Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân – Thủ thuật – TaimienPhi.vn

Đề bài: Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân

phan tich 4 cau tho mieu ta thuy van

Bài văn mẫu Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân trong Truyện Kiều

Bài làm:

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không còn là cái tên xa lạ đối với mỗi chúng ta.Nhớ đến ông là nhớ đến tác phẩm “Truyện Kiều” – một kiệt tác của nền văn học nước nhà. Trong tác phẩm, Nguyễn Du không chỉ miêu tả vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều mà ông còn khắc họa vẻ đẹp mang nét riêng biệt của Thúy Vân qua bốn câu thơ:

“Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế mà tác giả đã phác họa được chi tiết vẻ đẹp của một “tuyệt thế giai nhân”, một thiếu nữ “sắc nước hương trời”. Khác với vẻ đẹp “sắc sảo”, “mặn mà” của Thúy Kiều, Thúy Vân lại mang vẻ đẹp “trang trọng”. Đó là vẻ đẹp toát tên từ con người cao sang, đứng đắn và quý phái ít ai có được. Thúy Vân có vẻ đẹp hài hòa từ ngoại hình đến tính cách, mỗi nét trên gương mặt của nàng đều thể hiện điều đó. Khuôn mặt Vân tròn đầy và hiền dịu như ánh trăng đêm rằm. Nằm dưới đôi lông mày dài, hơi đậm là một đôi mắt đẹp được ví với “mắt phượng mày ngài”. Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả rằng: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả”. Nụ cười của nàng tươi tắn như những bông hoa đang khoe sắc hương thơm ngát, giọng nói của nàng ngọt ngào, êm dịu và trong trẻo, thánh thót như tiếng rung của ngọc. Nguyễn Du miêu tả những chi tiết ấy nhằm mục đích làm nổi bật, nhấn mạnh đến vẻ đẹp phúc hậu, cốt cách thanh tao, trong trắng và sự đoan trang của Thúy Vân.

Đọc thêm:  Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích hình tượng bác Hồ trong bài thơ Viếng

Bút pháp tiêu biểu của văn học trung đại là bút pháp ước lệ tượng trưng. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để bút pháp này để đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ đã lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”.Biện pháp nhân hóa làm thiên nhiên cũng có hành động như con người đã khiến bạn đọc nhận thấy dường như tạo hóa đang cúi đầu e lệ trước vẻ đẹp “quốc sắc thiên hương” của nàng. Vẻ đẹp chân thực ấy khiến chúng ta thêm yêu quý và trân trọng. Mây của thiên nhiên thua nàng cả về màu sắc đen óng và mềm mượt của mái tóc. Tuyết ngoài bầu trời có sẵn màu trắng tinh khôi mà cũng không thể sánh được với làn da mịn màng như ngọc ngà của Thúy Vân.

Sắc đẹp viên mãn của Vân được so sánh với “trăng”, “hoa”, “mây”, “tuyết”, “ngọc”, đó đều là những vẻ đẹp cao quý của thiên nhiên. Nguyễn Du như một nhà họa sĩ tài ba đã phác thảo nên điểm nổi bật về chân dung Thúy Vân. Ẩn chứa đằng sau bức họa ấy là thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả. Hai từ ngữ “trang trọng” và “đoan trang” đã gợi tả được cái “thần” trong bức chân dung người giai nhân. Đồng thời, vẻ đẹp dịu hiền, phúc hậu thể hiện qua các đường nét như khuôn mặt, mái tóc, nụ cười, giọng nói, làn da cũng ẩn dụ cho cuộc đời của nàng về sau sẽ bình lặng, êm đềm, không gặp phải nhiều tai ương, trắc trở. Đó cũng là niềm mong muốn của tác giả bởi ông luôn có tấm lòng nhân đạo đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ông đã đau xót mà thốt lên rằng:

Đọc thêm:  Viết về một cảnh đẹp đất nước qua tranh, ảnh của cảnh đẹp ấy

“Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh như là lời chung”.

Khắc họa vẻ đẹp phúc hậu khiến thiên nhiên phải lùi bước, nhường nhịn cũng là dụng ý, là mong ước của Nguyễn Du dành cho số phận của Thúy Vân sẽ không gặp phải bất hạnh như người chị của mình.

Đoạn thơ đã khép lại nhưng người đọc không thể quên hình ảnh một Thúy Vân mang vẻ đẹp “trang trọng khác vời” được Nguyễn Du khắc họa bằng những từ ngữ tinh tế, hàm súc. Thời gian trôi đi tính đến nay cũng đã khoảng hai thế kỉ nhưng những vần thơ của ông luôn được bạn đọc các thế hệ khắc ghi. Và những sự khắc ghi đó cũng là câu trả lời cho nỗi băn khoăn của đại thi hào lúc sinh thời:

“Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Cùng xem thêm các nội dung soạn bài, phân tích bài Truyện Kiều

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-4-cau-tho-mieu-ta-thuy-van-42029n.aspx – Tóm tắt Truyện Kiều– Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều– Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button