Phân tích chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Thủ thuật

Đề bài: Phân tích chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

phan tich chat tho trong bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Phân tích chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Dàn ý Phân tích chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm, tác giả

2. Thân bài:

a. Khái quát:

– Bài thơ được sáng tác năm 1968- Nội dung: về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

b. Chất thơ trong tác phẩm:

* Thể hiện qua chất liệu, giọng điệu thơ:+ Chất liệu thơ: cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của những người lính sống lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.+ Lời thơ chân thực, giản dị, tự nhiên “ừ thì”, “cười ha ha”, …+ Nhịp thơ biến chuyển linh hoạt+ Thể thơ tự do thể hiện được cái phóng khoáng, ngang tàng của những người lính lái xe

* Thế hiện qua ý chí của những người lính lái xe:– Tinh thần lạc quan, vượt mọi hoàn cảnh “không có kính ừ thì có bụi”,…- Sự lạc quan, tự tin, tư thế hiên ngang: “Ung dung buồng lái ta ngồi”.- Quyết tâm chiến đấu sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.

3. Kết bài:

– Chất thơ được thể hiện qua chất liệu và hình ảnh người lính.

II. Bài văn mẫu Phân tích chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

Kháng chiến chống Mỹ là cuộc kháng chiến trường kỳ vô cùng vĩ đại của dân tộc. Thời kỳ đó biết bao nhà văn, nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình viết lên những áng văn áng thơ ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi những người lính bộ đội cụ Hồ, chống lại kẻ thù xâm lược. Trong số đó có tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ đã tái hiện thành công không khí hào hùng của những năm tháng kháng chiến và thể hiện được chất thơ, chất lính đậm nét bên trong những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1968, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam diễn ra ác liệt nhất. Bài thơ đã thể hiện được khí thế hào hùng của những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn lịch sử với sự lạc quan và tinh thần phơi phới. Điều đó đã làm nên chất thơ rất riêng cho Bài thơ tiểu đội xe không kính, một chất thơ vừa tự nhiên, vừa đẹp đẽ và mạnh mẽ vô ngần.

Đọc thêm:  Bài văn mẫu cảm nghĩ về người thân trong gia đình hay nhất

Chất thơ trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên:

“Không có kính không phải vì xe không có kính”

Ta có thể thấy ngay được cái chất ngang tàng của một người lính lái xe với sự trúc trắc và ba chữ “không” lặp lại liên tục. Câu thơ chỉ để lý giải về sự bất thường của chiếc xe “không kính” nhưng lại khiến người đọc cảm thấy sự gần gũi, đơn giản đến đời thường. Câu thơ không hề có một luật lệ, trật tự nào nhất định, nó chỉ là một câu nói giãi bày của người lính, rất tự nhiên, rất mộc mạc. Nếu thơ xưa là một tổ hợp của những luật bằng trắc, của số từ, số câu thì thơ của Phạm Tiến Duật lại phá tan hết những luật lệ ấy mà tạo cho mình một “cái chất thơ” rất riêng, rất độc lạ.

Ở những câu thơ tiếp theo, người ta thấy chất thơ càng hiện rõ bởi những câu thơ miêu tả đời lính chân thực đến từng chi tiết. Chẳng có gì trau chuốt, chẳng có gì phải chú ý, những câu thơ bung ra với những ngôn từ tự nhiên nhất, gần gũi nhất. Nào là:

“Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”

Hay:

“Không có kính, ừ thì có bụi”.

Chính những câu thơ này đã mang tới bài thơ một sắc thái vừa quen thuộc nhưng cũng rất lạ lùng, gần gũi, tự nhiên, hấp dẫn những người đọc. Những ngôn từ của chiến trường, tiền tuyến cũng được Phạm Tiến Duật vận dụng triệt để vào trong câu thơ của mình khiến cuộc sống nơi đạn bom khói lửa được tái hiện chân thực, sống động và vô cùng rõ nét. Đọc thơ mà người đọc có thể cảm nhận được những ngày tháng rất đỗi hào hùng của dân tộc qua những vần thơ rất đời thường. Đó là chất thơ mà Phạm Tiến Duật đã làm được qua bài thơ của mình.

Đọc thêm:  Bài văn Nhân vật người yêu làng trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Chất thơ của Phạm Tiến Duật được làm nên từ những người lính trẻ, vừa rời ghế nhà trường, mang trong mình khát vọng của tương lai, khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc. Họ vượt qua hết thảy những khó khăn, vượt qua những thử thách nơi chiến trường để khẳng định ý chí của mình, khẳng định tinh thần bất diệt của một dân tộc gan góc. Trong cuộc sống nơi chiến trường đầy cam go, bom đạn bay khắp nhưng họ không hề sợ hãi, họ chỉ có sự lạc quan, cười vui, tiền lên trong lời hát:

“Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

Những người lính trẻ nhìn đời bằng cái lãng mạn của tuổi trẻ và chế ngự khó khăn, vượt lên trên khó khăn bằng tinh thần của mình. Thiên nhiên, chiến trường có thể khốc liệt “gió xoa mắt đắng”, “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn mưa xối”, … nhưng không hề có một sự lùi bước nào, chỉ thấy sự lạc quan phơi phới “mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”. Họ cười với nhau, cùng nhìn nhau qua cái nhìn hài hước “tóc trắng như người già”. Giọng điệu trẻ trung, sôi động, pha chút ngang tàng. Mỗi lời thơ như một lời phân bua, như một giải thích hài hước về cuộc sống của người lính lái xe. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật không hề có chút cầu kì, khoe mẽ, ta chỉ thấy ở đó là một chất thơ rất mạnh mẽ, một chất thơ lạc quan, tự nhiên như chính cuộc đời của ông và những người đồng đội của mình. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng không thể làm họ lùi bước. Từ láy “ung dung” được đặt ở đầu câu thơ cho thấy tư thế ngang tàng, tự tin, bình tĩnh của người lính lái xe.

“Ung dung buồng lái ta ngồi”

Hay:

“Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thúng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.

Nhà thơ còn sử dụng cả thể thơ bảy chữ và tám chữ để lời thơ thêm tự nhiên và sinh động. Giọng điệu thơ hài hước, pha chút tinh nghịch có lẽ là thứ mà người đọc hấp dẫn nhất ở bài thơ này.

Đọc thêm:  TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG vnedu

Và thêm nữa, những người đồng đội bên nhau đã tạo dựng lên một thứ tình cảm thắm thiết như gia đinh, vậy nên:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm”

Những người lính ra đi với tình thần quả cảm, với ý chí quyết tâm quét sạch kẻ thù nên họ đã vượt qua tất thảy khó khăn. Sức mạnh của họ là sức mạnh của những người lính bộ đội cụ Hồ, kết tinh của lý tưởng và sức mạnh truyền thống. Họ chính là những minh chứng của chủ nghĩa anh hùng thế kỉ XX. Những người lính có chịu nhiều gian khổ đến đâu, họ cũng chỉ tiến về phía trước, tiền lên trong niềm tin về ngày tất thắng “lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

Niềm tin trong họ đã hoá thành bất tử bời trang bị có thể thiếu, xe thiếu kính, thiếu đèn nhưng nó sẽ không bao giờ ngừng chạy bởi một lý do hết sức đơn giản:

“Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Trái tim hồng đỏ lửa là trái tim yêu nước, trái tim yêu đồng bào, gắng sức vì miền Nam và chứa một niềm tin về chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ về người lính nối dài những bài ca về người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ có một chất thơ riêng được tạo nên bởi chất liệu thơ cùng hình ảnh những người lính can trường. Điều đó đã làm nên một sự khác biệt của thơ Phạm Tiến Duật mà bất cứ ai đọc lên cũng không thể nào quên!

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-chat-tho-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-66227n.aspx Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về chiến tranh, người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Các em hãy cùng khám phá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua việc tham khảo: Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích ý nghĩa nhan đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Cảm nhận của em về Bài thơ về tiểu đội xe không kính để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button