Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận – VietJack.com

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

I. Phân tích đề

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.

– Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vấn đề cần nghị luận:

– Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

– Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

– Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phạm vi, giới hạn của bài viết:

– Đề 1: Dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội

– Đề 2: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

– Đề 3: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

II. Lập dàn ý

1. Xác lập luận điểm

2. Xác lập luận cứ

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ

III. Luyện tập (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau:

Đề 1: (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác).

Đọc thêm:  Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được nếu lược bỏ dấu ba chấm

1. Phân tích đề:

– Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

– Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

– Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

– Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

– cây cối um tùm, chim hót líu lo

– Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

– Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

– Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

– Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

– Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

– Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

– Là một cậu bé 5, 6 tuổi

– Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

– Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

– Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Việt đúng chuẩn theo bộ GD&ĐT mới nhất 2022

– Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

– Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

– Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

– Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

Đề 2: (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm “Bánh trôi nước” và “Tự tình II”.

1. Phân tích đề

– Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

– Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

– Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

– Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương

b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua

– Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn

– Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:

+ Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, …

+ Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn…

Đọc thêm:  Ôn dịch thuốc lá – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

– Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

– Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”

c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó

II. Lập dàn ý

Đề 1: Có 2 luận điểm lớn:

+ Cái mạnh của người Việt Nam (2 luận cứ: thông minh, sự nhạy bén với cái mới)

+ Cái yếu của người Việt Nam (2 luận cứ: lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo)

Đề 2: Có 2 luận điểm:

+ Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương (2 luận cứ: nỗi cô đơn; sự lỡ làng)

+ Khát vọng sống (2 luận cứ: sự phẫn uất; cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ)

Đề 3: Có 2 luận điểm (nội dung và nghệ thuật) trong đó nội dung có 2 luận cứ, nghệ thuật có 3 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà học sinh lựa chọn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Thao tác lập luận phân tích
  • Thương vợ – Trần Tế Xương
  • Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
  • Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương
  • Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button