Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên… khú

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên… khúc độc hành”

phan tich doan tho sau trong bai tay tien doanh trai bung len khuc doc hanh hay ngan

Nội dung và nghệ thuật đoạn 2 bài Tây Tiến của Quang Dũng hay

I. Dàn ý Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên… khúc độc hành” ngắn gọn

1. Mở bài:– Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”.- Khái quát nội dung khổ 2: Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấm áp tình dân quân.2. Thân bài: 2.1. Khái quát chung: – Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu.- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ về những kỉ niệm với đoàn binh Tây Tiến.2.2. Phân tích đoạn thơ:* Kỉ niệm về đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân: – “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”: Diễn tả sự vui vẻ, náo nhiệt của không gian lễ hội tràn ngập màu sắc.- “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”: Thái độ ngạc nhiên, bất ngờ khi gặp những cô em sơn nữ miền tây.- Âm thanh: “khèn lên man điệu”, “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.=> Người lính như đắm chìm trong sự vui tươi, ấm áp của lễ hội.* Khung cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc: – “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”: Gợi không gian đẹp huyền ảo.- “Có thấy dáng người trên độc mộc”: Hình ảnh con người miền Tây.- “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”:+ Động từ “trôi”: gợi cảm giác lênh đênh, miên man.+ Hình ảnh: “dòng nước lũ” – “hoa đong đưa” -> Tưởng như đối lập mà lại hài hòa, lãng mạn.3. Kết bài:– Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:+ Giá trị nội dung: Cảnh đêm liên hoan văn nghệ và hình tượng người lính dũng cảm.+ Nghệ thuật: Từ ngữ giàu sức gợi, biện pháp nói giảm nói tránh.phan tich doan tho sau trong bai tay tien doanh trai bung len khuc doc hanh hay ngan 2

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận - Thủ thuật

Cảm nhận đoạn thơ sau Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa hay

II. Bài văn Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên…khúc độc hành” hay nhất:

Quang Dũng là nhà thơ mang tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Tiêu biểu cho phong cách của ông phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” viết về những người lính Hà Thành hào hoa, dũng cảm. Đặc biệt ở đoạn thơ “Doanh trại bừng lên…khúc độc hành”, tác giả đã làm nổi bật những kỉ niệm ấm áp tình quân dân trên con đường hành quân và hình tượng người lính kiên cường.

Bài thơ “Tây Tiến” được viết vào cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh. Lúc này nhà thơ đã chuyển đến đơn vị khác. Nhan đề tác phẩm đầu tiên là “Nhớ Tây Tiến” sau đó được đổi thành “Tây Tiến”. Bởi lẽ cả bài tràn ngập nỗi nhớ vậy nên không cần thêm từ “nhớ”.

Khung cảnh lễ hội miền Tây được tác giả tái hiện một cách sinh động:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

“Doanh trại” đó là nơi những người lính gặp gỡ nhau và có biết bao kỉ niệm. Chữ “bừng” không chỉ là ánh sáng rực rỡ từ ngọn đuốc mà đó còn khơi gợi lên biết bao kỉ niệm thân thương. Lúc này, dường như người lính quên đi mọi khó khăn của con đường hành quân nguy hiểm mà đắm chìm vào không khí rộn ràng, sôi nổi nơi đây. Trong ánh lửa bập bùng, tiếng khèn tiếng nhạc du dương, những cô thiếu nữ xuất hiện với vẻ đẹp quyến rũ, duyên dáng. Điều đó khiến cho những người lính không khỏi ngạc nhiên. “Kìa em” là tiếng reo vui với bao bất ngờ. Tiếng ca vang nhảy múa như át đi âm thanh của súng đạn, những “hồn thơ” hòa mình trong điệu nhảy điệu múa đến say lòng người.

Bốn câu thơ tiếp đó là khung cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Nhà thơ đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng nơi đây. Hai bên bờ sông là những dãy lau ngút ngàn gợi lên một không gian hoang sơ tĩnh lặng. Những bông lau chập chờn lay động như có hồn. Hồn của lau hay chính tâm hồn của nhà thơ đã hóa thân vào cảnh vật. Khung cảnh sông nước hoang vắng man mác buồn chợt khiến ta nhớ đến dòng sông Đà trong trang văn của Nguyễn Tuân: “dòng sông như chảy từ tiền cổ”, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”.

Đọc thêm:  Nghị luận xã hội về lòng kiên nhẫn - Những bài văn mẫu lớp 9

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả đã làm nổi bật bức tượng đài bi tráng của người chiến binh Tây Tiến được khắc tạc bằng hoài niệm:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Diện mạo của người lính Tây Tiến hiện lên qua nét vẽ rất khác lạ: “không mọc tóc”. Ẩn sau nét khác lạ đó là hiện thực cuộc sống nghiệt ngã đến trần trụi. Những cơn sốt rừng khiến cho mái đầu xanh không còn nữa. Căn bệnh này cũng được nhà thơ Chính Hữu thể hiện trong bài thơ “Đồng chí”: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”. Nhưng qua cái gian khổ, người đọc vẫn cảm nhận được chất ngang tàng và đầy thách thức của người lính. Họ hiện lên với vẻ dữ dằn, nghiệm nghị qua cụm từ “dữ oai hùm”. Không chỉ làm nổi bật diện mạo khác thường, người lính còn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Giấc mộng của người chiến binh được gửi gắm qua ánh mắt đầy dữ dằn, nghiêm nghị. “Mắt trừng” đó là ánh mắt mở to, sáng ngời, đầy tinh thần cảnh giác hướng về quân thù. Trong ánh mắt ấy chứa đựng giấc mộng của người lính về cố hương và dáng kiều thơm nơi phố phường Hà Nội.

Và bốn câu thơ cuối là hình ảnh người lính trong sự hi sinh cao đẹp:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Câu thơ khiến người đọc hình dung ra cảnh những nấm mồ rải rác dọc con đường hành quân. Tác giả sử dụng những từ Hán Việt như “biên cương, viên xứ” đã tạo ra không khí thiêng liêng. Điều này khiến cho những nấm mồ hoang vu bỗng chốc trở thành những mộ chiến đầy tôn nghiêm. Cái bi thương lúc này bỗng chốc biến thành cái bi hùng. Câu thơ chính là nén hương mà Quang Dũng muốn dâng lên để tưởng nhớ những người đồng đội đã ngã xuống. Đến câu thơ thứ hai, tác giả đã làm nổi bật tư thế lên đường tuyệt đẹp của người lính. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã nhấn mạnh khí phách ngang tàng, tinh thần mạnh mẽ và sự quyết tâm của người lính. Biết là vậy, nhưng mất mát hi sinh là điều khó tránh khỏi. Ý thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” đã khắc họa hiện thực đau đớn. Người lính hi sinh trong điều kiện vật chất thiếu thốn đến nỗi không có gỗ ván để mai táng. Câu thơ không có nước mắt nhưng ta vẫn luôn cảm nhận ẩn chứa bên trong vẫn là một nỗi đau. Lúc này, tiếng gầm của sông Mã vang lên như tiếng gọi của núi sông tạo thành một nghi thức thiêng liêng và trang trọng để tiễn đưa người lính.

Đọc thêm:  Đề đọc hiểu Cuộc sống không giới hạn (Nick Vujicic)

Bằng việc sử dụng những từ ngữ giàu sức gợi, nhà thơ Quang Dũng đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh đêm liên hoan văn nghệ nhộn nhịp, vui tươi và hình tượng người lính bi tráng. Nhưng dù là trong hoàn cảnh nào họ vẫn luôn ngang tàng, bất chấp khó khăn gian khổ để chiến đấu. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật tâm hồn lãng mạn, nên thơ của những người lính Hà Thành.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-tho-sau-trong-bai-tay-tien-doanh-trai-bung-len-khuc-doc-hanh-hay-ngan-76007n.aspx Khi viết bài văn cảm nhận đoạn thơ trên, các em cần chú ý phân tích các hình ảnh thơ tiêu biểu và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Mời em ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết liên quan nhé: Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến, Phân tích vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến, Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng…

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button