Dàn ý phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của

dan y phan tich chat lang man trong tac pham hai dua tre cua thach lam

Dàn ý phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

I. Dàn ý phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chuẩn)

1. Mở bài

– Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam thể hiện rõ phong cách văn chương của ông, dẫu rằng đây là một câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, nghèo nàn tăm tối nơi phố huyện của những kiếp người tàn, thế nhưng người ta vẫn luôn thấy phảng phất trong tác phẩm là chất thơ, chất trữ tình lãng mạn, điều đó khiến cho tác phẩm trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng để lại những ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.

2. Thân bài

* Chất lãng mạn trong bức tranh thiên nhiên trong cảnh chiều tàn:– Âm thanh “tiếng trống thu không”, “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, tiếng muỗi vo ve, kéo theo một loạt các âm thanh như tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng đàn bầu, tiếng trống cầm canh.=> Tạo cảm giác chậm rãi, yên ắng, mang đến cảm giác buồn man mác.- Màu sắc:+ Màu đỏ trong “phương tây đỏ rực như lửa cháy” khi ánh hoàng hôn buông xuống rồi dần dịu lại bằng một màu hồng phơn phớt của “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.+ Lũy tre làng “đen lại và cắt hình rõ rệt trên bầu trời”.=> Làm hiện rõ sự thay đổi của thời gian và cảnh sắc làng quê Việt Nam trong khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm một cách tinh tế và nhẹ nhàng.- Cách miêu tả âm thanh và màu sắc của Thạch Lam tạo nên một bức tranh thiên nhiên phố huyện đầy lãng mạn mà không làm mất đi cái hiện thực về một làng quê nghèo khó, tối tăm, tàn tạ.

Đọc thêm:  So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ (Dàn ý + 3 mẫu)

* Chất lãng mạn trong bức tranh tâm hồn Liên:– Vẻ đẹp của một tâm hồn tinh tế nhạy cảm:+ “Thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”+ Ngửi thấy”một thứ mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá…”, nhưng trong tâm hồn tươi đẹp và lãng mạn của Liên thì đó lại là thứ mùi quen thuộc, gắn bó vô cùng của nơi phố huyện nghèo khó mà chị đã sinh sống suốt mấy năm, đó “là mùi riêng của đất, của quê hương”.- Vẻ đẹp của tâm hồn nhân hậu yêu thương con người, đồng cảm sâu sắc với những kiếp người tàn nơi phố huyện.

* Chất lãng mạn trong cảnh chờ tàu:– Chuyến tàu ấy mang đến một thứ ánh sáng khác hẳn với những thứ ánh sáng leo lét, lốm đốm, buồn chán nơi phố huyện.→ Ánh sáng của con tàu chính là đại diện cho niềm hy vọng thoát khỏi cuộc sống bế tắc, tối tăm, là khát khao đổi đời của những số phận cơ cực.- Với Liên chuyến tàu đêm vừa là niềm hy vọng, vừa gợi lại cho Liên những ký ức tươi đẹp về một cuộc sống sung sướng ở thủ đô, mà theo như chị thì “con tàu như đã mang một chút thế giới khác đi qua”, khác hẳn cái làng quê tối tăm, nghèo nàn này.

* Chất lãng mạn đến từ cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu:– Giọng văn đầy chất thơ, giàu tính nhạc và sự kết hợp tinh tế trong cách miêu tả, sử dụng hình ảnh- Cách hành văn chậm rãi, suy tư với màu sắc u buồn lãng mạn, làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm.

Đọc thêm:  Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa - Thủ thuật

3. Kết bài– Có thể nói rằng văn chương của Thạch Lam là sự kết hợp hoàn hoàn hảo giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực, trong tác phẩm của ông những cái nghèo, cái khổ hiện lên rõ ràng nhưng không quá gay gắt, khủng khiếp mà thay vào đó nó lại được lãng mạn hóa bằng những niềm tin, những hy vọng tốt đẹp của con người khiến chúng trở nên day dứt, nhân văn hơn cả, dễ dàng chậm rãi thấm sâu vào tâm hồn người đọc.

II. Bài văn mẫu Dàn ý phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chuẩn)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam tại đây.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-chat-lang-man-trong-tac-pham-hai-dua-tre-cua-thach-lam-52786n.aspx Các em cùng đón đọc thêm các bài văn hay lớp 11 khác, bên cạnh Dàn ý Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam như: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định; Phân tích tính nghệ thuật trong Hai đứa trẻ; Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam; Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ;…

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button