Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 ❤ 7 Bài Phân Tích Khổ 2 Hay

Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 ❤️️ 7 Bài Phân Tích Khổ 2 Hay ✅ Là Khúc Ca Hùng Tráng Và Cũng Là Khúc Tình Ca Về Cách Mạng, Về Cuộc Kháng Chiến Và Con Người.

Dàn Ý Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2

Dàn Ý Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 giúp các em có thể tham khảo và triển khai bài văn logic, hấp dẫn.

I. Mở bài: Giới thiệu về 12 câu thơ trong đoạn 2 của bài thơ Việt Bắc

II.Thân bài

– Phân tích 4 câu đầu đoạn

  • Tiếng “mình” cất lên thân thuộc, gần gũi -> tình cảm thân tình và thắm thiết
  • Những câu hỏi vừa trách móc, vừa bùi ngùi cùng nhịp thơ 2/4; 2/2/4 đều đặn càng thể hiện rõ sự tha thiết trong lòng người ở lại.

– Phân tích 6 câu thơ tiếp

  • Vẫn là cách xưng hô “mình – ta” vô cùng độc đáo, tuy hai mà một, chỉ những người cách mạng đã về xuôi
  • “Rừng núi” là cách nói hoán dụ chỉ người dân nơi chiến khu Việt Bắc
  • Những người cách mạng ra đi để lại nỗi nhớ thương trong lòng người ở lại, đất trời, thiên nhiên cũng ngậm ngùi, buồn bã
  • Tình cảm của nhân dân Việt Bắc luôn “đậm đà lòng son”

– Phân tích 2 câu cuối đoạn

  • 3 tiếng “mình” cất lên trong hai câu thơ, thể hiện sự hài hòa, thấu hiểu nhau của nhân dân đối với cách mạng.
  • Nhắn nhủ về cách sống thủy chung với quá khứ và gợi nhắc những điểm đánh là bước ngoặt cho cách mạng.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị đoạn trích và tài năng của tác giả.

Đón đọc ☔ Bài Thơ Việt Bắc ☔ Nội Dung, Cảm Nhận, Dàn Ý, Nghị Luận

Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 Ngắn Gọn – Bài 1

Bài mẫu Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 Ngắn Gọn, súc tích được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích dưới đây.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại của Việt Nam. Trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của mình, Việt Bắc được biết đến là một bài thơ tiêu biểu, là một trong những thành công lớn trong sự nghiệp thơ văn yêu nước của Tố Hữu.

Việt Bắc được sáng tác vào năm 1954, sau ngày miền Bắc giải phóng, hòa bình lập lại, nhà thơ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về miền xuôi, tạm biệt nơi đại ngàn rừng núi. Đoạn thơ thứ 2 trong bài với nhiều tâm tư, tình cảm của nhà thơ gửi vào đã thực sự làm lay động nhiều trái tim và tâm hồn của bạn đọc, khiến họ thê yêu và trận trọng tác giả – tác phẩm hơn.

Tiếp nối 8 câu thơ ở đoạn đầu nói về tâm trọng lưu luyến, bịn rịn trong ngày chia tay giữa kẻ ở người đi là những dòng thơ với ý nghĩa như lời nhắn nhủ được thể hiện qua hàng loạt câu hỏi tu từ:

“Mình đi có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ những mây cùng mù?/…/

Lối xưng hô “mình – ta” chúng ta được nghe nhiều trong ca dao, dân ca Việt Nam để thể hiện sự thắm thiết trong tình cảm của con người. Trong bài thơ, tác giả cũng vận dụng thành công lối xưng hô ấy, tạo sức gần gũi, ân tình của người đi, kẻ ở. Những câu hỏi vờ như có sự trách móc nhưng vô cùng ngọt ngào, kèm theo chút lo lắng, phân vân, không biết mình đi rồi thì có còn nhớ những ngày xưa hay không.

Tác giả sử dụng nhịp thơ 2/4; 2/2/4 nhịp nhàng, đều đặn lại càng thể hiện được sự thiết tha trong lòng người ở lại. Nỗi nhớ của người cách mạng càng đong đầy thì hình ảnh năm xưa càng dạt dào, xúc động. Bằng biện pháp liệt kê quen thuộc, tác giả đã cho người đọc thấy được câu chuyện hành quân cùng dân dân Việt Bắc. Nơi tiền tuyến với mây mù giăng lối, suối lũ nguy hiểm nhưng với tinh tình yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, chẳng ai mệt mỏi, sợ hãi và chùn chân cả,

Trong tiếng thơ, ta không hề thấy sự than vãn, mệt mỏi trước những khó khăn vất vả, ngược lại đó là cảm xúc tự hào về những ngày tháng anh dũng chiến đấu, hành trình vượt khó, mình và ta cùng sáng cánh, đồng hành với nhau đánh tan quân quỳ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tác giả tự hỏi sau khi các cán bộ trở về thủ đô phồn hoa, liệu có nhớ chăng chốn núi rừng xưa cũ với đại ngàn nắng gió. Còn đối với những người ở lại, họ vẫn luôn sắt son vớ nỗi nhớ thấm trong từng cảnh vật: rừng núi, trám bùi, măng mai…Cảm xúc buồn bã vì phải chia xa mà nhân dân dành cho chiến sĩ thật chân thành, thắm thiết, đầy xúc động.

Tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh lau xám hắt hiu – một đặc trưng riêng của thiên nhiên Việt Bắc để hỏi về tình cảm mà người cách mạng dành cho họ. Người ra đi có còn nhớ chăng những ngôi nhà thấp thoáng sau rặng lau, thấp thoáng giữa núi rừng hùng vĩ. Người ra đi có nhớ chăng những tình cảm ấm áp, đậm đà của người ở lại ? Còn với riêng nhân dân Việt Bắc thì vẫn luôn thắm thiết một mối tình son sắt với cách mạng, với cán bộ miền xa.

Dường như không còn là sự phân biệt rạch ròi “mình”, “ta” nữa mà là sự thấu hiểu, hài hoà vào nhau. Đó là câu hỏi cũng là lời nhắc nhở ân tình rằng đừng bao giờ lãng quên đi những ngày gắn bố nghĩa tình, chung thủy cùng nhau. Đừng bao giờ quên đi những hy sinh, mất mát đã trải qua, phải sống sao cho có trách nhiệm với hôm nay, không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, mà phải luôn tập trung cảnh giác, vừa bảo vệ đất nước vừa dựng xây đời. Đừng bao giờ phản bội quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc chúng ta.

Bằng nghệ thuật biểu hiện giàu tình cảm cùng giọng thơ tâm tình tha thiết, ngọt ngào, nhà thơ Tố Hữu đã thành công khắc họa tình cảm giữa người đi và người, những con người đã từng một thời gắn bó, sẻ chia gian khổ để giành lại chủ quyền cho dân tộc. Đó không chỉ là tình quân dân mà còn là tình cảm gắn bó thân thương, đáng trân trọng.

Tiếp theo phân tích Việt Bắc đoạn 2, đọc nhiều hơn ? Cảm Nhận Bài Thơ Việt Bắc ? 15 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay

Phân Tích Thơ Việt Bắc Đoạn 2 Văn Mẫu – Bài 2

Phân Tích Thơ Việt Bắc Đoạn 2 Văn Mẫu là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Không chỉ sở hữu số lượng bài thơ lớn mà ông còn có những sáng tác xuất sắc, bám sát và kịp thời phản ánh các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước ta. Bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm xuất sắc đó. Tình cảm luyến lưu, bịn rịn giữa kẻ ở, người đi thật thắm thiết, được thể hiện rõ ở đoạn 2 của bài thơ.

Ở đoạn thơ này, người ở lại nhắc về những kỷ niệm về thiên thiên con người và cả cuộc kháng chiến nơi núi rừng Việt Bắc. Cụm từ “mình đi, mình về” và điệp từ “nhớ” được lập lại nhiều lần tạo nên âm hưởng thơ sâu sắc, khắc thêm những kỷ niệm đáng nhớ chẳng thể nào quên. Hàng loạt các câu hỏi tu từ cũng được sử dụng để diễn tả tình cảm tha thiết của người dân Việt Bắc dành cho các cán bộ trở về xuôi.

“Mình đi có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”

Hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, như mây cùng mù” là nét đặc trưng của Việt Bắc, vừa nói lên giai đoạn kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Đó chính là những gian truân mà cả người đi và người ở đã từng trải qua, thấm thía trên mảnh đất Việt Bắc trong suốt những ngày tháng kháng chiến.

“Mình về có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

Câu thơ thứ 2 ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối tạo nên một cấu trúc hài hoà. Ý thơ diễn tả về cuộc kháng chiến thiếu thốn với nhiều khó khăn. Thế nhưng giữa sự thiếu thốn, nghèo khổ đó, nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng chung thủ, chia nhau từng miếng cơm, lúc nào cũng sát cánh của cán bộ cách mạng chiến đấu với chung một lòng căm thù giặc sâu sắc.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Câu thơ như một biểu tượng về sự đồng lòng, đoàn kết giữa cán bộ cách mạng và quần chúng nhân dân Việt Bắc. Cụm từ “mối thù nặng vai” thể hiện khả năng dùng từ độc đáo của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả thành công biến cảm xúc vốn trừu tượng thành cái cụ thể, được cân đó bằng sức nặng để biết đạt cho lòng căm thù giặc.

Trong sự lưu luyến chia xa, người ở lại tiếp tục gọi nhắc về những kỷ niệm cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.

Câu thơ miêu tả tình cảm mộc mạc và chân thành của người dân Việt Bắc với cách mạng qua 2 vế tiểu đối “hắt hiu lau xám” và “đậm đà lòng son”. Cũng chính vì ân tình sâu nặng ấy nên khi các cán bộ kháng chiến trở về xuôi, dường như cả núi rừng Việt Bắc cũng trở nên hoang vu, hiu quạnh.

Trám và măng được biết đến là đặc sản của núi rừng Việt Bắc, là món ăn thường nhật của bộ đội ở chiến khu. Phép hoán dụ trong câu thơ “mình về, rừng núi nhớ ai” gợi nhiều cảm xúc động. Người về rồi rám không ai hái để rụng khắc rằng, măng chẳng ai ăn để già khắp núi. Đại từ phiếm chỉ “ai” trong “nhớ ai” làm cho nỗi nhớ giữ kẻ ở người đi càng thêm tha thiết.

Việt Bắc chứng kiến bao nhiêu sự kiện chính trị quan trọng những ngày đầu của cách mạng, những địa danh “Tân Trào”, “Hồng Thái”, “mái đình”, “cây đa” đã trở thành nhân chứng lịch sử cho thời kỳ vất vả nhưng hào hùng của cách mạng Việt Nam.

Chữ “mình” được sử dụng với nhiều ý nghĩa, bao hàm cả người Việt Bắc và những cán bộ kháng chiến. Ý thơ nhắc nhở người ra đi đừng quên đi những ân tình sâu nặng, quãng thời gian gắn bó keo sơn. Mỗi kỷ niệm đều được nhắc lại mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc: Việt Bắc là cội nguồn, là quê hương của cách mạng; Việt Bắc là nơi sinh ra lực lượng cách mạng và nơi bắc đầu của mọi thắng lợi.

12 câu thơ của đoạn 2 Việt Bắc, tác giả sử dụng 8 từ “mình” và 7 từ “nhớ” và hai cặp từ “mình đi, mình về” được lặp đi lặp lại, kết hợp cùng ngôn ngữ mộc mạc giản dị, giọng thơ du dương ngọt ngào đã thành công khắc họa tình cảm sâu nặng giữa người ở lại và người ra đi. Đoạn thơ đã cho thấy “Việt Bắc” chính là khúc tình ca về cách mạng về cuộc sống và con người kháng chiến.

Bên cạnh bài phân tích Việt Bắc đoạn 2, đón đọc tuyển tập ? Phân Tích Bài Việt Bắc ? Những Bài Văn Cảm Nhận Hay

Phân Tích Bài Việt Bắc Khổ 2 Chọn Lọc – Bài 3

Bài Phân Tích Bài Việt Bắc Khổ 2 Chọn Lọc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Việt Bắc, cái nôi của quê hương cách mạng đã khơi nguồn cảm hứng cho bao tác phẩm nghệ thuật. Nổi bật lên trong dòng thơ ca Việt Bắc của Tố Hữu. Là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) chứa đựng trong mình những giá trị nội dung và tư tưởng nghệ thuật đặc sắc.

Bài thơ là bản hùng ca cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Góp phần làm nên thành công của Việt Bắc, ta không thể không nhắc tới đoạn thơ:

Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù/…./

Nhắc đến Tố Hữu thì ai cũng biết ông làm một trong những nhà thơ trữ tình cách mạng hàng đầu của nền Văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là thơ của tiếng sống lớn, tình cảm lớn niềm vui lớn của con người Cách mạng và cuộc sống Cách mạng. Bài thơ Việt Bắc là đinh cao thơ Tố Hữu, cũng là xuất thần trong văn học kháng chiến chống Pháp. Nhắc đến Việt Bắc , ta nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc.

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 – 1954, trung ương Đảng và Chính phủ đã trở về tiếp quả Hà Nội. Sự kiện lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng viết bài thơ Việt Bắc. Có thể nói, bài “Việt Bắc” là một khúc tình ca cũng là khúc hùng ca thể hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa Cách mạng trong cả nước.

Theo dòng hồi tưởng, đông bào Việt Bắc nhắn nhủ, gợi nhắc bao kỉ niệm suốt 15 năm gắn bó tha thiết, mặn nồn. Đó là những ngày tháng đồng bào và cán bộ cùng nhau chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vượt mưa nguồn, suối lũ, xuyên sương mù, mây mịt. Đó là kỉ niệm của cuộc sống nơi chiến khu vô vùng thiếu thốn, gian khổ. Bữa ăn đạm bạc chỉ có lưng cơm chộn với muối trắng. Cũng có khi đồng bào và cán bộ chia nhau từng củ sắn, củ khoai, chung đắp một mảnh chăn bằng vỏ cây rừng.

Nhưng càng thiếu thốn, gian lao bao nhiêu thì ý chí nung nấu, quyết tâm trả thù, chiến đấu đánh giặc sôi sục bấy nhiêu. Đó là những gia đình Việt Bắc, dẫu sông cuộc sống bộn bề khó khăn, thiếu thốn, tuy nhà tranh, vách nứa, nền đất, mái lau nhưng vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt với kháng chiến, với cán bộ.

Đồng bào Việt Bắc còn khéo léo gợi nhắc những ngày tháng Cách mạng, sục sôi những dấu son, lịch sử không thẻ nào phai mờ. Đó là mái cây đa Tân Trào – nơi làm lễ xuất quân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Đó là mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân đại hội đi đến quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 vĩ đại. Bằng giọng kể đầy phấn khởi, đồng bào chiến khu đã làm sống dậy không khí lịch sử thiêng liêng, hào hùng của dân tộc. Dòng hổi tưởng thực ra chưa phải là tất cả kỉ niệm trong suốt 15 năm nhưng đó là những gì sâu sắc nhất khẳng định sự gắn bó, tình cảm tha thiết, mặn nồng giữa đồng bào và cán bộ giữa chiến khu với Đảng, Chính phủ,…

Trong khúc thơ này, có một câu thật đặc biệt: Mình đi, mình có nhớ mình. Câu thơ sáu chữ mà có tới 3 chữ mình lặp lại. Chữ “mình” thứ nhất, thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến miền xuôi còn chữ “mình” thứ ba lại vừa chỉ đồng bào ở lại và cán bộ kháng chiến. Không dùng chữ “ta” mà dùng chữ “mình” để chỉ người ở lại, câu thơ kín đáo thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa kẻ ở người đi: Mình với ta tuy hai mà một – Ta mới mình tuy một mà hai. Chữ “mình” còn chỉ cán bộ về xuôi.

Hỏi núi rừng nhớ ai, thực chất là cách khéo léo để diến tả nỗi nhớ trong trái tim mình. Với hình ảnh hoán dụ :rừng núi nhớ ai, nỗi nhớ của đồng bào chiến khu được biểu đạt sâu sắc, kín đáo. Dường như đâu chỉ có đồng bào ở lại nhớ người về xuôi mà nỗi nhớ mênh mang, da diết đã lan thấm vào không gian đất trời. Rừng núi cỏ cây bổng rưng rưng thương nhớ <>

Không chĩ xúc động người đọc bởi cái tình tha thiết, đoạn thơ còn lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật biểu đạt tài hoa, đậm đà tính dân tộc. Chỉ với 8 câu thơ, Tố Hữu đã đưa ta vào thế giới hoài niệm, kỉ niệm của Cách mạng. “Giọng thơ tâm tình tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc” của Tố Hữu đã góp phần làm nên thành công của Việt Bắc. Vì vậy, Việt Bắc là một “bài ca không quên” của con người, là những gì không thể sói mòn của cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Hướng Dẫn Cách Nhận ? Thẻ Cào Miễn Phí ? Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Khổ 2 Việt Bắc Ngắn Gọn – Bài 4

Phân Tích Khổ 2 Việt Bắc Ngắn Gọn giúp các em học sinh trau dồi văn phong đặc sắc và học tốt tác phẩm.

Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong mảng văn học cách mạng nói riêng, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ở Tố Hữu có sự thống nhất hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.

Chính vì vậy có thể nói rằng, qua các tác phẩm của ông, ta không chỉ thấy được thế giới tâm hồn tình cảm, thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của ngòi bút thơ Tố Hữu mà qua đó dường như nhà văn đã phản ánh một cách rõ nét nhất những dấu mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt quá trình kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, người đọc vì thế mà có thể thấy được trọn vẹn những trang sử vẻ vang của đất nước như những thước phim quay chậm. Cùng phân tích bài thơ Việt Bắc bạn sẽ rõ.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích bài Tỏ lòng (ngắn gọn, hay nhất) - Toploigiai

Bài thơ được sáng tác vào tháng mười năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc – thủ đô gió ngàn của dân tộc trở về Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó với người dân và thiên nhiên Việt Bắc, nay trở về chia tay đầy ngậm ngùi và lưu luyến, nhà thơ xúc động viết nên bài thơ này.

Bài thơ được viết theo thể lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc mang âm hưởng nhẹ nhàng uyển chuyển thấm đẫm chất trữ tình của những câu ca dao. Trong cảm xúc lắng đọng ngậm ngùi của buổi chia li, việc sử dụng thể thơ này để biểu đạt tình cảm và hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn bó với núi rừng Việt Bắc, người dân Việt Bắc là hoàn toàn hợp lí.

Mình đi có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù/…/

Những kỉ niệm đó giờ đây chỉ còn là những kỉ niệm trong dòng kí ức… chầm chậm trôi… Những câu hỏi cứ nối tiếp nhau xuất hiện làm nên một điệp khúc thấm đẫm tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cũng chính qua những dòng thơ này mà khung cảnh núi rừng Việt bắc đại ngàn hiện ra rõ nét nhất. Đó là núi non hùng vĩ, những con sông, những cơn mưa ào ạt đổ về nguồn mây mù khói tỏa…

Nhưng giữa bức tranh đó nổi bật nhất chính là cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu hết sức gian lao, khổ cực nhưng vô cùng gắn bó, đoàn kết, thắm tình nghĩa như những người con cùng chung một dòng máu giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc. Cuộc sống chiến đấu tuy vất vả và khó khăn nhưng nhờ có sự ủng hộ và nâng đỡ tinh thần của những con người chân chất nơi núi rừng đại ngàn đó nên tất cả đã trở thành những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên trong trái tim của hai phía.

Cách xưng hô “mình – ta” cũng là cách xưng hô rất gần gũi thân mật thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa quân và dân, chính vì vậy mà lời thơ như lời tâm tình thủ thỉ, giọng thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng mà đằm thắm thiết tha. Hình ảnh áo chàm trong câu thơ: “Áo chàm đưa buổi phân li…” là hình ảnh hoán dụ chỉ đồng bào Việt Bắc đang bịn rịn trong chia li.

Đúng, họ không có gì trao cho nhau giữa trời khuya lạnh giá ngoài tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó. Cái bắt tay giản đơn thôi nhưng đã giúp người chiến sĩ vượt qua những khó khăn thiếu thốn của buổi đầu kháng chiến. Ở đây cái nắm tay này diễn ra trong bối cảnh chia li, chính vì vậy nó có ý nghĩa như một minh chứng cho tình cảm nồng thắm quân dân.

Bài thơ Việt Bắc không chỉ tái hiện lại được không khí vào những năm kháng chiến chống Pháp mà còn đưa người đọc ngược dòng thời gian để tìm về với những nét đẹp trong tâm hồn người quân dân: vẻ đẹp của tấm lòng thủy chung son sắt, vẻ đẹp của sự đoàn kết gắn bó, rộng hơn nữa đó chính là ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc với nhân dân.

Cũng từ đó mà ta thấy được tài năng và khả năng giao cảm tinh tế với cái đẹp của thiên nhiên, của con người Việt Bắc của Tố Hữu. Để làm được điều đó Tố Hữu đã trải qua một thời gian dài sống và gắn bó với người dân, với thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

Ngoài gợi ý phân tích Việt Bắc đoạn 2, tham khảo thêm ? Nghị Luận Việt Bắc ? 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Khổ 2 Việt Bắc Học Sinh Giỏi – Bài 5

Với mẫu Phân Tích Khổ 2 Việt Bắc Học Sinh Giỏi giúp các em học sinh luyện tập nâng cao kỹ năng viết của mình.

Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Các tác phẩm thơ của ông có thể coi như bản lịch sử về thơ ghi chép lại những biến cố, những sự kiện trọng đại của lịch sử nước nhà. Việt Bắc là một trong vô số những bài thơ như vậy, khi lại những tình cảm của kẻ ở người đi, của mười lăm năm kháng chiến trường kì của dân tộc đã kết thúc thắng lợi.

Việt Bắc được sáng tác vào năm 1954 khi Trung ương Đảng chuẩn bị rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Bởi vậy bài thơ là nỗi nhớ, nỗi lưu luyến, bịn rịn của những người cán bộ với nhân dân nơi đây.

Với kết cấu theo lối đối đáp, giao duyên quen thuộc, đoạn thơ cho thấy cuộc chia tay giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Tình nghĩa đôi bên hết sức sâu nặng, đằm thắm, tha thiết, được thể hiện qua cặp đại từ “mình – ta” gợi nên nỗi lưu luyến, tha thiết trong giờ phút chia tay.

Lời nhắn nhủ của người ở lại thật tình cảm, được thể hiện chủ yếu qua các từ láy và các câu hỏi: mình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên liên tiếp cho thấy nỗi nhớ day dứt khôn nguôi. Nỗi nhớ không to lớn, xa vời mà là với những sự vật hết sức gần gũi, thân quen: cây, sông, núi, nguồn. Mỗi địa điểm, mỗi không gian lại gắn liền với một kỉ niệm thiết tha, sâu nặng.

Hàng loạt các không gian khác nhau lần lượt hiện ra, là không gian rừng núi, là không gian sinh hoạt cộng đồng, … tất cả những không gian này đều gắn bó chặt chẽ với người ra đi. Các địa điểm được gợi nhắc từ xa đến gần, đi từ những mưa nguồn suối lũ, mây mù – những địa điểm không xác định địa danh, cho đến những địa danh cụ thể – chiến khu, Tân Trào, Hồng Thái. Khiến lòng người ra đi cũng xúc động không thôi.

Không chỉ nói đến những địa danh, họ còn đề cập đến cả cuộc sống thường ngày hết sức bình dị, thậm chí có phần khắc khổ trong những năm tháng chiến tranh đó, là bát cơm chấm muối, là trám bùi, là măng mai,… ấy vậy nhưng lại đậm đà sâu sắc tấm lòng. Đằng sau từng câu, từng chữ ấy ta còn thấy sự bâng khuâng, tiếc nuối của người ở lại, câu thơ cuối cùng của khổ thơ là một câu hỏi tu từ khiến cho nó càng trở nên da diết và khắc khoải hơn bao giờ hết.

Đáp lại tình cảm chân thành, thắm thiết của người ở lại, những chiến sĩ cách mạng cũng không ngần ngại, thể hiện tấm lòng biết ơn, tình cảm sâu nặng của bản thân với con người và thiên nhiên nơi đây: “Ta với mình, mình với ta/…./Chày đêm nện cối đều đều suối xa”. Khổ thơ là lời khẳng định chắc nịch tình cảm tha thiết, bền vững của người đi đối với người ở lại đó là tình cảm không thể đổi thay “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.

Và để khẳng định cho tình cảm chân thành đó, Tố Hữu cũng vô cùng tinh tế tái hiện lại kỉ niệm trong mười lăm năm kháng chiến gian khổ mà hết sức vui tươi, hào hùng: là bản khói cùng sương, là những địa danh quen thuộc Ngòi Thia, sông Đáy, là lớp học chữ trong những đêm trăng, là sự chia sẻ ngọt bùi, bát cơm phải sẻ nửa, tấm chăn phải đắp cùng, là niềm biết ơn vô hạn với người mẹ, mà rộng ra là với nhân dân đã nuôi dưỡng, đã tiếp thêm sức mạnh cho những người chiến sĩ.

Việt Bắc có thể coi như bản tổng kết về cuộc kháng chiến trường kì, vĩ đại của dân tộc ta. Không chỉ vậy bài thơ còn cho thấy tình cảm sâu nặng, chân thành , long biết ơn vô hạn của tác giả nói riêng và của chiến sĩ cách mạng nói chúng đối với nhân dân Việt Bắc. Đồng thời bài thơ cùng thể hiện tài năng nghệ thuật của Tố Hữu.

Ngoài phân tích Việt Bắc đoạn 2, đừng bỏ qua ? Cảm Nhận Bức Tranh Tứ Bình Việt Bắc ? 13 Bài Văn Ngắn Hay

Phân Tích Khổ 2 Việt Bắc Hay Nhất – Bài 6

Bài mẫu Phân Tích Khổ 2 Việt Bắc Hay Nhất giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức và thông tin hay.

Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại.

Đọc thêm:  Giải thích câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn (25 mẫu) - Văn 7

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi.

Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng.

Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc:

Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.

Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.

Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian.

Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

Ngoài bài phân tích Việt Bắc đoạn 2, tiếp tục đón đọc ? Phân Tích Bức Tranh Tứ Bình Việt Bắc ? Văn Mẫu Ý Nghĩa

Bài Mẫu Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 Đạt Điểm Cao – Bài 7

Bài Mẫu Phân Tích Việt Bắc Đoạn 2 Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách diễn đạt logic, hấp dẫn.

Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa. Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.

Mở đầu là lời của Việt Bắc. Để cho Việt Bắc – người ở lại – mở lời trước là rất tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra đi.

Bài thơ “Việt Bắc” có hai giai điệu chính. Câu thơ mở đầu “Mình về mình có nhớ ta” là giai điệu chính thứ nhất. Câu thơ mới đọc thoáng qua tưởng không có gì nhưng sâu sắc lắm. Một trăm cặp tình nhân chia tay cũng đều nói lời này. Tố Hữu mượn màu sắc của tình yêu mà phô diễn tình cảm cách mạng. Đại từ mình và ta đứng ở hai đầu câu thơ, đã thấy xa cách.

Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”.

Biện pháp tu từ nhân hoá “rừng núi nhớ ai” nói lên tình cảm thắm thiết của Việt Bắc với những người kháng chiến. Mình về thì núi rừng Việt Bắc trống vắng “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Quả trám (trám xanh và trám đen) và măng mai là hai món ăn thường nhật của bộ đội và cán bộ kháng chiến.

Mượn cái thừa để nói cái thiếu, thật hay! Hình thức đối lập giữa cái bên ngoài (hắt hiu lau xám) và bên trong (đậm đà lòng son) biểu hiện chân thật cuộc sống lam lũ, nghèo đói của người dân Việt Bắc, nhưng trong lòng thì thuỷ chung son sắt với cách mạng.

Cuối lời Việt Bắc hỏi người về:

“Mình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

Giai điệu chính thứ hai của bài thơ xuất hiện: “Mình đi, mình có nhớ mình”. Nếu giai điệu một là đạo lí của dân tộc với tư tưởng ân nghĩa thì giai điệu hai là cách mạng. Việt Bắc nhắn nhủ với người về là chẳng những “nhớ ta” mà còn phải “nhớ mình’, nói theo ngôn từ của tình yêu thì chẳng những phải “nhớ em” mà còn phải “nhớ anh” nữa.

Cái “anh” mà hồi ở với em. Mình đã sống với Ta mười lăm năm, tình nghĩa biết mấy, anh hùng biết mấy! Mình với Ta viết lên những trang sử oai hùng của dân tộc “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”. Bây giờ xa cách, Mình về thành thị, nhớ đừng thay lòng đổi dạ với Ta, mà cũng đừng thay lòng đổi dạ với chính mình.

Thiên nhiên Việt Bắc như có linh hồn là nhờ tác giả sử dụng phép nhân hóa. Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội “vây”, “đánh” quân thù. Mỗi một tên núi, tên sông, tên phố, tên bản là một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Rồi những đêm hành quân, những đoàn dân công, những đoàn xe vận tải tấp nập sôi động:

“Việt Bắc” là một kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát được tác giả phô diễn những tình cảm, tư tưởng mới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân (đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình).

Tiếng nói yêu thương – nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu – không có bài nào thấm thía hơn “Việt Bắc”. Bài thơ còn thể hiện tư tưởng mới mẻ với những dự báo sáng suốt được biểu hiện bằng hình ảnh phong phú và tấu lên băng âm nhạc làm say mê lòng người.

Ngoài phân tích Việt Bắc đoạn 2, giới thiệu cùng bạn ? Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc, Bức Tranh Tứ Bình ? Ngắn

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button