Phân tích bài thơ Quốc tộ ( Vận nước) của thiền sư Pháp Thuận

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn nêu Phân tích bài thơ Quốc tộ ( Vận nước) của thiền sư Pháp Thuận? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

QUỐC TỘ

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình.

Vô vi cu diện các,

Xứ xứ tức đao binh.

(Pháp Thuận) VẬN NƯỚC Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

(Đoàn Thang dịch)

Tóm tắt về tác giả, tác phẩm trước khi phân tích bài Quốc tộ (Vận nước)

Phân tích bài thơ Quốc tộ ( Vận nước) của thiền sư Pháp Thuận ngắn gọn, hay nhất

1. Giới thiệu tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán. Theo chi chép trong sách Thiền uyển tập anh thì khi sư đã tu hành đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với “sấm ngữ”. Thời Lê Đại Hành mới dựng nước, nhà sư tham gia đắc lực vào việc hoạch định sách lượng, được vua kính trọng. Cũng theo nhận xét trong Thiền uyển tập anh ông là người “bác họ, công thi” ( học rộng, thơ hay). Ông từng là cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

Đây không phải là một bài thơ sáng tác độc lập mà chỉ là câu trả lời Lê Đại Hành khi vua hỏi về vận nước ngắn dài (nguyên văn: “đế thường vấn sư dĩ quốc tộ đoản trường, sư vấn: Quốc tộ như đằng lạc…” – vua thường hỏi sư về vận nước ngắn dài như thế nào, sư nói: Vận nước như dây mây leo quấn quýt…)

Chú ý nhận xét về tính chất “sấm ngữ” trong những lời thiền sư Pháp Thuận nói. “Sấm” là lời tiên đoán việc tương lai. Người xưa tin rằng có những nhà tiên tri có khả năng tiên đoán việc tương lai. Bình luận về hiện tượng các Thiền sư hay nói những lời có dáng vẻ sấm truyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Đang Thục viết “Tiên tri sấm kí là khuynh hướng rất thực tiễn, có hoài vọng chiếm đoạt huyền năng tạo hóa để phụng sự cho nền thịnh vượng của quốc gia”

2. Đôi nét về tác phẩm

+ Đặc điểm về nội dung

– Hai câu thơ đầu:

“Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

(Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình)

Tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” vừa nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự lâu dài, sự phát triển thịnh vượng.

Một lời tiên đoán đầy tính khích lệ về tương lai của đất nước: “Triển vọng của đất nước là tốt đẹp, bền vững. Trời Nam mở ra vận hội thái bình. Hình ảnh “Nam thiên” (trời Nam) nói lên niềm tự hào kín đáo mà sâu sắc của tác giả về một đất nước độc lập so với Bắc quốc (có thể liên hệ với Đại cáo bình Ngô để thấy mạch tiếp nối của ý thức độc lập dân tộc này).

– Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước:

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh

(Vô vi ở nơi cung điện

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh)

Một đường lối chính trị cho đấng quân vương: Để xây dựng được nền hòa bình vững chắc ấy, cần “vô vi”, không làm gì trái với tự nhiên, trái với đạo đức. Để cho nhân dân được an vui, hạnh phúc thì chỉ cần nhàn nhã ngồi trong chốn điện các mà khắp nơi yên ổn.

Đỗ Pháp Thuận khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên “vô vi” tức là thuận theo quy luật tự nhiên, dùng phương sách “đức trị” lấy đức mà giáo hóa dân. Được như vậy thì đất nước thái bình, thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không còn nạn đao binh.

+ Đặc điểm về nghệ thuật

Sử dụng hình ảnh sinh động: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chắc của vận nước. Tác giả trước hết tiên đoán về vận hội tốt đẹp của đất nước đang mở ra, sau đó đưa ra lời khuyên kín đáo về chiến lược trị nước bằng “vô vi” nên chắc chắn dễ được tiếp nhận

Hai câu thơ 3 và 4 đối nhau tạo nên một hình tượng không gian rất thú vị: “Vô vi cư điện các” (Trị vì trong chốn điện các theo đạo vô vi) thì “Xứ xứ tức đao binh” (Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh). Một tâm điểm nhỏ bé là cung điện, lầu các có thể phát ra nguồn năng lượng mạnh mẽ có khả năng chấm dứt binh đao, loạn lạc, trong một không gian bao la của đất nước. Tính thuyết phục của nguyên lý đức trị ngầm ẩn trong hai câu thơ.

Dàn ý Phân tích bài thơ Quốc tộ

Phân tích bài thơ Quốc tộ ( Vận nước) của thiền sư Pháp Thuận ngắn gọn, hay nhất (ảnh 2)

I. Những tri thức bổ trợ

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán. Theo chi chép trong sách Thiền uyển tập anh thì khi sư đã tu hành đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với “sấm ngữ”. Thời Lê Đại Hành mới dựng nước, nhà sư tham gia đắc lực vào việc hoạch định sách lượng, được vua kính trọng. Cũng theo nhận xét trong Thiền uyển tập anh ông là người “bác họ, công thi” (học rộng, thơ hay). Ông từng là cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

Đây không phải là một bài thơ sáng tác độc lập mà chỉ là câu trả lời Lê Đại Hành khi vua hỏi về vận nước ngắn dài (nguyên văn: “đế thường vấn sư dĩ quốc tộ đoản trường, sư vấn: Quốc tộ như đằng lạc…” – vua thường hỏi sư về vận nước ngắn dài như thế nào, sư nói: Vận nước như dây mây leo quấn quýt…).

Chú ý nhận xét về tính chất “sấm ngữ” trong những lời thiền sư Pháp Thuận nói. “Sấm” là lời tiên đoán việc tương lai. Người xưa tin rằng có những nhà tiên tri có khả năng tiên đoán việc tương lai. Bình luận về hiện tượng các Thiền sư hay nói những lời có dáng vẻ sấm truyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Đang Thục viết “Tiên tri sấm kí là khuynh hướng rất thực tiễn, có hoài vọng chiếm đoạt huyền năng tạo hóa để phụng sự cho nền thịnh vượng của quốc gia”

II. Phân tích tác phẩm

1. Đặc điểm về nội dung

– Hai câu thơ đầu:

“Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

(Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình)

Tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” vừa nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự lâu dài, sự phát triển thịnh vượng.

Một lời tiên đoán đầy tính khích lệ về tương lai của đất nước: “Triển vọng của đất nước là tốt đẹp, bền vững. Trời Nam mở ra vận hội thái bình. Hình ảnh “Nam thiên” (trời Nam) nói lên niềm tự hào kín đáo mà sâu sắc của tác giả về một đất nước độc lập so với Bắc quốc (có thể liên hệ với Đại cáo bình Ngô để thấy mạch tiếp nối của ý thức độc lập dân tộc này).

Đọc thêm:  Bài văn Làm sáng tỏ nhận định Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy

– Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước:

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh

(Vô vi ở nơi cung điện

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh)

Một đường lối chính trị cho đấng quân vương: Để xây dựng được nền hòa bình vững chắc ấy, cần “vô vi”, không làm gì trái với tự nhiên, trái với đạo đức. Để cho nhân dân được an vui, hạnh phúc thì chỉ cần nhàn nhã ngồi trong chốn điện các mà khắp nơi yên ổn.

Đỗ Pháp Thuận khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên “vô vi” tức là thuận theo quy luật tự nhiên, dùng phương sách “đức trị” lấy đức mà giáo hóa dân. Được như vậy thì đất nước thái bình, thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không còn nạn đao binh.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

Sử dụng hình ảnh sinh động: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chắc của vận nước. Tác giả trước hết tiên đoán về vận hội tốt đẹp của đất nước đang mở ra, sau đó đưa ra lời khuyên kín đáo về chiến lược trị nước bằng “vô vi” nên chắc chắn dễ được tiếp nhận

Hai câu thơ 3 và 4 đối nhau tạo nên một hình tượng không gian rất thú vị: “Vô vi cư điện các” (Trị vì trong chốn điện các theo đạo vô vi) thì “Xứ xứ tức đao binh” (Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh). Một tâm điểm nhỏ bé là cung điện, lầu các có thể phát ra nguồn năng lượng mạnh mẽ có khả năng chấm dứt binh đao, loạn lạc, trong một không gian bao la của đất nước. Tính thuyết phục của nguyên lý đức trị ngầm ẩn trong hai câu thơ.

Dàn bài phân tích bài thơ Quốc tộ của Pháp Thuận

1. Mở bài

– Đôi nét về thời đại, tác giả:

+ Thiền sư Pháp Thuận được xem là một vị cao tăng đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc trị bình thời vua Đinh Tiên Hoàng.

+ Ông cũng là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam thời trung đại.

– Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của ông được xếp vào vị trí khai sáng cho nên văn học viết bằng chữ Hán của dân tộc ta.

– Chuyển ý

2. Thân bài

a. Khái quát thể loại, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

– Bài thơ Vận nước được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với đặc trưng cơ bản là cô đọng, hàm súc, thường dùng hình tượng tự nhiên để biểu đạt tư tưởng.

– Bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đương thời bởi nhà sư vốn rất được nhà vua tin cậy, tôn kính.

b. Phân tích hai câu thơ đầu

– Mượn hình ảnh dây mây quấn quýt để miêu tả vận nước vừa dễ hình dung vừa thể hiện được lòng tin, niềm tự hào của tác giả về đất nước.

– Cụm từ “Nam thiên lí” có cái rộng lớn, mênh mông như tầm vóc giang san gấm vóc.

→ Một câu thơ năm chữ vừa trình bày vừa miêu tả vừa hàm ẩn một niềm tự hào sâu thẳm của nhà thơ về đất nước mình.

c. Phân tích hai câu thơ cuối

– Vô vi có thể được xem là nhãn tự của bài thơ và dù hiểu theo góc nhìn tôn giáo nào thì cũng toát lên một tinh thần nhân ái trong đạo trị quốc, bình thiên hạ.

– Hai câu thơ là lời khuyên của nhà sư trước hết dành cho vị vua đang trị vì đất nước sau đó là lời nhắn nhủ cho hậu thế: Người lãnh đạo quốc gia nếu không tham vọng bá quyền, không hiếu chiến thì nền thái bình sẽ ngự trị trên thế giới đẹp đẽ này.

3. Kết bài

– Tổng kết nội dung, nghệ thuật của bài thơ

– Cảm nghĩ của người viết.

Phân tích bài thơ Quốc tộ của Pháp Thuận – Bài mẫu 1

Đỗ Pháp Thuận là nhà thơ nổi tiếng của thời Đinh – Tiền Lê. Tác phẩm ông viết ra đã mang những dấu ấn rất sâu sắc và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của tổ quốc, tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài Quốc Tộ của Đỗ Pháp Thuận.

Đỗ Pháp Thuận là một nhà nho yêu nước, tư tưởng của ông đã thấm nhuần trong nền văn học và có sức ảnh hưởng rất lớn lao nó mang đậm giá trị cốt lõi và những giá trị lịch sử sâu sắc. Bài Quốc tộ nói về vận mệnh của một đất nước, đó là một đất nước hào hùng và cũng có những ảnh hưởng tới sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước. Hình ảnh đất nước đã được tác giả thể hiện rất sâu sắc trong bài viết của mình, đó là một hình ảnh đất nước hào hùng và bi tráng. Vận mệnh của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng, nó mang những âm thanh rất đặc sắc và mang đậm hình ảnh về một đất nước thái bình. Vận mệnh đất nước được tác giả miêu tả và so sánh như mây leo, ở đây có sự so sánh như vậy là do hình ảnh vận nước có ảnh hưởng lớn tới dân chúng, nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc không thì đều phụ thuộc vào vận mệnh đất nước thịnh hay suy, hàng loạt những hình ảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh đất nước hào hùng này:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình.

Vô vi ở nơi cung điện,

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Vận nước ở đây được hiểu là tình hình đất nước thịnh hay suy, nó được sử dụng như những sợi mấy leo quấn quýt bởi nó có ảnh hưởng lớn tới nhiều yếu tố khác, vận nước ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân, nhân dân có thịnh hay suy hay không đều là do vận nước quy định, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình của nhân dân, nhân dân ấm no hạnh phúc khi được sống trong cảnh thái bình, nhân dân được tự do hạnh phúc, trong khi ở cõi trời Nam đang mở ra một cảnh thái bình nhân dân có cơm ăn áo mặc có được cuộc sống sung túc và giàu tình yêu thương giữa con người với con người.

Cuộc sống của nhân dân có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước đó là một hình ảnh đất nước thái bình nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc, vận mệnh đất nước chi phối những điều đó và nó có sức ảnh hưởng rất lớn, tác giả đang lo cho vận mệnh của đất nước vì đang có những cảm xúc đặc biệt trong một xã hội thái bình, nhân dân có đầy đủ cơm ăn và có đủ điều kiện để lo cho chính bản thân mình. Vận nước được tác giả nêu lên ở đây là đang trong cảnh thái bình, nhân dân được sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc, nhân dân có đủ điều kiện để mưu sinh và nó gắn với đó là tá giả đang mong muốn cho đất nước được thái bình đất nước thịnh vượng và nhân dân có đủ điều kiện để phát triển, mong muốn cho nhân dân có cuộc sống hạnh phúc ấm no, nó ảnh hưởng lớn đến đất nước và cũng chi phối nhiều điều đến vận mệnh của đất nước.

Xuất phát là một nhà nho yêu nước, ông luôn có tinh thần cởi mở và mở rộng được tầm nhìn cũng như suy nghĩ của mình, với tấm lòng yêu nước thương dân của mình ông luôn để lại những ảnh hưởng lớn đến người đọc và những chi tiết trong bài viết mà ông viết ra nó mang một sức ảnh hưởng và tầm nhìn lớn, khi tác giả có tài nhìn xa trông rộng, nhìn ra vận mệnh của một đất nước của mình, một hình ảnh đất nước anh hùng thái bình nhân dân không phải sống trong cảnh lầm than, một cuộc sống hào hoa tráng lệ đã diễn ra khi vận nước mãi được bình yên, nhân dân sẽ có đủ điều kiện để phát triển bản thân mình trong một xã hội công bằng tự do không có sự áp bức bóc lột nữa. Tác giả luôn mong ước và có khát vọng lớn lao về một đất nước anh hùng hào hùng và có sự ảnh hưởng lớn đến nhân dân. Hình ảnh về một đất nước thái bình đã được tác giả thể hiện sâu sắc trong bài thơ nó mang một âm hưởng rất sâu sắc, trong khi nhân dân được sống trong cảnh thái bình thì ở điện vô vi những cung điện, không còn chiến tranh không còn chết tróc và mở ra một thời kì tươi sáng cho nhân dân, ở đâu cũng hết đao binh không còn giết chém nữa. Nhân dân được sống trong cảnh bình an.

Đọc thêm:  Nghị luận về ý kiến Bộ lông làm đẹp con công, học vấn ... - VnDoc.com

Từ “vô vi” ở đây có ý nghĩa rất sâu sắc nó khuyên ngăn con người trở thành một người tài đức và có sự ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật xây dựng hình tượng của tác giả. Đó là một hình ảnh về một đất nước hào hùng trong hai câu thơ đầu, đó là tình yêu mến đối với đất nước, những mong ước của tác giả về một thời kì thịnh vượng. Tác giả đang có những cảm xúc lớn lao đối với nó và cũng ảnh hưởng sâu rộng tới hình ảnh về một đất nước anh hùng hòa bình, nhân dân được sống một cuộc sống hết sức anh hùng và hào hùng, chúng đã tạo nên một âm điệu và cả những cảm hứng rất lớn và sâu sắc trong lòng người đọc, khát khao hòa bình, đó là những tình cảm đặc biệt mà tác giả thể hiện trong bài thơ này, đó là niềm tin tươi sáng và mở ra cho mỗi chúng ta những hình tượng thơ đặc sắc.

Hai câu thơ cuối tác giả đã nói về quá trình đấu tranh để đạt được độc lập tự do và nó mang một âm hưởng nhẹ nhàng và có sức lay chuyển mạnh mẽ tới người đọc. Và những điều đó đã tạo nên trong con người của tác giả những cảm xúc đặc biệt và mang những điều thật lạ lùng. Sự đấu tranh đó diễn ra trong một quá trình không phải một ngày hai ngày mà nó là cả một quá trình, quá trình hành động và phát triển trong nhân dân, cho dân chúng. Nó mang những âm hưởng của đời sống và có sức gợi tả sâu sắc, trong cung điện hào hoa đó sẽ xuất hiện những hình ảnh anh hùng không còn là chết chóc hay những đổ máu tang thương nữa. Tác giả đang hình dung về một đất nước không có chiến tranh, nó tạo ra cho mỗi con người niềm tin và những ảnh hưởng đó có tác động lớn đến nhân dân và mang đậm những phong vị của quê hương đất nước, tình yêu mến của tác giả đã và đang diễn ra rất sôi động và nó có ảnh hưởng lớn đến niềm tin. Và những tác động đó cũng ảnh hưởng lớn đến tâm trạng thời thế cũng như vận mệnh về một đất nước mến thương.

Khắp mọi nơi trên trái đất đã không còn hình ảnh đao binh nữa, tất cả bị dập tắt không còn chiến tranh chết chóc bi thương nữa. Nó có ảnh hưởng lớn đến những điều lớn lao và có sức gợi tả những điều đáng quý trong tâm hồn của tác giả. Mỗi tác giả đều có những ảnh hưởng và sức ảnh hưởng tới cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, sự mong ước và khát vọng lớn lao xuất hiện trong tâm hồn của tác giả, vì vậy nó ảnh hưởng lớn tới thơ ca và những lời văn mà ông đang thể hiện trong bài viết của mình. Trong cung điện đó có những hình ảnh mang dấu ấn của những hình ảnh đặc biệt và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Những vần thơ mà ông viết ra đã mang đậm tình yêu đối với quê hương đất nước, mong ước về một đất nước thái bình, một đất nước không còn chiến tranh nhân dân sống trong cảnh thái bình, nhân dân không phải chịu nhiều khó khăn cực khổ nữa, điều đó có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh về quê hương đất nước và mang những âm điệu sâu sắc.

Khắp nơi trên cung điện này đều đã thể hiện những điều vô cùng lớn lao và trong khoảng không gian rộng lớn này, vận mệnh đất nước đã đang tác động đến cuộc sống của nhân dân. Nhân dân có điều kiện phát triển mạnh mẽ và ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Và những điều đó tạo nên một không gian văn hóa rộng lớn và có sức ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi người và tới một đất nước mến thương của dân tộc Việt Nam.

Tình yêu quê hương đất nước của tác giả đã và đang được thể hiện sâu sắc trong bài viết này. Nó tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng và thể hiện được tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn của tác giả, thể hiện những điều nhẹ nhàng và có sức ảnh hưởng lớn lao trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước. Một đất nước đã hào nhoáng và in đậm chất thái bình thịnh vượng, mang dấu ấn sâu sắc về một hình ảnh đất nước an bình và nhân dân được sống trong cảnh bình an thịnh vượng.

Phân tích bài thơ Quốc tộ của Pháp Thuận – Bài mẫu 2

Đỗ Pháp Thuận là nhà thơ đi đầu trong phong trào yêu nước và khát vọng giành độc lập của dân tộc tiêu biểu cho những nguồn cảm hứng đó là bài thơ Quốc Tộ.

Vận nước được tác giả viết ngay sau khi tác giả trả lời kế sách bình thiên hạ với Lê Đại thành sau năm 981. Mở đầu tác giả dùng lối nghệ thuật so sánh: “Quốc tộ như đằng lạc”. “Quốc tộ” là việc nước. Nói đến đất nước là bàn về “việc nước” lúc đó chúng ta thường nghĩ đến những kế sách dựng nước bảo vệ đất nước, nó được những vị hiền tài của đất nước đưa ra những trí tuệ sáng tạo, câu thơ tác giả dung để so sánh làm tăng độ cứng rắn và chất thép trong câu thơ. Việc nước có ý nghĩa khái quát như đối nhân xử thế, đối nội, đối ngoại với các nước láng giềng, chăm sóc muôn dân cho “sâu rễ bền gốc”, củng cố quốc phòng… Ý nghĩa của nó chẳng phải chỉ sự vững bền, sự dài lâu, phát triển thịnh vượng. Tâm trạng của tác giả là tiếng nói của mọi người mọi thời. Yêu nước, mong muốn đất nước luôn sống trong cảnh thái bình:

Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lí thái bình

(Vận nước như mây quấn

Trời Nam mở thái bình)

Tuyên ngôn của hai câu thơ đầu là mục đích, là khát vọng hòa bình của tác giả đối với vận mệnh của đất nước, tiếp theo tác giả đã nói về quá trình đánh tan giặc ngoại xâm để giành được độc lập cho dân tộc muốn cho đất nước được thịnh vượng, phát triển, thái bình:

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao

Đây có lẽ là bài ca hòa bình, muốn đánh đổ giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, muốn cho dân chúng được an bình, có cuộc sống hòa bình đất nước được tự do không có chiến tranh bi thương tàn phá vì vậy vua quan cần có những giải pháp, và hành động thể hiện trách nhiệm của nhà vua với muôn dân:

Đọc thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói: Đừng trông đợi một phép màu hay một

“Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh”.

Đây là thái độ sống phù hợp với tự nhiên, không trái với qui luật tự nhiên. Trong bài thơ này tác giả đã sử dụng từ “vô vi” nó còn mang ý nghĩa khuyên con người hành động hợp với lẽ tự nhiên. Trách nhiệm của nhà vua là phải tu nhân tích đức, phải có sức cảm hóa dân mới được nhân dân khâm phục, noi gương làm theo. Câu thơ muốn nói đến trách nhiệm cao cả của nhà vua đối với muôn dân. Đức sáng, tâm trong mới quy tụ được sức dân. Vô vi do vậy là không nhũng nhiễu đời sống nhân dân, tự mình gây hấn… để cho nhân dân yên hưởng thái bình. Nhà vua phải hiểu được dân, ứng xử với dân hợp lí với qui luật tự nhiên ấy chẳng phải là kế sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả đó. Điều mà tác giả muốn thể hiện trong bài thơ này đó là khát vọng giành độc lập dân tộc cho nhân dân. Nếu muốn cho đất nước được tự do dân chúng cần đoàn kết với nhau để chống lại giặc ngoại xâm, muốn cho đất nước được tự do hòa bình, nhân dân sống trong cảnh đất nước thái bình, nhưng để đạt được điều đó vua quan phải là tấm gương sáng đi đầu trong phong trào yêu nước và có những hành động đi đầu cho nhân dân học tập.

Bài thơ đã giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về sự tự do của đất nước, cho ta niềm tin vững chắc vào kế trị nước lấy hòa bình, yên dân làm trọng.

Phân tích bài thơ Quốc tộ của Pháp Thuận – Bài mẫu 3

Thiền sư Pháp Thuận tên đầy đủ là Đỗ Pháp Thuận (915 – 990), không rõ quê quán, sống vào thời tiền Lê. Ông được xem là một vị cao tăng đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc trị bình thời vua Đinh Tiên Hoàng. Ông cũng là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam thời trung đại. Bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của ông được xếp vào vị trí khai sáng cho nền văn học viết bằng chữ Hán của dân tộc ta. Đây cũng có thể xem là bài thơ có tên tác giả rõ ràng và sớm nhất của văn học Việt Nam.

Vận nước như mây quấn,

Trời nam mở thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Bài thơ Vận nước được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với đặc trưng cơ bản là cô đọng, hàm súc, thường dùng hình tượng tự nhiên để biểu đạt tư tưởng. Theo các tài liệu lịch sử, bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đương thời bởi nhà sư vốn rất được nhà vua tin cậy, tôn kính. Tương truyền khi nhà sư đắc pháp, lời của ông thường ứng với lời sấm, rất được người lãnh đạo quốc gia và nhân dân tin phục.

Vận nước vốn là một khái niệm trừu tượng và biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu đã giúp cho hình tượng được cụ thể, sinh động hơn. Ban đầu bài thơ vốn không được tác giả đặt nhan đề mà chỉ bám vào câu hỏi của nhà vua để trả lời.

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình.

Mượn hình ảnh dây mây quấn quýt để miêu tả vận nước vừa dễ hình dung vừa thể hiện được lòng tin, niềm tự hào của tác giả về đất nước. Dây mây vốn dẻo dai, bền chắc và khi đã quấn quýt với nhau thì sẽ càng thêm bền chắc. Trong cái thế quấn quýt ấy còn gợi ra sự vươn cao, vươn xa trong một xu thế không ngừng lớn mạnh. Nếu như câu thơ thứ nhất gợi ra chiều cao thì câu thơ thứ hai gợi ra chiều rộng “Trời Nam mở thái bình”. Câu thơ dịch khá sát nghĩa với nguyên tác nhưng âm hưởng thì không thể gợi ra được cái khoáng đạt, mênh mông của câu thơ nguyên tác “Nam thiên lí thái bình”. Đó có thể là thế mạnh của từ Hán Việt, cụm từ “Nam thiên lí” có cái rộng lớn, mênh mông như tầm vóc giang san gấm vóc. Một câu thơ năm chữ vừa trình bày vừa miêu tả vừa hàm ẩn một niềm tự hào sâu thẳm của nhà thơ về đất nước mình. Cả một dải giang san đang trong cảnh thái bình quả thật là bức tranh đẹp, một vẻ đẹp bình yên mà bao thế hệ người Việt hằng đắp xây và gìn giữ. Sau này ba thế kỉ, thượng tướng Trần Quang Khải cũng hùng hồn tuyên bố:

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.

Đó là tư tưởng của một vị danh tướng vừa bước ra khỏi cuộc chiến chống ngoại xâm còn tư tưởng của một Thiền sư như Pháp Thuận thì lại có điểm rất đặc biệt:

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm vô vi, một khái niệm khá xa lạ với con người hiện đại nhưng rất quen thuộc với con người thời trung đại. “Vô vi” trước hết là khái niệm của Đạo giáo với chủ trương sống tự nhiên hài hòa, không quá ràng buộc bởi các quy luật xã hội. Pháp Thuận là một Thiền sư nên chữ vô vi của ông dùng cũng có thể là vô vi pháp của Phật giáo có nghĩa là từ bi, bác ái, vị tha. Còn với tư cách một người tham gia chính sự thời phong kiến thì vô vi của ông lại thiên về vô vi nhi trị của Nho gia có nghĩa là ung dung, tĩnh tại, không làm gì chỉ lấy đức mà trị dân. Vậy “vô vi” có thể được xem là nhãn tự của bài thơ và dù hiểu theo góc nhìn tôn giáo nào thì cũng toát lên một tinh thần nhân ái trong đạo trị quốc, bình thiên hạ. Hai câu thơ là lời khuyên của nhà sư trước hết dành cho vị vua đang trị vì đất nước sau đó là lời nhắn nhủ cho hậu thế. Đó cũng là chân lí của muôn đời nếu hiểu theo nghĩa tích cực, đúng đắn. Người lãnh đạo quốc gia nếu không tham vọng bá quyền, không hiếu chiến thì nền thái bình sẽ ngự trị trên thế giới đẹp đẽ này. Hình ảnh chốn chốn dứt đao binh quả thật là một viễn cảnh đáng mơ ước cho mọi người, mọi dân tộc.

Bài thơ Vận nước ra đời từ buổi sơ khai của nền văn học viết. Trải bao thăng trầm của lịch sử, bao cuộc binh đao đến hôm nay đất nước thái bình no ấm, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị. Một áng thơ ngũ ngôn hàm súc, cô đọng với một tầm tư tưởng cao thâm. Hơn thế, bài thơ đi vào lòng người bởi một tình yêu, niềm tự hào sâu sắc dành cho đất nước, bởi ước mơ và niềm tin vào tương lai của đất nước. Có ý kiến cho rằng nếu Nam quốc sơn hà là một bản tuyên ngôn độc lập thì Quốc tộ là bản tuyên ngôn hòa bình ra đời sớm nhất của dân tộc ta. Thế hệ chúng ta cần tự hào và tiếp nối truyền thống yêu chuộng hòa bình của ông cha mình bên cạnh việc gắng sức dựng xây cho đất nước mãi đẹp, mãi yên bình.

-/-

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Phân tích bài thơ Quốc tộ ( Vận nước) của thiền sư Pháp Thuận. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button