Phân tích khổ 3 Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc siêu hay
1. Dàn ý chi tiết phân tích khổ 3 Tràng Giang của Huy Cận:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang và nội dung nổi bật của khổ thơ thứ ba của bài.
1.2. Thân bài:
* Câu thơ 1: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng của cảnh sông nước và tâm trạng nặng nề, sầu muộn của con người:
– “Bèo”:
- hình ảnh thực trên sông nước là gợi liên tưởng về nhỏ bé, sự lênh đênh, chìm nổi.
- ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng: Nhà thơ đang sống trong cảnh mất nước, nô lệ, nên đã cảm nhận được cả thế hệ thanh niên lúc đó cũng như mình đang vật vờ, lênh đênh, trôi dạt, bị cuộc đời cuốn đi mà không biết trôi về đâu?
– “hàng nối hàng”: Không gian sông nước mênh mông, vô tận
* Ba câu thơ sau: tâm trạng bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.“
– Hình ảnh “chuyến đò”, “cầu” là biểu hiện tượng của sự giao nối, gắn kết của con người và cuộc sống, thường gợi về cuộc sống tấp nập, gần gũi và gợi nhớ quê hương.
– Cấu trúc “không…không” phủ nhận hoàn toàn sự kết nối, kiên kết giữa con người với thế giới xung quanh.
– “Bờ xanh tiếp bãi vàng”: Không cầu, không chuyến đò ngang, không bờ xanh, bãi vàng hiu hắt. Sự vắng lặng tuyệt đối của sông nước. Thiên nhiên vắng lặng với những màu sắc đơn bạc, đẹp nhưng buồn, không có chút sự sống của con người.
=> Nỗi buồn nhân thế, nỗi cô đơn bao trùm nhân vật trữ tình, mong muốn kiếm tìm chút hơi ấm của con người nhưng chỉ nhận lại sự thất vọng cùng cô đơn.
1.3. Kết bài:
Đánh giá chung về khổ thơ
2. Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng Giang của Huy Cận:
Phong trào Thơ Mới đánh dấu tên tuổi của nhiều thi nhân, trong đó phải kể đến Huy Cận- một hồn thơ “sầu ảo não”. Bài thơ Tràng giang là một bài thơ điển hình cho hồn thơ ấy. Bài thơ “Tràng Giang” đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn, nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn, mênh mang trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Đặc biệt, khổ thơ thứ ba chính là nỗi buồn của cảnh vật gắn với nỗi sầu nhân thế, khắc khoải để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Ngay ở câu thơ đầu tiên đã gợi ra khung cảnh đìu hiu, vắng lặng của cảnh sông nước và tâm trạng nặng nề, sầu muộn của con người. Hình ảnh bèo dạt rất quen thuộc và xuất hiện nhiều lần trong thơ ca truyền thống. Nó vừa mang nghĩa tả thực sự vật nhỏ bé, sự lênh đênh, chìm nổi vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho nhà thơ, hay rộng hơn là những thanh niên yêu nước bấy giờ. Nhà thơ đang sống trong cảnh mất nước, nô lệ, nên đã cảm nhận được cả thế hệ thanh niên lúc đó cũng như mình đang vật vờ, lênh đênh, trôi dạt, bị cuộc đời cuốn đi mà không biết trôi về đâu? Mặt khác, ở đây cánh bèo dạt còn diễn tả một cách thấm thía sự hợp tan, chia lìa của những kiếp người. “hàng nối hàng” cảnh sông nước hiện ra mênh mang, vô tận. Đặt sự vật nhỏ bé vào không gian bao la, rộng lớn cùng câu hỏi tu từ “bèo dạt về đâu” càng nhấn mạnh sự lênh đênh, cô đơn. Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng não nề, u sầu của thi sĩ. Đến ba câu thơ sau, nhà thơ phóng tầm mắt ra hai bên bờ sông. Hình ảnh “chuyến đò”, “cầu” là biểu hiện tượng của sự giao nối, gắn kết của con người và cuộc sống, thường gợi về cuộc sống tấp nập, gần gũi và gợi nhớ quê hương. Vậy mà tác giả nhắc tới những sự vật đó, không phải là để khẳng định cái có mà là để miêu tả cái không có, không tồn tại trong bức tranh sông nước tràng giang.Cấu trúc “không…không” phủ nhận hoàn toàn sự kết nối, kiên kết giữa con người với thế giới xung quanh. Đó là không gian hoang vắng, cô quạnh. Con người trong không gian ấy “Không cầu gợi chút niềm thân mật” một sự cô độc trọn vẹn. Trong sự vắng lặng đó không gian vẫn tiếp tục được trải ra đến vô cùng của bờ xanh với bãi vàng. Bức tranh xuất hiện những gam màu vốn không đen tối nhưng đều là những màu sắc đơn bạc, không thể làm cảnh sắc thêm tươi sáng, thêm sức sống. Cảnh vật có nhưng rời rạc. Nỗi buồn nhân thế, nỗi cô đơn bao trùm nhân vật trữ tình, mong muốn kiếm tìm chút hơi ấm của con người nhưng chỉ nhận lại sự thất vọng cùng cô đơn.
Như vậy, khổ thơ đã vẽ ra trước mắt bạn đọc mọt bức tranh đẹp mà đượm buồn của thiên nhiên trước sự cảm quan của tác giả Huy Cận. Từ hình ảnh thơ giản đơn nhưng giàu sức gợi tả, kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa hiện đại, đánh dấu tên tuổi của tác giả trong Phong trào Thơ mới.
3. Phân tích khổ thơ thứ 3 bài Tràng Giang của Huy Cận:
Khác với hồn thơ hồ hởi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận những năm trước Cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà “Tràng giang” ra đời lại khắc họa nét cô đơn, bé nhỏ, bơ vơ của kiếp người trước không gian thiên nhiên “trời rộng sông dài” rợn ngợp. Và điều đó đã được Huy Cận thể hiện thành công trong khổ thơ thứ 3.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Ngay từ nhan đề bài thơ “Tràng giang”, Huy Cận đã khéo léo khắc họa trước mắt người đọc một hình ảnh vừa mang đậm vẻ cổ điển, Đường thi vừa phảng phất phong vị của hiện đại. Cụm từ Hán Việt này gợi mở không khí cổ kính uy nghiêm. Thay vì “trường giang”, dễ gợi liên tưởng con sông của Trung Quốc, “Tràng giang” , hai âm “ang” đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ trải dài mà còn rộng theo không gian, mênh mang và vô tận.
Trong khổ thơ thứ 3, từng câu thơ đều là nỗi niềm của tác giả. Cảnh sông nước mênh mang, rộng lớn được thu lại bằng hình ảnh: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. “Bèo” vốn là một hình ảnh quen thuộc trong văn học cổ điển, ngoài nghĩa thực chỉ sự vật nhỏ bém tầm thường còn ám chỉ những số phận, cho kiếp nhân sinh lênh đênh, trôi nổi, mặc cho dòng đời đẩy đưa. Hình ảnh “bèo dạt về đâu” chính là một lời tự hỏi, là sự đau đớn, bất lực của tác giả trước số phận nô lệ, cảnh nước mất nhà tan. Hình ảnh những đám bèo nối tiếp nhau lững thững, lặng lờ trôi dạt trên dòng sông, “ hàng nối hàng” gợi cảm giác trải dài miên man vô tận, hướng độc giả phóng tầm mắt ra tối đa. Tả cảnh nhưng ta cảm nhận được nỗi sầu muộn chênh vênh, tương lai dường như mờ nhòe, vô định, mất phương hướng vật vờ mà không biết nên đi đâu, về đâu của tác giả hay cũng là của cả thế hệ thanh niên yêu nước.
Đến hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh thiên nhiên hiện lên càng hoang sơ, heo hút, cô quạnh, thiếu sức sống:
“ Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật”
Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ là những phương tiện, biểu hiện của sự sống, sự tồn tại và kết nối của con người và cuộc sống, thường gợi về cuộc sống tấp nập, gần gũi. Thế nhưng, cả 2 hình ảnh này ở đây đều xuất hiện dưới dạng phủ định “không đò… không cầu…” khiến khung cảnh ấy mới trống vắng, heo hút và quanh hiu làm sao. Giữa cảnh tăm tối ấy, lữ khách muốn tìm một con thuyền, một dấu hiệu của sự sống nhưng chỉ nhận lại là sự im ắng, vắng vẻ “không một chuyến đò ngang” “không cầu”, không có một tổ chức, một con người nào có thể dẫn dắt đưa lối, kéo những tiểu tư sản trí thức như Huy Cận ra khỏi sự hoang mang, vô định. Dường như hai bờ sông chạy dài vô tận, không có điểm dừng, như hai thế giới cô đơn, không một chút “ niềm thân mật” sự gắn kết, đồng điệu của con người. Sự thực ấy khiến người ta không khỏi đau xót cho một đất nước, một dân tộc, và cả những con người lạc lõng, bơ vơ “Không cầu gợi chút niềm thân mật”, cuối cùng họ, Huy Cận vẫn phải tự ôm lấy nỗi cô đơn, buồn tủi giữa thiên nhiên rộng lớn mà ảm đạm, hiu hắt:
“ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Trong câu thơ này, tưởng chừng bức tranh thiên nhiên màu sắc tươi sáng, ấm áp hơn nhưng nó vẫn mang vẻ tĩnh lặng, heo hút, không có dấu hiệu của con người. Chính vì vậy nên dù có đẹp như thế nào, thì đây cũng là một bức tranh đượm buồn và nó dường như thiếu đi âm thanh ồn ào, vội vã của cuộc sống. Tả cảnh để ngụ tình, phải chăng đằng sau cảnh thiên nhiên này chính là sự đau đáu của người thi sĩ Huy Cận trước thực tại.
Bốn câu thơ, bốn hình ảnh, tất cả đều gợi lên khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, lặng lẽ mà không có một âm thanh dù chỉ là xơ xác. Đằng sau khung cảnh ấy là nỗi lòng của thi sĩ, sự đau đáu, buồn bã về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, cô đơn của kiếp người trong xã hội cũ. Nghệ thuật lấy “không” để nói “có” kết hợp với thủ pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc trong thơ ca cổ điển được vận dụng linh hoạt đã giúp tác giả có cơ hội bộc lộ, giãi bày nỗi lòng mình. Đọc bài thơ, giúp chúng ta hiểu vì sao Xuân Diệu từng đánh giá “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!