Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…Mà sao nghe nhói ở trong tim

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là đề tài ngợi ca của bao áng thơ ca, nhạc hoạ. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về Bác: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,… Đến lượt mình, nhà thơ Viễn Phương cũng lặng lẽ dâng lên hương hồn người Cha già kính yêu của toàn dân tộc một “Viếng lăng Bác” làm xúc động lòng người. Đoạn thơ sau đây đã thể hiện rõ điều đó:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim…”

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, HN 2008)

Bài thơ ra đời vào tháng 4 năm 1976. Đây là một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: là một năm sau ngày thống nhất đất nước, lăng Bác vừa được khánh thành và Viễn Phương là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm miền Bắc để vào lăng viếng Bác.

Câu thơ đầu tiên cũng đã nêu ra hoàn cảnh đó: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Nhà thơ xưng “Con” gọi “Bác” rất thân mật, gần gũi đồng thời thể hiện lòng tin yêu đối với Người. Phải rồi, Bác là vị Cha già của toàn dân tộc nhưng với riêng miền Nam Bác còn nhiều nỗi nặng lòng. Sinh thời, Bác “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà” bởi Bác thương miền Nam “đi trước về sau” sau năm 1954 vẫn chưa được độc lập. Người từng có mong muốn được vào miền Nam để thăm hỏi và động viên đồng bào chiến sĩ. Và trước ân tình của Bác, cũng “mong Bác nỗi mong cha” bởi thế, hôm nay đây, khi Viễn Phương đến với lăng Bác, đó thực sự là một viếng thăm đầy cảm động.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thủ thuật

Đến với lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt là “Hàng tre bát ngát”. Những bụi tre ngà duyên dáng được trồng bên lăng Bác vươn mình lên cao là điểm nhìn của bao người đến với lăng Người. Nhưng nhà thơ nhắc đến hình ảnh hàng tre còn có một ngụ ý khác:

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button