mà không đọng lại chút dư âm. Nhà thơ muốn chạy đua với thời gian, muốn hòa tan mình vào thiên nhiên để trường tồn cùng thời gian.

Mùa xuân đã trở thành người bạn tri âm của Xuân Diệu, luôn được Xuân Diệu chào đón bằng tình yêu nồng nhiệt trong bất cứ hoàn cảnh nào:

“Xuân ở giữa mùa đông khi nắng héGiữa mùa hè khi trời biếc sau mưaGiữa mùa thu khi gió sáng bay vừaLùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng”.

(Xuân không mùa)

Đây là mùa để ấp ủ, gieo mầm gặp gỡ, giao hòa của vạn vật và là nơi nảy nở tình yêu của mỗi cá thể. Ông quan niệm rằng: “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng” (Xuân không mùa) nhưng cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, hoa nở rồi cũng tàn theo quy luật của tạo hóa. Dường như biết trước được quy luật khắc nghiệt ấy nên Xuân Diệu “không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Nhà thơ đã nhận ra được bước đi vô tình mà tàn nhẫn của thời gian nên ông không chờ một điều gì đó qua đi mới cảm thấy hối tiếc, ông không đợi mùa xuân đi hết chặng đường của mình rồi mới nhớ thương, tiếc nuối.

Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân qua mười ba câu đầu bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã khẳng định rằng không nơi nào đẹp hơn khu vườn trần thế ở mặt đất. Những vần thơ của ông là “nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). Được sống là niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần biết trân trọng sự sống và có thái độ sống tích cực.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 10)

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới thời bấy giờ, với hồn thơ đại diện cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu có sự tinh tế, gợi cảm, độc đáo từ chất liệu đến bút pháp thi ca. “Vội vàng” là một trong những bài thơ hay nhất mà nhà thơ dành tặng cho thế gian này. Bài thơ là một nguồn cảm xúc trào dâng, là tuyên ngôn sống của một con người khao khát yêu đời. Cùng phân tích 13 câu đầu trong bài thơ Vội Vàng để thấy rõ hơn tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của tác giả với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Mở đầu bài thơ người đọc đã cảm nhận ngay được luồng khí vui tươi, sôi nổi. Ở đây, tác giả như muốn đoạt quyền tạo hóa.

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Sử dụng điệp ngữ “tôi muốn” cùng với thể thơ ngũ ngôn có tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện cái ước muốn mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng để “màu đừng nhạt mất”, buộc gió để “hương đừng bay đi”. Nhà thơ muốn níu giữ thời gian để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời xuân của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi tỏa sắc lên hương. Có thể nói đây là ước muốn phi lý của một tâm hồn yêu đời với thái độ trân trọng, nâng niu và giữ gìn.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ. Đồng thời thể hiện khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ.

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi

Như lời mời gọi, điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần ở đoạn thơ trên, vừa nói lên sự giàu có, phong phú của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. “Này đây” là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời trần thế ngay trong lúc này, gần gũi ngay trước mắt chứ không phải xa xôi, không phải ở tương lai hay quá khứ, lại càng không phải ở kiếp khác.

Điệp từ “của” mang tính chất kết nối khiến câu thơ trở lên mới lạ hơn. Sau từ “của” bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần được thể hiện thật rõ nét, khu vườn xuân cũng là khu vườn tình yêu ngập tràn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng trao gửi sắc hương, khiến lòng người ngất ngây.

Nhà thơ luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp, tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương cũng trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành khúc tình si, say đắm lòng người và ánh sáng xuân lướt qua hàng mi diễm lệ của người đẹp kiều diễm.

Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa

Với tâm hồn bay bổng và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi liên tưởng hết sức độc đáo. Hình ảnh “thần vui hằng gõ cửa” gợi lên hình tượng mặt trời hoặc cũng có thể là một vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi sớm ban mai, đánh thức mọi người bằng những niềm vui để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được ngắm nhìn ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hạnh phúc ngập tràn.

Tiếp nối niềm hân hoan vui sướng đó, thi sĩ đã viết tiếp câu thơ đầy sự tinh tế:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Đây là câu thơ mới mẻ, hiện đại, thể hiện được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói Xuân Diệu là người đầu tiên “tỏ tình” với thiên nhiên. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với “cặp môi” căng tràn tươi trẻ và quyến rũ. Từ “ngon” được thốt lên đầy khát khao, nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc đời này. “Tháng giêng” là một khái niệm thời gian vô hình, được tác giả so sánh với cặp môi gần đầy táo bạo đã trở nên trẻ trung hữu hình. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, thước đo vẻ đẹp của tạo hóa.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Câu thơ bị ngắt làm hai, thể hiện niềm vui không trọn vẹn. Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy thật ngắn ngủi biết bao. Đang thỏa thuê trong bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên “tôi sung sướng” sau đó ngừng lặng với cảm giác “vội vàng một nửa”. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân phải sống vội vàng tận hưởng.

Hai câu thơ như cánh cửa khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say trong vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu vừa có linh cảm bất an, lo lắng của nhà thơ. Lo lắng vì thời gian qua mau, tuổi trẻ đã đi thì sẽ không trở lại. Qua đây, phải nói rằng Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian, không gian.

Qua phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng, chúng ta nhận ra rằng Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp cuộc sống mang ý nghĩa nhân văn: Trong thế gian này, đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thiên đường không đâu xa mà chính là cuộc sống giữa thiên nhiên tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thật mãnh liệt, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến hết mình để mỗi ngày ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.

Để hiểu sâu sắc tình yêu của Xuân Diệu với thiên nhiên qua đoạn 1 bài Vội vàng thì các em có thể xem thêm bài văn mẫu Cảm nhận 13 câu thơ đầu Vội vàng – Xuân Diệu nữa nhé!

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 11)

Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “bộ y phục tối tân”, táo bạo, một “cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong những lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong “Vội vàng”, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân – vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất.

Rút ra từ tập “Thơ thơ”, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng đimàu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có những ham muốn bồng bột, táo bạo ấy.

Là một nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc đời bằng một niềm yêu đời mãnh liệt, bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng say đắm của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi trần thế mà đẹp nhất, vui nhất, lộng lẫy nhất chính là mùa xuân và tuổi trẻ:

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cưaTháng Giêng ngon như một cặp môi gần!

Từ những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, khúc thơ bất ngờ chuyển sang những câu thơ tám chữ liền mạch với hàng loạt biện pháp nghệ thuật đặc sắc: điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc, liệt kê, so sánh. Âm điệu thơ sôi nổi, háo hức cuồn cuộn như dòng thác dâng trào. Phép liệt kê và điệp ngữ “này đây” lặp lại liên tiếp trong năm câu thơ vừa gợi cái từng bừng rạo rực của thiên nhiên vừa diễn tả niềm hân hoan, vui sướng tột độ của thi sĩ. Điệu thơ như tiếng rao vu, ngỡ ngàng sung sướng. Có cái gì như vội vàng quấn quýt, có cái gì như đắm đuối mê say. Nhà thơ như muốn nói trong cử chỉ vội vàng, trong nhịp điệu dồn dập rằng: Mọi vẻ đẹp tuyệt vời kì diệu của mùa xuân và sự sống là của chúng ta đang trong vòng tay ta, lại còn chần chừ gì nữa mà không mau tận hưởng.

Với nhiều người, mùa xuân là mùa tuyệt diệu nhất trong năm. Bởi thế có cả một dòng xuân bất tận và quyến rũ trong thơ ca. Có thể kể ra đây “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nhưng hiếm có mùa nào lộng lẫy sắc hương và rạo rực xuân tình như mảnh vườn xuân trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Và cũng hiếm có thi sĩ nào say mê, đắm đuối vẻ đẹp mùa xuân như Xuân Diệu. Mùa xuân hiện ra với những thảm cỏ biếc rời mơn mởn, lá non cành tơ phơ phất, hoa nõn nà khoe sắc dâng hương, trao mật ngọt ong bướm đắm say, ái ân tình tự giữa tuần tháng mật, yến anh quấn quýt bên nhau cùng cất lên khúc tình say đắm. Và mỗi sớm ban mai của mùa xuân mới thật lộng lẫy quyến rũ:

Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Trong trí óc non nớt ngây thơ của trẻ con, bình minh là lúc ông mặt trời thức dậy vén màn mây bước ra nhoẻn miệng cười thật tươi. Con trong hình dung của Xuân Diệu – nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới, bình minh là lúc nữ thần mặt trời choàng tỉnh dậy sau giấc mộng êm đềm chớp chớp hàng mi. Muôn ngàn tia sáng lung linh huyền ảo từ đôi mắt ấy buông tỏa xuống trần gian tưới nhựa sống dào dạt cho muôn loài, trao niềm vui, gõ cửa mỗi nhà. Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng:

“Không muốn đi mãi mãi ở vườn trầnChân hóa rễ để hút mùa dưới đất”

Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng:

“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trờiKẻ đựng trái tim trìu máu đấtHai tay chín móng bám vào đời”

Với Xuân Diệu, mỗi ngày sống là một ngày vui, mỗi mùa xuân là một mùa vui bất tận. Không phải đây là lần đầu tiên và duy nhất, vẻ đẹp của ánh sáng hiện ra lộng lẫy và kiêu sa như vậy. Trong “Trường ca” và “Rạo rực”, Xuân Diệu cũng lấy vẻ đẹp của người thiếu nữ để ví von, so sánh như thế:

Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đẹp

(Trường ca)

Mặt trời vừa mới cưới trời xanhDuyên đẹp hôm nay đã tốt lànhSon sẻ trời như mười sáu tuổiMá hồng phơn phớt mắt long lanh

(Rạo rực)

Cách cảm nhận vẻ đẹp của ánh mặt trời mùa xuân thật lạ, thật gợi cảm nhưng lại nhất phải kể đến hình ảnh ”Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói thơ Việt chưa bao giờ có cách cảm nhận mới lạ như thế này. Thường thấy tháng Giêng đẹp, ngày xuân vui chứ chưa bao giờ thấy ai cảm nhận là ngon như Xuân Diệu. Vẻ đẹp của tháng Giêng được thi sĩ cảm nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác mà còn bằng cả vị giác, xúc giác và bằng cả tâm hồn yêu đời, khát sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Ta thấy ở đây có dấu vết của phép tương giao trong thơ tượng trưng Pháp. Đó là màu sắc rất Tây của thơ Xuân Diệu. Chưa hết, thi sĩ còn so sánh độc và lạ gợi nhiều thú vị liên tưởng cho người đọc. Tháng Giêng ngọt ngào mê đắm như nụ hôn tình ái.

Như một thước phim sống động, khúc thơ làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân vô cùng độc đáo và lộng lẫy: rộn rã những âm thanh tình tứ, rực rỡ ánh sáng tinh khôi, nồng nàn hương thơm sắc thắm và ngọt ngào men say ái tình. Mùa xuân có khác nào một thiên đường trên mặt đất, rạo rực sức sống, một mảnh vườn tình ái mà vạn vật đang đua nhau khoe sắc dâng hương, đắm đuối xuân tình. Như vậy, đọc những câu thơ mở đầu của “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái yêu đời đến cuồng nhiệt, cái khát sống đến bồng bột, mãnh liệt của Xuân Diệu. Quả không sai khi nói ông là nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 12)

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. “Vội vàng” không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ – bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Với “Vội vàng” nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải nghiệm mới mẻ về sự cách tân nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu.

Mở đầu bài thơ tác giả bày tỏ thái độ oai nghiêm như muốn đoạt quyền tạo hóa.

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Điệp ngữ “tôi muốn” và thể thơ ngũ ngôn với tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng buộc gió để “màu đừng nhạt mất” để “hương đừng bay đi”. Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ.

Là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ phải chăng xuất phát từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ.

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi

Như ngàn lời mời gọi, điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần từ đầu đến cuối đoạn thơ trên, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. “Này đây” là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở kiếp khác, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong lúc này.

Điệp từ “của” lặp lại khiến câu thơ có vẻ hơi Tây và mới lạ. Sau từ “của” mang tính chất kết nối ấy bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân.

Chính cái nhìn trẻ, cặp mắt xanh non biếc rờn luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương vội chốc trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành xuân đã hóa thành cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành điệu tình si say đắm lòng người và bình minh xuân diễm lệ mang gương mặt của người đẹp kiều diễm với rèm mi ánh sáng.

Bằng tâm hồn phong phú và trí tưởng tượng dồi dào của mình với câu thơ:

“Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa”

Thi nhân đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi sự liên tưởng bất ngờ hết sức độc đáo. Hình ảnh “thần vui hằng gõ cửa” gợi liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại Hy Lạp xưa, cũng có thể là vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi buổi sớm ban mai, đánh thức mọi người dậy để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng. Và trong niềm hân hoan vui sướng đó ngòi bút của Xuân Diệu thật sự rất xuất thần, ông đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói, trước Xuân Diệu, chưa có ai “tỏ tình” với thiên nhiên như vậy. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với “cặp môi gần” căng tràn tươi trẻ, mê đắm và quyến rũ. Từ ngon được thốt lên đầy khát khao, nhục cảm bởi nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, thính giác, vị giác đến xúc giác để tận hưởng thiên nhiên, tuổi trẻ và cuộc đời này. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa. “Tháng giêng” là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người thiếu nữ đầy sâu sắc.

Nhưng ngay lúc chàng thi sĩ trẻ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên “tôi sung sướng” thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác “vội vàng một nửa”.

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.

“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian.

Trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ xuân diệu nhất. Bằng một hình thức nghệ thuật điêu luyện, sự kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc mong manh và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng với những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Qua 13 câu đầu, Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn tích cực: Trong thế gian này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu; thiên đường chính là cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thiết tha yêu, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến để mỗi ngày qua đi ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 13)

Phân tích 13 câu thơ đầu bài Vội Vàng của Xuân Diệu cho con người ta thấy được: Thời gian là một cái không bao giờ trở lại, nó như một vòng tuần hoàn, đến rồi đi. Và đi một cách vội vã, mà con người không thể tự xoay chuyển nó được đó chính là nỗi lòng của Xuân Diệu muốn nói đến ở đây. Xuân Diệu muốn khuyên con người chúng ta không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích mà phải biết quý trọng, tôn trọng thời gian.

Mở đầu bài thơ, là một nỗi lòng của chính tác giả các động từ tắt, buộc có thể có thể nói nếu là một đồ vật thì có thể con người làm được, nhưng cái mà tác giả muốn tắt, muốn buộc lại đó là hương thơm, là sức sống cái nắng mới của thiên nhiên của đất trời.

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi.

Qua bốn câu thơ này, tác giả muốn nhấn mạnh rằng cái mà của thiên nhiên đất trời không bao giờ chúng ta giữ nó lại được. Và nó sẽ mãi đi, liên hoàn như một vòng tuần hoàn. Ở các câu thơ còn lại đó là một bức tranh thiên nhiên và số phận của mỗi con người. ở đây tác giả muốn nói khi sống chúng ta phải biết chiêm ngưỡng vẽ đẹp, cuộc sống của thiên nhiên, đừng để nó đó mà không có ai chiêm ngưỡng hay hưởng thụ. Các từ ngữ giàu sức phong phú và sống động. của các loài động vật nhỏ bé nhưng đủ để con người ta nhìn nhận và đánh giá về cuộc sống muôn màu của thiên nhiên.

Đọc thêm:  Tác giả Nguyễn Tuân - Loigiaihay.com

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Bến cạnh khung cảnh của thiên nhiên đó, là sự ra đi của con người cũng không biết là lúc nào. Khi vui thì thần cửa đến gõ cửa lúc nào không hay có thể nói sự sống chết của con người phụ thuộc vào số phận vận mệnh của người đó. Như vậy mình không biết cuộc đời của mình ra sao thì hãy cồ gắng chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của thiên nhiên. Đừng bao giờ để nó trôi đi một cách vội vã và vô ích.

Qua đoạn thơ này, tác giả muốn nói rằng, con người khi còn trẻ phải biết hưởng thụ, đừng để thời gian bỏ phí đi. Bên cạnh đó còn nhấn mạnh khi lớn tuổi rồi thì sự sống chết của chúng ta không biết ra đi vào lúc nào. Vì vậy cần phải tôn trọng giá trị của cuộc sống, tôn trọng thời gian.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 14)

Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những sáng tác, những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ, mang đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ hay thể hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.

Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ. Qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống

Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Yêu cuộc sống này cho nên mọi thứ tác giả muốn làm đó có thể là tắt nắng đi, buộc gió lại. Những từ “ tắt” buộc” được sử dụng cho những điều hữu hình cầm nắm được vậy mà tác giả lại dùng cho những sự vật không bao giờ chúng ta có thể làm được. Ta có thể thấy màu vàng của nắng, cảm nhận được hơi ấm từ nó, gió có thể thổi qua, táp vào mặt, mơn man da thịt, có thể thấy gió đung đưa bên những cành liễu.. nhưng chẳng bao giờ cầm được nắng nắm được gió. Một điều tưởng chừng như vô lí đó nhưng lại trở thành khát khao của tác giả. Những thứ đó để làm gì: “ để hương đời đừng nhạt đi, để màu sắc cuộc sống vẫn nguyên vẹn, không úa tàn”Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật cả trong nhịp của câu thơ, thể hiện ở chỗ câu thơ đang năm chữ bỗng chuyển xuống 8 chữ.

Đây là một chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt ta bức tranh xuân tuyệt diệu. Bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây, vừa trùng điệp vừa biến hoá. Những câu thơ gợi ra một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó không chỉ là một bức tranh xuân, còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của tuổi trẻ, của tình yêu.

Vì vậy, “ong bướm, yến anh”được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ, và “bướm lả ong lơi “gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp. Những mĩ từ được sử dụng mang tính gợi hình cao “Hoa nở” trên nền “xanh rì” của đồng nội bao la, “lá” của “cành tơ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một vườn địa đàng, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.

Câu thơ thứ chín xuất hiện bằng ba chữ “và này đây”, như thể một người vẫn còn chưa thoả, chưa muốn dừng lại. Đây không còn là những hình sắc cụ thể như “lá, hoa, ong bướm” mà trừu tượng hơn là ánh sáng, niềm vui, thời gian – những vật thể không hữu hình. Không chỉ sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao, cách mà Xuân Diệu gieo vào lòng người còn là những thứ mà con người cần phải quý trọng. Vẻ đẹp của thiên nhiên chỉ được coi là đẹp khi mang dáng dấp của vẻ đẹp con người. Đó chính là vẻ đẹp của “hàng mi” của một đôi mắt đẹp. Nhưng có lẽ nét độc đáo của 13 câu thơ chính là 2 câu thơ mang tính so sánh cao

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Hình ảnh so sánh thật thú vị và đầy bất ngờ, thời gian đẹp nhất của mùa xuân lại được coi như một cặp môi gần, vừa mang đến sự đam mê, sự lôi cuốn mà còn là sự say đi.

Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Nó còn được tác giả đi liền với từ “ngon” mặc dù không ăn được, không chạm được nhưng lại “ngon”. Mùa xuân như sinh ra cho con người tận hưởng, cho hạnh phúc đến với con người, thời gian trừu tượng mới trở nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của một tâm hồn đang thèm khát tận hưởng. Vẻ đẹp của mùa xuân như đã bị hoàn toàn chiếm hữu.

Hình ảnh so sánh ấy như một người đang đợi chờ, sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu. Chính vì thế tác giả mới thốt lên nhưng lại chùng xuống và có vẻ tiếc nuối:

“Tôi sung sướngNhưng vội vàng một nửa”

Và rồi ở những câu tiếp theo, tác giả nêu ra tại sao lại sung sướng nhưng lại vội vàng:

Xuân đương đến nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.

Cái mới của bài thơ và cả quan niệm của Xuân Diệu trong bài thơ được thấy rõ và phát hiện. Tưởng chừng nó giống như một quy luật bình thường ai cũng biết nhưng đặt trong trường hợp này, nó lại là cả một quá trình chiêm nghiệm và nhận thức. Tác giả đã để hai vế tưởng như trái ngược nhau lại trở thành ngang hàng: “đang tới” đối với “đang qua”, “non” nghịch với “già”. Đây là cách nói đầy ấn tượng tạo nên sự trôi mau gấp rút vô cùng của thời gian. Điều này càng có ý nghĩa với một người mà sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ ba, vừa có cảm giác sợ hãi, lại tiếc nuối nhưng cũng có cảm giác như hối thúc phải sống sao cho không phí hoài tuổi trẻ, bởi xuân hết thì tôi cũng không còn nữa..

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Bằng những nét vẽ vô cùng sống động, độc đáo, Xuân Diệu đã tái hiện lại khung cảnh hết sức lãng mạn, một thiên đường dưới mặt đất. Dưới con mắt tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ cuộc sống thật tươi đẹp và đáng sống biết bao, nhưng cuộc sống ấy cũng thật ngắn ngủi nên phải sống vội vàng để tận hưởng hết niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống. Qua đây tác giả cũng thể hiện và gửi gắm tư tưởng lạc quan yêu đời mà tác giả đã tạo ra cho thế hệ trẻ, cần phải sống, đam mê hết mình để cống hiến cho tuổi trẻ.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 15)

Đến với Xuân Diệu – nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ.

Cha đằng ngoài, mẹ đằng trongÔng đồ nghề lấy cô hàng nước mắm.

Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. “Vội vàng” là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Đến với 13 câu thơ đầu chúng ta sẽ thấy rõ được sự táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ. Bởi vậy, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình.”

Tôi muốn tắt nắng đi……………………………..Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám, bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc của tác giả. Ngay từ đầu ta bắt gặp một thái độ sống:

Tôi muốn tắt nắng đi………………………………Cho hương đừng bay xa

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên, một ước muốn không thể, vô cùng táo bạo. Tôi muốn “tắt nắng”, “buộc gió” là những điều vô cùng kì dị, mà vô cùng độc đáo mà chỉ có mình Xuân Diệu mới nghĩ ra. Xuân Diệu muốn tắt nắng, muốn buộc gió để giữ lại những cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương, của cả thời gian. Tác giả chỉ muốn giữ lại thời gian cho riêng mình, để nhà thơ có thể ngắm nhìn và tận hưởng những điều đấy. Nhà thơ đã đẩy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian để ngưng động cái không gian, ý tưởng đó táo bạo nhưng vô cùng lãng mạn. Điệp ngữ “tôi muốn” làm nổi bật cái khát vọng mãnh liệt của cuộc sống bởi thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp và đầy sức sống.

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành to phấp phới.

Cả không gian như được tô điểm một màu xanh non tươi mơn mởn, màu xanh của đồng nội, màu xanh của lá non, màu xanh của cành to phấp phới, kết hợp hài hòa làm cho bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống, sinh động, có hồn và trở nên tươi mới hơn nhờ vào tiếng hót của loài chim yến anh.

Của yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Tiếng chim cất lên tưng bừng rộn rã tạo nên một khúc nhạc tình si trong không gian tràn ngập ánh sáng. Mùa xuân tưng bừng, mùa xuân rộn rã đã dần đến cho nhà thơ một niềm vui, niềm ham muốn nắm bắt và muốn hưởng thụ mỗi sáng.

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần

Cảm nhận của nhà thơ cũng thật độc đáo khi đến với con người. Xưa nay người ta chỉ nói mùa xuân đẹp, mùa xuân tươi và tràn đầy sức sống nhưng chưa ai nói “mùa xuân ngon”. Nhà thơ Xuân Diệu, với ông mùa xuân không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh để so sánh thật cụ thể “cặp môi gần”. Điều đó thể hiện sự nồng nàn trần thế của con người. Những cặp môi gần ấy, nó đánh dấu vào thời gian, xuân đã trở thành một quả nhân mà người nghị sĩ là tình nhân. Chính ý nghĩ đó đã trẻ hóa thế giới già nua, cũ kĩ, làm cho nó trở nên thật mới mẻ. Bức tranh thi sĩ vẽ ra như một thiên đường đầy mật ngọt, nó không tồn tại, không xa rời, không mờ ảo mà nó hiển hiện với hơi thở với nhịp điệu sống ngay giữa cuộc đời trần thế để cho con người mở lòng mình ra mà tận hưởng.

Với Xuân Diệu cái gì cũng mới lạ và bằng cặp mắt xanh non của ông của cái tôi cá nhân, Xuân Diệu đã phát hiện ra thế giới này đẹp nhất vẫn là vì có con người. Cuộc đời đẹp nhất là vào lúc tuổi xuân. Và con người chỉ tận hưởng được điều ấy lúc còn trẻ. Song tuổi trẻ sẽ tàn phai theo thời gian vì thế mà ông phải sống vội vàng và gấp gáp.

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đến đây ta đã hiểu được vì sao mà thi sĩ muốn can dự vào những quy luật muôn đời của tạo hóa để không phải là một ước muốn ngông cuồng nông nổi. Mà là khát vọng cháy bỏng của thi nhân, ước muốn bất tử hóa của cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vị của cuộc sống.

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Hãy tranh thủ lúc còn trẻ để được hưởng đầy đủ nhất. Ông không quên đi nghĩa vụ kêu gọi mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời của ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng tận hưởng. Đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng biết sống có ước mơ, có hoài bão, đôi khi chỉ là sống để tồn tại, sống lạc loài. Đã sống là phải biết sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão. Khi đó ta mới nhận ra cuộc sống này ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 16)

Trong suốt giai đoạn mà phong trào thơ mới nở rộ một cách mạnh mẽ với sự ra đời của các cây bút có sức sáng tạo, sức trẻ dường như làm lấn át cả một nền thơ cổ vốn ngự trị trên đất nước hàng ngàn năm. Trong đó người ta không thể không nhắc đến những cái tên tiêu biểu như Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên,… mỗi người một vẻ, ai cũng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Và Xuân Diệu đã đến, đã đem đến cho làng thơ mới một làn gió lạ, nhận luôn cái danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” mà Hoài Thanh đã viết những câu rất thú vị như sau: “Bây giờ khó mà nói hết được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy,…”. Thơ Xuân Diệu sở dĩ mới lạ là ở cái cách người xây dựng và khai thác chủ đề, giữa một loạt các nhà thơ mới như vậy, nhưng chỉ có một mình Xuân Diệu có cái giọng thơ nồng nàn, đắm say khi nói về mùa xuân về tình yêu về cuộc đời như vậy. Có thể nói rằng “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu đắm say tình yêu, đắm say cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết”. Ở Vội vàng người ta thấy rõ được cái chất thơ ấy của Xuân Diệu, đặc biệt là 13 câu thơ đầu, chính là cái cách nhà thơ cảm nhận và tận hưởng bức tranh thiên nhiên, bức tranh mùa xuân, kèm theo đó là bức tranh tình yêu một cách nồng nàn và tha thiết vô cùng.

Thơ Xuân Diệu không phải ai cũng cảm nhận được cái hay của nó, bởi đôi lúc người ta thấy nó sao dồn dập, sao vội vàng và đôi khi quá đỗi “trần truồng” khiến những nhà thơ thời ấy khó chấp nhận, bởi nó mới lạ, mang âm hưởng Pháp nhưng khi đọc vào lại thấy đậm vị quê hương. Nó giống như một món ăn vị lạ, khó để nói thành lời, mà cái người ta không diễn giải được thì người ta sẽ gạt đi. Ngược lại với những ai đã yêu thơ Xuân Diệu thì lại mê lắm, và đa số ấy là những người trẻ tuổi, họ có chung một nỗi niềm muốn sống “nhanh” muốn tận hưởng cho trọn hứng của nhà thơ. Và “với một nhà thơ còn gì quý bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”.

Ngay từ những dòng thơ đầu Xuân Diệu đã không ngần ngại mà bộc lộ cái niềm khao khát mãnh liệt của mình giữa cuộc đời.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”.

Đó là những khao khát có phần ngông cuồng và táo bạo, đúng với cái cá tính của Xuân Diệu. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, muốn đi ngược lại với quy luật của đất trời, bởi trên tất cả Xuân Diệu ý thức được rằng, chẳng có màu nắng nào đẹp bằng nắng của mùa xuân, cũng chẳng có gì thanh mát, tuyệt vời như hương hoa cỏ thoảng đưa trong gió biếc. Thế nên ông nuối tiếc lắm, nếu như nắng tàn phai, nếu như gió cuốn hết hương hoa ngọt ngào, thì còn đâu cái mùa xuân tươi đẹp, xinh xẻo – thứ mà ông vẫn hằng trông đợi, khao khát và níu giữ cả cuộc đời bằng tất cả đắm say, tha thiết nữa. Chính vì thế, nhà thơ đã bộc lộ cái khát khao cháy bỏng được đi ngược lại với quy luật khắt khe của tạo hóa, vượt lên trên tầm vóc của đất trời vũ trụ để lưu lại cho đời những thứ tuyệt vời, tốt đẹp nhất. Ấy là màu nắng nhàn nhạt, êm dịu đượm sắc xuân, ấy là hương thơm diệu kỳ của muôn đóa hoa rực rỡ, đại diện cho một trời xuân đang nở rộ. Mà chính ra là Xuân Diệu đang cố “tắt nắng đi”, đang muốn “buộc gió lại” để hòng ôm ấp lấy chúng mà thưởng thức một mình, chứ đã nghĩ đến ai gì cho cam! Xuân Diệu chính là nhà thơ có cái lòng “ích kỷ” kỳ lạ lùng như thế, đi tranh giành, khao khát thứ mà hậu thế chẳng mấy người để mắt một cách cuống quýt và vội vã, khiến người ta thương mà không trách được. Có thể nói rằng, ở trong bốn câu thơ đầu người ta thấy nổi lên hai cái “tôi” rất thú vị, một cái tôi ngông cuồng, mạnh mẽ dám thách thức cả tạo hóa, đất trời để đạt được khát vọng cá nhân. Và một cái tôi cũng rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên như một đứa trẻ, bồng bột và có những mộng tưởng rất đỗi hoang đường, nhưng lại rất trẻ trung và tràn trề sức sống. Tổng hòa hai cái tôi tưởng chừng như biệt lập ấy lại mang đến cho nhà thơ một chân dung riêng, một màu sắc riêng trong thế giới thi ca vốn lắm kẻ nhân tài này.

Sau 4 câu thơ mở đầu, bộc lộ khát vọng mãnh liệt, nồng nàn của nhà thơ về mùa xuân thì 9 câu thơ tiếp theo chính là bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đôi mắt tình tứ của Xuân Diệu.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của một con người yêu mùa xuân như Xuân Diệu quả thực có những cái tinh tế, những cái đẹp khác với người thường. Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định. Đồng thời thông qua âm điệu của bài thơ, cùng với điệp khúc “Này đây…” người ta dễ dàng liên tưởng đến đến một khúc ca mùa xuân với những âm điệu rộn ràng, mà tác giả là người có tâm hồn khoáng đạt, đắm say với từng lời ca. Mở đầu người ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên với hình ảnh bướm dập dờn tung cánh khoe điệu vũ, ong thì mải miết kiếm tìm mật ngọt, thứ vốn là kết tinh quý giá của tự nhiên. Và nếu đã có ong, có bướm, lại có cả mật ngọt thì dĩ nhiên hình ảnh hoa cỏ rực rỡ, và “đồng nội xanh rì” mở ra không gian thiên nhiên rộng lớn là không thể nào thiếu được.

Đã có hoa, thì đâu thể thiếu lá để tô điểm thêm cho bức tranh được hoàn chỉnh, hình ảnh “lá của cành tơ phơ phất”, người ta thấy một cái gì đó mềm mại lắm, tươi trẻ lắm, gợi ra một mùa xuân vừa mới chớm, rất tình tứ và gợi cảm. Về phần hình là vậy, về phần âm thanh, Xuân Diệu đã rất tinh tế khi chọn “khúc tình si” của yến anh – vốn là loài chim tượng trưng cho mùa xuân làm bản nhạc đệm cho bức tranh thiên nhiên thêm rộn ràng. Thế nhưng tất cả sẽ thật ảm đạm, nếu thiếu đi cái ánh sáng, cái màu nắng nhàn nhạt của đất trời lúc vào xuân. Xuân Diệu viết “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, ánh sáng chớp hàng mi là gì sao nghe lạ quá, nhưng đứng dưới cương vị của nhà thơ, đó là thứ ánh sáng tuyệt vời và ấm áp, tươi đẹp biết bao, để người ta không nỡ lòng tránh đi mà đứng ngay giữa đất trời để tận hưởng cảm giác nắng bao trùm thân thể, thấy được nắng xuyên qua rèm mi buông. Không quá gắt, không quá chói như nắng hạ, cũng không ảm đạm, ưu sầu như đông, đó là thứ ánh sáng vừa đủ mỹ lệ, vừa đủ ấm áp làm tôn lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong lòng tác giả. Xuân Diệu vẽ vài nét vậy thôi, thế nhưng người ta đã liên tưởng đến một khu vườn đậm sắc, đậm hương với những gam màu tươi trẻ, với những âm thanh rộn ràng, và với cả thứ ánh sáng ấm áp, dịu dàng đáng khao khát. Có thể nói rằng xuân đẹp như thế, thì có tiếc gì mà người ta không khao khát, không ước vọng chứ.

Và dĩ nhiên rằng trong thơ của Xuân Diệu thì chẳng thể nào thiếu vắng đi dáng hình của tình yêu được, bởi thiếu tình yêu thì dường như bức tranh thiên nhiên mùa xuân vốn đại diện cho tuổi trẻ cũng trở nên nhạt nhòa, thiếu sức sống. Cái tài của Xuân Diệu ấy là lồng ghép ba từ “tuổi trẻ” “mùa xuân” và “tình yêu” vào trong một ý thơ, người ta không cần đọc nhiều nhưng cũng đã thấy đủ cả ba yếu tố ấy. Xuân Diệu luôn để cho bức tranh của mình được tương xứng, sự vật nào cũng có đôi có cặp và phát ra những dấu hiệu của tình yêu của tuổi trẻ. Ví như ong thì dĩ nhiên là đi đôi với bướm, và nhà thơ gợi ra yếu tố tình yêu trong cụm “tuần tháng mật” tức là chỉ khoảnh khắc ngọt ngào hạnh phúc nhất của những đôi lứa yêu nhau đắm say. Hoặc là hoa thì cũng thành một cặp với “đồng nội xanh rì”, rất tương xứng, gam màu rực rỡ của hoa lá kết hợp với màu xanh bát ngát của đồng nội cỏ, gợi ra nghĩ đến một tình yêu vừa dịu dàng, êm đềm, vừa có những xúc cảm cháy bỏng, nồng nàn. “Lá của cành tơ phơ phất” ta lại nghĩ đến những con người trẻ tuổi, đang theo đuổi tình yêu, kẻ quyến rũ, lả lướt người trầm mê đắm đuối, cũng rất có phong vị yêu đương.

Đến “yến anh” thì đã quá rõ ràng, bởi chúng vốn đã là một cặp tình nhân chung thủy, biết bao đời nay người ta vẫn thường ca ngợi, khía cạnh tình yêu ở đây lại được bộc lộ qua âm sắc của “khúc tình si”, ngọt ngào, sâu sắc và đầy đắm say. Cuối cùng đến câu “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, câu thơ mang đến cho chúng ta nhiều liên tưởng thú vị? Ta cứ tạm phân ra hai trường hợp, nếu người có rèm mi ấy là một cô gái xuân sắc, đang độ đôi mươi, thì chắc hẳn là người mà Xuân Diệu hằng để ý, hằng khao khát một tình yêu tuyệt vời. Hoặc nếu như là nhà thơ, thì có lẽ rằng tình yêu của ông chính là mùa xuân, chính là cuộc đời tươi trẻ đang hằng hiện trước mắt. Và có lẽ đúng thế thật tình yêu trong thơ của Xuân Diệu không chỉ hữu hạn trong tình yêu đôi lứa, mà nó còn là tình yêu với thiên nhiên, với cây cỏ, tình yêu với cuộc đời với tuổi trẻ một cách sâu sắc và thấm thía. Thế nên khi thấy Xuân Diệu tiếc nuối, khao khát thì thường thấy những thứ ấy trở đi trở lại trong thơ ông. Nhận định này có thể dễ dàng chứng minh qua hai câu thơ cuối đoạn “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa/ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.

Tôi biết có rất nhiều người, mỗi buổi sớm thức dậy đối với họ là sự mệt mỏi đang đón chờ, công việc và áp lực cuộc sống chồng chất, người ta đôi lúc chỉ muốn được nhắm mắt thêm chút nữa. Nhưng Xuân Diệu thì khác, ông có một trái tim nhiệt huyết, nồng nàn, một niềm tin yêu vào cuộc sống, thế nên đối với ông mỗi một buổi sáng đã là một niềm vui quý giá, và cái người ta cần làm là tận hưởng nó cho thỏa sức. Bên cạnh đó niềm khao khát mãnh liệt của nhà thơ với mùa xuân cũng tương tự như cái cách mà người trẻ theo đuổi tình yêu vậy, rất nồng nàn, rất đắm say thế nên tháng Giêng tháng của mùa xuân nó cũng hấp dẫn, căng tràn sức sống như đôi môi ngọt ngào căng mọng của thiếu nữ độ hai mươi vậy.

Như vậy có thể thấy trong 13 câu thơ đầu Xuân Diệu vừa bộc lộ cái tôi cá nhân đặc biệt của mình đồng thời cũng bày tỏ nỗi lòng khao khát mãnh liệt về mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ thông qua bức tranh khung cảnh mùa xuân đầy đủ hương, sắc, vị. Thông qua đó tác giả còn cho chúng ta nhận ra một chân lý rằng cái đẹp của tạo hóa luôn ngự trị ở xung quanh chúng ta, chứ không phải là một chốn thần tiên, cõi phật nào cả, vấn đề là con người có đủ tình yêu, sự tinh tế để cảm nhận và tận hưởng chúng hay không mà thôi.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 17)

Thơ Xuân Diệu là “vườn mơn trớn”, ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với những vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn”. Đặc biệt khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng” là một trong những bài thơ của thi sĩ đã bộc lộ cái tôi trữ tình độc đáo, đầy sức sáng tạo của thi sĩ Xuân Diệu.

Bài thơ “Vội vàng” được thi sĩ Xuân Diệu lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mùa xuân, của tình yêu và của lòng người. Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên trong mùa xuân, nó khiến cho lòng người lâng lâng và không thể cưỡng lại nổi sức hút hút.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của ong bướm này đây khúc tình si.

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: “Tôi muốn tắt nắng/ tôi muốn buộc gió”. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa tự nhiên. Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió ”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này.

Thật vậy mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Với Xuân Diệu không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “muốn” – “tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ, qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa.

Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng ”này đây”. Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Vì vậy, “ong bướm, yến anh” được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ và “bướm lả ong lơi“ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và hơn thế “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp.những mĩ từ được sử dụng mang tính gợi hình cao “Hoa“ nở trên nền “xanh rì“ của đồng nội bao la, “lá” của “cành tơ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “tơ phơ phất” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một khu vườn thiên nhiên sống động đầy sắc màu, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.

Điệp từ “này đây” đứng đầu câu và được nhắc đi nhắc lại bốn lần vừa mang tính chất liệt kê, vừa mang tính chất khẳng định, nhấn mạnh vừa như muốn sở hữu những vẻ đẹp đang tràn đầy ở ngoài kia. Sau mỗi từ “này đây” là một loạt những hình ảnh tươi đẹp hiện ra “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”. Đó đều là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, của những gì thanh khiết và tươi đẹp nhất. Tất cả những hình ảnh ấy khiến cho thi sĩ động lòng và muốn sở hữu. Đây có thể nói là khát khao, là ước muốn mãnh liệt nhất mà Xuân Diệu đang muốn sở hữu.

Chính cái nhìn của ”cặp mắt xanh non biếc rờn” luôn lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp đã tạo nên vẻ riêng độc đáo trong bức tranh mùa xuân của thi sĩ. Chúng ta có thể nhận thấy nhà thơ miêu tả bướm ong đang sống trong tuần tháng mật, cành xuân thì thành cành tơ đầy sức sống, tiếng hát của yến anh cũng thành điệu tình si rộn ràng. Tất cả vạn vật đều đang trong trạng thái hạnh phúc. Và táo bạo nhất là cách so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” thật gần gũi và gợi cảm. Dưới con mắt “xanh non” của thi sĩ, mùa xuân tựa như một cô gái kiều diễm, hồng hào, tình tứ đầy hấp dẫn.

Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui tươi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này.

Xuân Diệu đã vẽ lên trước mắt người đọc cả thế giới sống động, thể hiện “nguồn sống dạt dào”. Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời và tài hoa. Thi sĩ đã vẽ lên trong tâm tưởng người đọc một bức tranh thiên nhiên nơi trần thế tuyệt đẹp.

Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (mẫu 18)

Mỗi nhà thơ đến với văn đàn đều mang một dấu ấn riêng, mang một cặp mắt mới để lưu dấu trong lòng bạn đọc, nếu đôi mắt thơ của Huy Cận mang nét buồn không gian, thì đôi mắt thơ Xuân Diệu lại là cặp mắt xanh non biếc rờn để bao luyến cảnh sắc nhân gian, để đem trái tim và bầu máu nóng của mình mang đến sức sống cho nhân thế. Khổ thơ đầu bài thơ Vội vàng đã mang đậm nét hồn ấy.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Tưởng như hồn thơ dạt dào và tươi trẻ của Xuân Diệu đã biến câu thơ thành những dòng nhựa sống chảy tràn từng câu chữ, nhưng không chỉ vậy, Xuân Diệu còn muốn đoạt quyền của tạo hóa để biến trần gian thành một bữa tiệc thắm sắc đượm hương. Ước muốn mãnh liệt này xuất phát từ cái tôi yêu trần thế nồng nàn tha thiết, muốn mang cả bầu thơ túi rượu để được nâng chén cùng thiên nhiên. Với Xuân Diệu, nếu nhân gian chỉ là một bức tranh với những gam màu nhạt nhòa, và những hương sắc nhạt phai thì đó không còn là thế giới mà thi nhân hằng ao ước, hằng ham muốn đem bầu máu nóng và tình yêu của mình để hiến dâng cho nó nữa.

Nếu như ở những dòng thơ mở đầu, là lời tỏ bày mãnh liệt ham muốn được tắt nắng buộc gió để lưu giữ thanh sắc trần gian thì đến những dòng thơ tiếp theo, Xuân Diệu không chỉ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên như một mâm tiệc mùa xuân khổng lồ, mà còn đưa đến cho người đọc cách cảm nhận mới mẻ về cuộc sống:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của ong bướm này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng

<

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button