Bài văn Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm

Đề bài: Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám

phan tich cuoc dau tranh gianh va giu hanh phuc cua tam trong truyen tam cam

Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám

Bài làm:

Tấm Cám là một trong những câu chuyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam. Nhắc đến Tấm, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến một người con gái xinh đẹp, dịu dàng, hiền lành và chăm chỉ. Có lẽ chính vì bản tính hiền lành của mình mà khiến cho cuộc đời của nàng lại gặp biết bao chông gai, khó khăn. Thế nhưng dù khó khăn chông gai, nàng lại càng vươn lên đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của mình. Đó là một cuộc đấu tranh dài lâu và không biết mệt mỏi của nàng.

Tấm là người con gái sinh ra trong gia cảnh khó nhọc. Gia đình chỉ có cha và Tấm. Sau này, cha nàng cưới thêm dì và nàng có thêm một người em gái. Những tưởng cuộc sống của nàng sẽ vơi bớt những khó nhọc khi có thêm hai người đàn bà ở bên chia sẻ công việc. Thế nhưng không, cuộc sống của nàng từ khi có dì, có em lại càng thêm mệt mỏi, thêm vất vả hơn nữa. Tuy nhiên, vượt lên trên sự vất vả, mệt mỏi, khó khăn ấy, nàng vẫn siêng năng, cần cù, vẫn âm thầm đấu tranh cho bản thân mình dù vô cùng yếu ớt, để gìn giữ hạnh phúc của mình. Chặng đường đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của nàng có lẽ được chia thành hai giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại là những cách đấu tranh, gìn giữ hạnh phúc khác nhau của Tấm.

Chặng đường đấu tranh đầu tiên của nàng, đó là khi nàng phản kháng lại sự ức hiếp, chà đạp của mẹ con Cám chỉ bằng tiếng khóc của mình. Đó là một cách đấu tranh yếu đuối, sự phản kháng mang tính thụ động. Tấm vốn là một người con gái ngây thơ, lương thiện. Nàng luôn luôn chăm chỉ, siêng năng, nết na và hiền lành. Nàng phải làm lụng vất vả trong khi hai mẹ con Cám “ăn trắng mặc trơn”. Dù bị dì ghẻ đối xử bất công, bị ghét bỏ nhưng nàng vẫn ngoan ngoãn nghe lời dì mỗi khi bà lên tiếng. Lần đầu tiên, ta thấy Tấm phản kháng đó là trong lần dì ghẻ sai chị em Tấm và Cám đi bắt tép để được thưởng cái yếm đỏ. Tấm chăm chỉ bắt đầy giỏ tép, nhưng lại bị Cám lừa “đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng” trút hết cả giỏ tép của Tấm sang của Cám. Nàng bị ức hiếp, bị bắt nạt, bị đối xử bất công nhưng nàng lại chỉ biết khóc một cách thụ động. Thế nhưng, đó cũng là một cách để nàng giải tỏa sự oan ức trong lòng, phản kháng lại cái bất công mà nàng bị đối xử.

Đọc thêm:  Cảm nhận về tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và

Lần thứ hai, đó là khi Tấm giấu cơm dể nuôi cá bống. Vì lòng ghen ghét, đố kị nên mẹ con Cám đã bắt con cá bống – người bạn duy nhất của Tấm để ăn thịt rồi vứt xương đi. Nếu như Tấm không hiền lành, không thụ động, nhu nhược đến vậy, liệu mẹ con Cám có hết lần này tới lần khác chèn ép, hiếp đáp nàng hay không? Còn nàng, liệu nàng có phải âm thầm khóc trong đau xót mà khống dám đứng lên phản kháng hay không?

Sự đấu tranh ban đầu của Tấm chỉ là những giọt nước mắt âm thầm chịu đựng. Nàng thương bản thân bị chèn ép, đối xử bất công, thương những người bạn của mình bị sát hại nhưng lại chẳng thể làm gì hơn. Rồi đến khi nhà vua mở hội, Tấm muốn đi xem cũng bị dì ghẻ trộn thóc lần gạo bắt ngồi nhặt hết. Còn gì độc ác bằng? Thế mà đáp lại sự ức hiếp tàn nhẫn ấy, Tấm chỉ biết “òa khóc nức nở”. Chúng ta có thể nhận thấy ở giai đoạn đấu tranh ban đầu này để giữ gìn hạnh phúc của mình, nàng chỉ biết khóc trong thụ động. Mỗi lần bị hiếp đáp, nàng lại “bưng mặt khóc òa”, “tủi thân òa khóc” hay “bưng mặt khóc nức nở”. Nàng khóc bởi nàng hiểu được nỗi khổ của mình, hiểu được sự bất công đối với nàng, thế nhưng nàng lại chẳng thể làm gì khác để xoay chuyển tình thế. Đối với nàng, sự đấu tranh chỉ là những tiếng khóc ấm ức, thương cho số phận long đong, tủi khổ của mình mà thôi. Trong chặng đường đấu tranh đầu tiên của đời mình để giành lấy hạnh phúc, Tấm tỏ ra là một người yếu thế, một kẻ thụ động trong việc giữ gìn hạnh phúc của mình. Bị chà đạp, ức hiếp tới tủi khổ, thế nhưng nàng lại chẳng biết làm gì ngoài khóc. Cất tiếng khóc, có lẽ là biện pháp duy nhất khiến nàng giải tỏa nỗi lòng cũng như là biện pháp đấu tranh duy nhất trong lúc này của nàng.

Bước sang giai đoạn đấu tranh thứ hai, khi nàng đã không còn là một cô gái nghèo khổ nữa. Đó là khi cuộc sống của nàng bước sang một trang mới, nàng lên ngôi hoàng hậu, cũng trở thành một con người mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong cuộc đấu tranh gìn giữ hạnh phúc của mình. Một cô gái trong sáng, lương thiện, ngây thơ lên ngôi hoàng hậu đáng ra phải là một điều đáng vui mừng mới đúng. Thế nhưng với mẹ con Cám, đó chỉ càng làm cho sự ghen tỵ của họ với Tấm thêm sâu sắc. Mẹ Cám đã dùng những lời miệt thị đối với Tấm:

“Chuông khánh còn chẳng ăn aiNữa là mảnh chĩnh mảnh chai bờ rào”

Những tưởng, Tấm giờ đã là một hoàng hậu cao quý, mẹ con Cám sẽ chẳng dại dột mà ăn hiếp Tấm như trước. Thế nhưng, mẹ con Cám lại giở trò khác, tàn nhẫn hơn với Tấm. Khi Tấm về giỗ bố, mẹ con Cám đã lợi dụng bày mưu hãm hại, khiến Tấm ngã cây cau mà chết. Nếu như trước kia, nàng chỉ biết yếu đuối chống cự lại sự ức hiếp thì giờ đây, nàng đã mạnh mẽ hơn. Nàng chết nhưng lại hóa thân thành chim vàng anh bay về cung vua, bay về với người chồng của mình. Cám tuy được thế chỗ của Tấm, thế nhưng, khi thấy vua yêu quý con chim vàng anh – hóa thân của Tấm, Cám lại sinh lòng ghen tuông, đố kị, bắt chim ăn thịt rồi vứt xương ra bờ rào. Tấm lại một lần nữa vùng dậy mạnh mẽ, nàng hóa thân thành cây xoan đào, tỏa bóng mát cho vua. Rồi Cám lại sai người chặt cây làm khung cửi dệt vải cho vua. Chẳng chịu để yên cho kẻ thù hãm hại mình, giờ đây dù hóa thân là khung cửi, Tấm vẫn lên tiếng đe dọa kẻ thù của mình:

Đọc thêm:  Bài thơ Bánh trôi nước - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả

“Kẽo cà kẽo kẹtLấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”

Tấm đã chẳng còn là cô gái nhút nhát, e sợ nữa, nàng đang vùng lên để giành lấy hạnh phúc cho mình. Điều đó đã khiến Cám sợ hãi tới độ phải đốt bỏ khung cửi rồi mang vứt tro đi thật xa. Tấm lại lần nữa hóa thân thành quả thị. Mỗi lần chết đi sống lại của Tấm càng ngày càng quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Điều đó cho thấy, Tấm đã chẳng còn ngồi yên chịu cảnh ức hiếp như trước. Giờ đây nàng đã biết đứng dậy, đấu tranh mạnh mẽ để giành để giữ lấy hạnh phúc của chính mình. Mỗi hình tượng mà Tấm gửi gắm hóa thân linh hồn của mình đều là những vật vô cùng giản dị, mộc mạc, rất đỗi thân thương đối với người dân ta. Bởi mỗi cuộc chiến giành hạnh phúc của Tấm còn là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Tấm càng mạnh mẽ sống dậy thì càng cho thấy sức sống mạnh mẽ, khó có thể tiêu diệt được của cái thiện, cái lành.

Trải qua bao năm tháng, Tấm giờ đây đã đổi thay, nàng chẳng còn là cô nàng ngây thơ ngày nào khi bị bắt nạt chỉ biết khóc. Giờ đây, nàng đã biết mạnh mẽ đứng dậy chống trả quyết liệt những kẻ áp bức nàng để giành lấy hạnh phúc của chính mình. Tấm chính là hiện thân của cái thiện trước cái xấu xa ác độc. Cái thiện ấy dù có bị chà đạp, bị hiếp đáp, vùi dập tới đâu cũng sẽ vùng lên, kiên quyết chống trả để giữ lấy hạnh phúc của mình.

Sau bao lần hóa thân, bao lần phản kháng, cuối cùng Tấm cũng được trở lại là mình, lấy lại được hạnh phúc của mình. Còn mẹ con Cám phải nhận lấy kết quả thật đau đớn. Trải qua cả hành trình dài đầy gian nan là sự trưởng thành đầy mạnh mẽ của Tấm để đấu tranh giành và giữ gìn hạnh phúc của mình. Kết thúc câu chuyện là cái ác bị tiêu diệt còn cái thiện được trở về trong niềm vui sướng của mọi người. Đó cũng là cái kết phù hợp với đạo lý và mong ước của ông bà ta: ” Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Đọc thêm:  Phòng bệnh cho trẻ trong dịp tết - Sở Y tế Thái Nguyên

Cuộc đấu tranh giành và giữ gìn hạnh phúc của Tấm thật gian nan và vất vả. Thế nhưng sau cùng, cái thiện vẫn sẽ luôn luôn thắng cái ác. Nàng Tấm lại được trở về trong niềm hạnh phúc hân hoan, đúng như những gì ông cha ta mong mỏi. Đồng hành với chiến thắng của Tấm là sự giúp đỡ của yếu tố kì ảo, thần kì. Ở giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh, Bụt là người giúp đỡ Tấm, ban cho Tấm những đồ vật để giúp Tấm vui vẻ, giúp Tấm chống lại những kẻ ức hiếp mình. Thế nhưng ở giai đoạn tiếp, chúng ta hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt mà chỉ thấy những lần hóa thân đầy kì diệu của Tấm. Bởi vì lúc này người lao động muốn Tấm – đại diện cho cái thiện hãy tự mình đứng lên để đấu tranh lấy hạnh phúc của chính mình thì hạnh phúc ấy mới dài lâu được. Cuối cùng, Tấm được trở lại cuộc sống hạnh phúc của mình, một hạnh phúc do mình giành lấy, dài lâu và bền chặt. Qua đó, chúng ta thấy được quan niệm của nhân dân ta về hạnh phúc: Hạnh phúc phải do tay mình đấu tranh và gìn giữ lấy thì mới được bền chặt.

Câu chuyện Tấm Cám kết thúc thật có hậu khi cái ác bị tiêu diệt, còn cái thiện được hưởng hạnh phúc. Tấm có được hạnh phúc ấy là do sự lương thiện của mình đồng thời cũng là do nàng đã biết đấu tranh giành và giữ gìn lấy hạnh phúc ấy. Qua đó, chúng ta thấy được niềm tin, niềm khao khát của nhân dân ta về một cuộc sống tràn đầy cái đẹp, cái thiện cùng tinh thần lạc quan vào ngày mai tươi sáng.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-cuoc-dau-tranh-gianh-va-giu-hanh-phuc-cua-tam-trong-truyen-tam-cam-41914n.aspx Trên đây chúng tôi đã cùng các em Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám, bên cạnh đó để khám phá thêm những giá trị nổi bật của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám, Suy nghĩ về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống từ truyện Tấm Cám, Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button