Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đang tới… tiễn biệt”

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đang tới… tiễn biệt”

phan tich doan tho sau trong bai voi vang xuan dang toi tien biet

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đang tới… tiễn biệt”

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đang tới… tiễn biệt”

1. Mở bài– Giới thiệu vài nét khái quát về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng.- Giới thiệu về đoạn thơ “Xuân đang tới… tiễn biệt”.

2. Thân bài* Những cảm nhận của Xuân Diệu về sự chảy trôi của thời gian, mùa xuân, cuộc đời và tuổi trẻ- Quy luật của tạo hóa: “Xuân đang tới… sẽ già”+ Xuân đến rồi xuân đi, thời gian vô tận mà đời người hữu hạn, ngắn ngủi+ “Xuân còn non, xuân sẽ già”: Như chính con người, thanh xuân sớm qua đi rồi tuổi già cũng đến nhanh, xoay vòng theo lẽ tự nhiên không điều gì có thể ngăn nổi bước chân của thời gian. – Cảm xúc của thi sĩ trước dòng chảy trôi của thiên nhiên: “Mà xuân hết… thắm lại”+ Lo sợ, hụt hẫng, luyến tiếc + Xuân không chỉ là sự tươi mới của đất trời mà xuân còn là sự sống, là sinh mệnh+ Xuân còn là tuổi trẻ, là sức sống, là khát khao cống hiến, tuổi xuân xanh vốn đẹp và rực rỡ nhất như thế…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: Xuân đang tới… tiễn biệt đầy đủ tại đây.

Đọc thêm:  Tố Hữu - nhà thơ bậc thầy của dòng thơ lãng mạn cách mạng

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ sau trong bài Vội vàng: “Xuân đang tới… tiễn biệt”

Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ thiết tha, rạo rực, mãnh liệt. Bài thơ Vội vàng được trích trong tập Thơ là một tác phẩm tiêu biểu đã thể hiện rõ nét độc đáo đó trong thơ ông. Đoạn thơ hay và ấn tượng nhất có lẽ là đoạn:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

Đây là đoạn thơ bộc lộ cảm nhận của tác giả về sự chảy trôi của thời gian, mùa xuân, cuộc đời và tuổ trẻ. Thời gian cứ tuần hoàn, cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời, xuân đến rồi xuân đi, thời gian thì vô tận mà đời người thì hữu hạn, ngắn ngủi. “Xuân còn non xuân sẽ già” như chính cuộc đời con người vậy, thanh xuân cũng sẽ chớm quá đi rồi tuổi già cũng sẽ tới. Đời người vốn vẫn xoay vòng theo lẽ tự nhiên, không điều gì có thể ngăn trở được thời gian.

Càng nghĩ về thời gian, tác giả lại càng lo sợ, càng, hụt hẫng và luyến tiếc, nó như một nỗi ám ảnh khôn nguôi:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”

Đọc thêm:  Webex Meetings: Cách cài đặt, tạo phòng và Join phòng học miễn phí

Xuân không chỉ là sự tươi mới của đất trời mà xuân còn là sự sống, là sinh mệnh. Mà khi xuân hết nghĩa là ta cũng sẽ đi vào cõi vĩnh hằng, vì tuổi tác con người vốn được đong đếm bởi mùa xuân, đời người vốn chỉ được sống có một lần mà thôi. Mùa xuân như sinh mệnh bởi vậy mà xuân mang ý nghĩa vô cùng với cuộc đời, với lòng người. Xuân còn là tuổi trẻ, là sức sống, là khát khao cống hiến, tuổi xuân xanh vốn đẹp và rực rỡ nhất như thế. Lòng thiết tha, yêu thương, ý chí của tuổi trẻ vẫn cứ rộng lớn bao la, nhưng thời gian thì hẹp hòi quá, cứ chực chờ mà cướp lấy tuổi trẻ. Tuổi trẻ cũng chẳng thể thắm lại hai lần. Nỗi lòng tiếc nuối, muốn níu kéo chút thanh xuân, muốn làm ngưng động thời gian của người thi sĩ.

Khi nghĩ về nhân sinh, về kiếp người ngắn ngủi, tác giả lại càng ngậm ngùi nỗi xót xa khuôn nguôi, khó tả:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Tiếng thở dài mang nỗi sầu tư và bất lực trước cuộc đời. Bầu trời xanh kia là mãi mãi nhưng con người lại chẳng thể sống vĩnh cửu, dài lâu. Rồi một ngày cũng sẽ chẳng còn người trên thế gian này nữa, niềm tiếc nuối rợn ngợp cả bầu trời khiến lòng người thổn thức:

“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

Xuân qua đi, dư vị tháng năm, mỗi thời khắc đều mang màu li biệt, chia xa. Mà đời người ai chẳng mong đến ngày gặp gỡ sum vầy rồi lại tiếc nuối, khóc lóc khi chia li, từ biệt. Nỗi chia xa ấy khiến cả vũ trụ, đất trời, sông núi vẫn không khỏi ngậm ngùi, khóc thầm mà nặng nề cất lên lời tiễn biệt đau đớn. Là tạm biệt thời gian, tạm biệt quá khứ, tạm biệt tuổi, tạm biệt cuộc đời. Chẳng bao giờ có thể sống lại ngày hôm qua một lần nữa.

Đọc thêm:  Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài Tập làm văn - Download.vn

Đoạn thơ mang nỗi lòng của một tâm hồn thiết tha sống và cống hiến cho cuộc đời. Như một lời nhắc nhở chúng ta về thái độ sống- hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Trân trọng, sống và cống hiến trong từng khoảnh khắc của thời gian. Đừng để rồi một ngày khi không còn sức trẻ chỉ còn lòng nhiệt thành thì nuối tiếc khôn nguôi. Hãy sống một cuộc đời tuyệt vời và hoàn hảo nhất, đừng hoang phí tuổi trẻ, hoàng phí thời gian, hoang phí thanh xuân của chính mình.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-tho-sau-trong-bai-voi-vang-xuan-dang-toi-tien-biet-42209n.aspx Đoạn thơ “Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua…tiễn biệt” thể hiện được những lo âu, phấp phỏng của nhà thơ Xuân Diệu trước từng bước đi của thời gian. Tìm hiểu thêm về tình yêu đời cũng như quan niệm về thời gian, về tình yêu của nhà thơ, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu, Phân tích quan điểm yêu của Xuân Diệu qua Vội vàng, Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button