Phân tích cảm xúc chân thành của tác giả qua khổ thơ trong bài

Hồ Chí Minh vị cha già kính yêu của dân tộc. Người là niềm tự hào của non sông đất nước ta.Nhưng ngày 2/9/1969 người cha ấy đã để lại cho dân tộc niềm tiếc thương vô hạn. Năm 1976,Viễn Phương cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Tình cảm xúc động đã khiến nhà thơ cho ra đời bài thơ “ Viếng lăng Bác”. Đọc bài thơ, tác giả đã để những cảm xúc chân thành trong lòng độc giả với khổ thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Đọc thêm:  5 bài văn nghị luận về sự chia sẻ trong cuộc sống hay nhất

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.

Tiếp tục mạch cảm xúc của nhà thơ cảm nhận Bác nằm đây như là sự nuối tiếc của cuộc đời:

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Nhà thơ nhận ra một nỗi đau “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi”. Nhưng tác giả không tin đó là sự thật mà Bác chỉ đang nằm trong giấc ngủ, ngủ sau một chặng đời dài bảy chín mùa xuân cống hiến, xây dựng cho quê hương đất nước. Bác vẫn ở cùng chúng ta:

“ Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu

Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”

(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)

Hình ảnh “ vầng trăng sáng” hiện lên thật đẹp thật dịu hiền, nó vừa diễn tả ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo vừa khiến ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp trong sáng của Người.

Nhắc đến trăng ta chợt nhớ Bác rất yêu trăng. Trăng đã từng đến với Bác giữa chốn tù đày, giữa “ cảnh khuya” của rừng núi Việt Bắc, trăng khi đi thuyền trên sông Đáy, khi trung thu trăng sáng như gương: “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi”… Nhưng có bao giờ Bác được một lúc lòng trí thảnh thơi để thật sự đến cùng trăng. Bởi khi thì: “ Trong tù không rượu cũng không hoa”, khi thì “ việc quân đang bận”, khi thì “ nhớ thương nhi đồng”… Chỉ có bây giờ trong giấc ngủ bình yên Bác mới thật sự đến cùng trăng. Một lần nữa hình ảnh vầng trăng là biểu tượng của tâm hồn cao đẹp, của sức sống bất diệt Hồ Chí Minh.

Bác nằm đó, nhưng không ai tin, ta phải tự an ủi mình bằng lẽ trường cửu của cuộc đời nhưng trong lòng cảm thấy nhói đau:

“ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Ma sao nghe nhói ở trong tim”

Dù Bác đã đi xa nhưng Bác mãi là “trời xanh”, sẽ còn mãi với thời gian với dân tộc Việt Nam, sự vĩnh hằng của Bác nhà thơ Tố Hữu đã khái quát:

Đọc thêm:  16 Game Đua Xe Hay Nhất Cho Máy Tính, Điện Thoại - Hoàng Hà PC

“ Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”

( Bác ơi )

Bác thực sự đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước Việt Nam. Bác sẽ còn mãi với chúng ta với quê hương đất nước. Mặc dù vậy, lý trí vẫn nhắc nhở nhà thơ một sự thật về sự chia ly, một cảm giác đau nhói trong lòng nhà thơ cũng như bao người con dân tộc Việt Nam. Nỗi đau ấy nhói trong tim mỗi người như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của chúng ta. Nỗi đau ấy làm sao có thể bù đắp được. Sự ra đi của Người đã làm thiên nhiên trời đất con người tiếc thương:

“ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”

Như vậy, chỉ trong một đoạn thơ,giọng điệu nhẹ nhàng cảm xúc, sử dụng hình ảnh biểu tượng “ mặt trời”. Khổ thơ đã hiện sự thành kính thiêng liêng trước sự vĩnh hằng của Người. Tạo nên những hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. Để lại cho người đọc những cảm xúc chân thành.

Xem thêm:

  • Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
  • Dàn ý phân tích bài Viếng lăng Bác
  • Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
  • Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương
  • Cảm nhận 2 khổ giữa bài Viếng lăng Bác
  • Phân tích khổ thơ 3 4 bài Viếng lăng Bác
  • Cảm xúc lưu luyến khi rời lăng của Viễn Phương
  • Ước nguyện của Viễn Phương qua khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác
  • Phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác
  • Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
  • Nghị luận bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương

-Nguồn sưu tầm-

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button