Bài mẫu Phân tích đoạn thơ “Lần thứ ba thức dậy… Bác là Hồ Chí

Đề bài: Phân tích đoạn thơ “Lần thứ ba thức dậy… Bác là Hồ Chí Minh” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

phan tich doan tho lan thu ba thuc day bac la ho chi minh trong bai tho dem nay bac khong ngu cua minh hue

Bài mẫu Phân tích đoạn thơ “Lần thứ ba thức dậy… Bác là Hồ Chí Minh” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Bài làm

Thơ ca kháng chiến chống Pháp có một số bài thơ rất hay viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh như “Sáng tháng năm” (Tố Hữu), “Đêm nay Bác không ngủ” (1951- Minh Huệ). Minh Huệ viết bài thơ Đêm nay Bác không ngủ giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Bằng những vần thơ sâu lắng thiết tha, Minh Huệ đã khắc họa hình ảnh lãnh tụ qua cách nhìn cách cảm của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc trong một đêm mưa rét. Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận, cùng trú quân dưới tán lá rừng già Việt Bắc mưa rét.

Phần cuối bài thơ đã miêu tả một cách cảm động và sâu sắc tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ. m điệu dân ca “Hát giặm Nghệ Tĩnh” được Minh Huệ vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ trữ tình thiết tha

“Lần thứ ba thức dậy…

… Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”.

Phần đầu bài thơ, tác giả ghi lại một vài cử chỉ của lãnh tụ. Giữa đêm khuya lạnh, Bác nhóm lửa, dém chăn cho từng chiến sĩ một. Bác nhón chân đi lại giữa lán rừng canh giấc ngủ cho các cháu ngủ ngon. Anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác, anh xúc động và mơ màng “như chìm trong giấc mộng.

Bảy khổ thơ cuối ghi lại cảnh anh đội viên nhìn thấy Bác “lần thứ ba thức dậy”. Đêm đã sang canh… trời sắp sáng, thế mà Bác vẫn không ngủ. Anh đội viên “hốt hoảng giật mình”, vừa lo âu, vừa thương Bác:

Đọc thêm:  Bài văn mẫu Có thể khái quát trình tự dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch

“Bác vẫn ngồi đinh ninh,

Chòm râu im phăng phắc”.

“Ngồi đinh ninh” là ngồi bất động trong trạng thái suy tư, nhiều băn khoăn lo lắng. Cả tâm hồn Bác như chìm sâu vào những dòng suy nghĩ triền miên. Hình ảnh “chòm râu im phăng phắc” là một nét vẽ thân tình diễn tả nội tâm của Bác giữa đêm khuya làm nổi bật cảnh rừng đêm vắng lặng, trang nghiêm.

| Đoạn thơ tiếp theo ghi lại cuộc đối thoại giữa anh đội viên với lãnh tụ. Anh lên tiếng mời Bác:

“Mời Bác ngủ Bác ơi

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi mời Bác ngủ”.

Hai tiếng “Bác ơi…” được nhắc lại hai lần thể hiện một tình thương, một tấm lòng. Nhờ những từ ngữ ấy mà giọng thơ đằm thắm, gợi cảm. “Nằng nặc” nghĩa là kêu van, đòi bằng được, mời bằng được. Những từ láy: “hốt hoảng”, “vội vàng”, “nằng nặc” liên kết với chữ “mời” và từ cảm “ơi” đã làm nổi bật tấm lòng yêu kính, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác. Ngôn ngữ thơ bình dị như tiếng nói của quần chúng nhưng chứa đựng bao tình cảm đẹp.

Ba khổ thơ tiếp theo nói lên tình yêu thương bao la của lãnh tụ. Sau khi ân cần khuyên nhủ người lính: “Chú cứ việc ngủ ngon – Ngày mai đi đánh giặc”. Bác nói lên nỗi lòng của mình “Bác ngủ không an lòng”. “Không an lòng” nghĩa là không yên tâm, nhiều băn khoăn, lo lắng. Bác thương chiến sĩ, thương dân công trên chiến trường đang dãi dầu mưa gió, đang trải qua nhiều gian khổ hi sinh. Trời mưa rét. Thiếu chăn chiếu. Muôn vàn khó khăn, thiếu thốn giữa thời kháng chiến:

“Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Đọc thêm:  Nghị luận về thói vô trách nhiệm hay nhất (12 Mẫu) - Download.vn

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt…”

Đoạn thơ làm sống lại một thời gian khổ trong máu lửa. Trời mưa rét dân công bộ đội đi đánh giặc trú quân giữa rừng, lấy lá cây làm chiếu, lấy manh áo (áo mỏng) làm chăn. Câu thơ hay vì có nhiều chi tiết điển hình, cụ thể, hiện thực. Chữ “thương” đi cùng câu thơ “Làm sao cho khỏi ướt” biểu hiện tình nhân ái của Bác: thương lắm nên lo nhiều. Tình thương của Bác sâu sắc như tình người cha, sâu nặng như tình người mẹ hiền, cao cả rộng lớn như nước non. Trong bài thơ, nhiều lần Minh Huệ nói đến chữ “thương” bằng thủ pháp nhân ý tăng cấp:

“Bác thương đoàn dân công…

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau nhau…”

Sau đối thoại ngắn, tâm hồn lãnh tụ và chiến sĩ sống chan hòa trong tình yêu thương. Hai câu thơ đăng đối hài hòa đẹp:

“Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng”.

Hai cái “nhìn” nói lên hai tâm trạng. Anh đội viên nhìn Bác với lòng kính yêu, anh sung sướng phát hiện ra bao phẩm chất cao quý trong tâm hồn lãnh tụ. Lần thứ ba hình ảnh “ngọn lửa hồng” tái hiện. Lần thứ nhất: “Bóng Bác cao lồng lộng – Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Lần thứ hai: “Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Cái nhìn của Bác chứa chất bao tình thương mến. Ngọn lửa hồng soi sáng tâm hồn cao đẹp của lãnh tụ.

Khổ thơ cuối, Minh Huệ nói rõ vì sao “Đêm nay Bác không ngủ”. Tác giả không lí luận dài dòng mà viết:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”.

“Lẽ thường tình” đơn giản, dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên Người là Nguyễn Ái Quốc. Vì Bác là lãnh tụ “yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa”. Bác cùng với chiến sĩ và dân công ra trận, đồng cam cộng khổ với nhau… Ba chữ “lẽ thường tình” gợi ra trong lòng người đọc nhiều liên tưởng đẹp về lãnh tụ. .

Đọc thêm:  TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG vnedu

Với thể thơ năm chữ giàu âm điệu và sắc thái kể chuyện dân ca, Minh Huệ phối hợp các hình thức tự sự, miêu tả trữ tình để khắc họa tâm hồn vĩ đại, cao cả của Bác Hồ. Tất cả mọi hình ảnh: mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc đến cử chỉ, hành động, lời nói của Bác được nhà thơ miêu tả nhằm làm nổi bật tình yêu thương bao la, mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Có nhạc sĩ đã viết: “Xin hát lên bài ca dâng Người”. Thật vậy, “Đêm nay Bác không ngủ” cũng là một bài ca cảm động nói về lãnh tụ kính yêu của dân tộc, cũng là một trong những “bài ca dâng Người” rất hay, rất đẹp.

Phân tích đoạn thơ “Lần thứ ba thức dậy… Bác là Hồ Chí Minh” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một nội dung, bài học hay trong SGK Ngữ Văn 10. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự cùng với phần Soạn bài Danh từ để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6 hơn.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Phân tích đoạn thơ “Lần thứ ba thức dậy… Bác là Hồ Chí Minh” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Phân tích truyền thuyết “Thánh Gióng” và cùng với phần Phân tích một bài thơ viết theo thể thơ năm chữ mà em yêu thích để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-tho-lan-thu-ba-thuc-day-bac-la-ho-chi-minh-trong-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-cua-minh-hue-39354n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button