Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng – Thủ thuật – TaimienPhi.vn

Đề bài: Dựa vào đoạn trích Chí khí anh hùng và những cảm nhận của bản thân, anh/chị hãy viết bài phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

phan tich doan trich chi khi anh hung

Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

2. Thân bài:

* Khái quát chung

– Vị trí: từ câu 2213 đến câu 2230 của “Truyện Kiều”, sau khi bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải và được Từ Hải bỏ tiền chuộc về làm vợ.- Nội dung đoạn trích: thể hiện khát vọng anh hùng của Từ Hải.

a. Khát vọng lên đường của Từ Hải

– Hoàn cảnh: “nửa năm hương lửa đương nồng”: Khi đang hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải quyết định lên đường để thỏa chí làm trai bốn phương.- “Thoắt đã động lòng bốn phương”

+ Từ “thoắt”: thể hiện thái độ dứt khoát, sự chuyển đổi nhanh chóng trong tâm trí của Từ Hải khi rời bỏ cuộc sống êm đềm chuyển sang những ngày tháng bôn ba.+ “Động lòng bốn phương”: thể hiện tầm vóc lớn lao trong ý chí của nhân vật.+ “Trượng phu”: người anh hùng với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

→ Ý chí mạnh mẽ, lòng quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn.

– “Trông vời trời bể mênh mang”: bộc lộ ý muốn vươn ra bể lớn, thoát khỏi cảnh sống tầm thường, quanh quẩn.- “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”: vẻ đẹp người anh hùng lí tưởng.

b. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

* Mong muốn của Thúy Kiều: đi theo để tròn bổn phận của người vợ “phận gái chữ tòng”.* Lời đáp của Từ Hải:

– Khẳng định sự thấu hiểu tâm tư, tình cảm giữa hai người: “Tâm phúc tương tri”.- Mong Thúy Kiều gác lại chuyện “nữ nhi thường tình”.

→ Khẳng định vị trí quan trọng của nàng trong lòng Từ Hải.→ Tin tưởng vào sự thấu hiểu lí lẽ, tấm lòng bao dung của Kiều.

– Hứa hẹn sẽ quay trở về đón nàng làm vợ khi đã có công danh, sự nghiệp:

+ “Mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”: khao khát làm nên nghiệp lớn, phi thường.+ Lời hứa “rước nàng nghi gia”: cho Thúy Kiều một danh phận.

– Nói rõ hoàn cảnh hiện tại: “Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu”.- Lập mốc thời gian thể hiện ý chí quyết tâm lập công danh một cách nhanh chóng đồng thời an ủi, động viên Thúy Kiều: “Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì”

c. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải

– “Quyết”, “dứt áo”, “ra đi”: thể hiện hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không do dự của người anh hùng.- “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”:

+ Mượn điển tích của Trang Tử để khẳng định: Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn.+ Làm nổi bật tư thế của người anh hùng có bản lĩnh phi thường.

d. Đánh giá

– Về nội dung: Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh người anh hùng lí tưởng với khát vọng lớn lao.- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng hình thức đối thoại.+ Sử dụng điển tích và ngôn ngữ đặc sắc để thể hiện chí khí, khát vọng của nhân vật.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị đoạn trích, tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.

>> Các em có thể xem thêm mẫu Dàn ý Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

1. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 1 (Chuẩn)

Trong Truyện Kiều, bên cạnh việc bày tỏ tấm lòng đồng cảm, trân trọng với con người tài hoa nhưng phải chịu kiếp bạc mệnh như Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du còn bộc lộ ước mơ về một hình tượng người anh hùng lý tưởng thắp lên ánh sáng hy vọng được giải phóng giữa thực tế xã hội toàn thối nát. Điều này được thể hiện rất rõ đoạn trích Chí khí anh hùng.

Sau nhiều năm lưu lạc, chịu đủ mọi khổ ải, tủi nhục chốn phong trần, Thúy Kiều đã gặp Từ Hải. Người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất ấy là ánh sáng chói lọi giữa cuộc đời tăm tối của một kiếp hồng nhan. Từ Hải không chỉ cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, giúp nàng báo ân, báo oán mà còn trân trọng, coi nàng như một người tri kỉ. Vẻ đẹp về tầm vóc và lí tưởng của người anh hùng Từ Hải được tác giả Nguyễn Du tập trung khắc họa rõ nét nhất thông qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”.

Từ Hải trong Truyện Kiều là người được miêu tả với vẻ đẹp mạnh mẽ “Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”, tráng kiện, lực lưỡng, là dáng vóc của người anh hùng, tay quen với chuyện binh đao, võ lược. Đặc biệt Nguyễn Du còn nhắc tới hai nét đẹp ấn tượng hơn người của Từ Hải rằng “côn quyền hơn sức”, “thao lược gồm tài”. Chính vì thế, Từ Hải ắt không phải là con người chịu cảnh an phận thủ thường, sống cuộc đời cẩm y ngọc thực như Thúc Sinh, cũng không thể nhiều kiên nhẫn để trông đợi vào công danh thi cử giống như Kim Trọng. Với nhân vật này chuyện chinh chiến, thao lược tìm công danh, khẳng định bản thân trong xã hội là chuyên ắt phải làm, đặc biệt là trong hoạt cảnh xã hội nhiều biến động lúc bấy giờ. Vậy nên chỉ sau “nửa năm hương lửa đương nồng” với Thúy Kiều, Từ Hải đã không tiếc rời xa cuộc sống êm đềm với người vợ tài sắc, để lên đường tìm công danh, thỏa chí làm trai ở bốn phương:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Câu thơ thể hiện được ý chí mạnh mẽ, tấm lòng quyết tâm phải làm nên nghiệp lớn của người anh hùng. Từ “thoắt” thể hiện thái độ dứt khoát, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, sự chuyển đổi nhanh chóng trong tâm lý của Từ Hải từ việc rời bỏ cảnh sống êm đềm, chuyển sang những ngày tháng bôn ba vất vả trong tương lai vì sự nghiệp. Nguyễn Du cũng rất tinh tế khi diễn tả tráng chí của Từ hải bằng cụm “động lòng bốn phương” thể hiện tầm vóc lớn lao trong ý chí của nhân vật, cũng như ước mơ khao khát làm nên nghiệp lớn, làm chủ một phương của Từ Hải. Hai từ “trượng phu” càng thể hiện tấm lòng trân trọng, yêu thương, bộc lộ lí tưởng của Nguyễn Du về dáng vóc của một người anh hùng thời đại quy tụ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tráng chí ở bốn phương, tâm sự nghiệp mạnh mẽ, có tấm lòng bao dung, thấu hiểu nhân tình thế thái, sống ngay thẳng là người nâng lên cán cân công lý trong xã hội,…

“Trông vời trời bể mênh mang,Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Tráng chí và tầm suy nghĩ rộng lớn, đầy hoài bão của Từ Hải còn được thể hiện qua câu thơ “trông vời trời bể mênh mang”, khi chàng dõi mắt nhìn về chân trời xa, bộc lộ ý muốn vươn ra bể lớn, thoát khỏi cái bóng nam nhi tầm thường quanh quẩn bên vợ con, để làm nên nghiệp lớn. Khát vọng mạnh mẽ về việc trả nợ công danh đã thôi thúc Từ Hải từ biệt Thúy Kiều, dứt áo ra đi một cách quyết đoán “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Hình ảnh một gươm, một ngựa đơn độc lại càng làm sáng rõ phẩm chất và vẻ đẹp của người anh hùng thời đại, tay không quyết tâm lập nghiệp, khẳng định ý chí, sự tự tin trong tâm hồn người trượng phu.

Đọc thêm:  Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (tập 2) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)

Đối mặt với việc Từ Hải lên đường tìm công danh, sự nghiệp Thúy Kiều vốn là người thông minh nhạy bén, nên nàng không hề có ý định ngăn cản, dù trong lòng cũng nhiều phần buồn bã, khi cuộc sống vợ chồng chưa được êm ấm bao lâu. Nàng đã xin Từ Hải cho theo nâng khăn sửa áo, tiện bề chăm sóc, vợ chồng cùng sánh bước:

“Nàng rằng:”Tâm phúc tương tri,Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

phan tich chi khi anh hung

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng để thấy khát vọng lập công danh của Từ Hải

Trước đề nghị của Kiều, Từ Hải lại không nghĩ đấy là điều nên làm, mà nhẹ nhàng khuyên nhủ thê tử bằng cách đánh động vào sự thấu hiểu lý lẽ của Thúy Kiều, mong nàng nghĩ thông suốt, gác lại chuyện nữ nhi thường tình, ủng hộ chàng trên con đường xây dựng lên nghiệp lớn. Những lời ấy của Từ Hải không chỉ là lời khuyên giải mà còn có ý nghĩa như một lời động viên sâu sắc đến Thúy Kiều, khẳng định vị trí quan trọng của nàng trong lòng Từ Hải, cũng như tin tưởng vào sự thấu hiểu lý lẽ, tấm lòng bao dung, chung thủy của Thúy Kiều trong lúc Từ Hải lên đường làm việc lớn. Những câu thơ sau đó càng thể hiện được ý chí quyết tâm của Từ Hải cũng như tấm lòng của chàng với người vợ kết tóc rằng:

“Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đườngLàm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Bộc lộ rõ quyết tâm và tráng chí làm nên nghiệp lớn của Từ Hải, sở hữu trong tay đội quân hùng mạnh “mười vạn tinh binh”, mang sức mạnh phi thường, hùng hậu “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, nổi danh một phương, bá chủ một vùng, thì lúc ấy Từ Hải mới quay trở về, để đáng mặt người nam nhân trong trời đất. Đồng thời Từ Hải cũng để lại lời hứa hẹn với Kiều rằng “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”, để Kiều được vẻ vang làm vợ chàng, sống cuộc sống vinh hoa phú phú, hạnh phúc, không phải lo nghĩ gì. Có thể nói rằng ngoài việc Từ Hải ra đi để trả món nợ công danh, thì một mục đích khác cũng là Từ Hải muốn cuộc sống của Kiều được thêm hạnh phúc, không còn bao giờ phải chịu cảnh chèn ép, tủi nhục. Tất cả những điều ấy đã làm nên động lực mạnh mẽ thôi thúc Từ Hải nhanh chóng hành động, nhanh chóng công thành danh toại.

Sau khi thể hiện những khát vọng, hoài bão của mình, Từ Hải cũng bộc lộ nỗi lo lắng, tầm nhìn xa trông rộng của mình khi nói với Kiều:

“Bằng nay bốn bể không nhàTheo càng thêm bận biết là đi đâu”.

Quả thực những ngày đầu tiên đi tìm công danh thực khó khăn, Từ Hải chỉ có một thân một mình, một gươm, một ngựa, chưa thực sự vững vàng, đối với nam nhân cảnh bốn bể là nhà, buôn ba khắp chốn là điều bình thường, thế nhưng với thân liễu yếu đào tơ như Thúy Kiều thì đó là quả thực là điều gian khó. Từ Hải sợ Kiều phải chịu cảnh vất vả, mệt nhọc, điều ấy càng khiến chàng không yên lòng mà dựng nghiệp lớn, chính vì thế để Kiều ở nhà chờ chàng trở về mới là lựa chọn sáng suốt nhất. Đồng thời để an ủi giai nhân Từ Hải cũng hứa hẹn với Thúy Kiều rằng:

“Đành lòng chờ đó ít lâuChầy chăng là một năm sau vội gì”

Từ Hải lập ra mốc thời gian như thế không chỉ thể hiện ý chí quyết tâm lập công danh một cách nhanh chóng, không chịu chần chừ bó gối lâu hơn nữa mà còn là lời an ủi, động viên Thúy Kiều sâu sắc, khiến nàng yên tâm, vững dạ ở nhà làm hậu phươn. Sau những lời bộc bạch, khuyên nhủ Thúy Kiều, Từ Hải dứt khoát chia tay hồng nhan để lên đường tìm kiếm công danh, hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” là hình ảnh đẹp, mang tính biểu tượng lớn, ẩn dụ cho sự thành công lẫy lừng của nhân vật Từ Hải về sau, bộc lộ tầm vóc lớn sánh ngang với loài chim bằng vốn vùng vẫy biển khơi. Cảnh chim bằng vỗ cánh vượt gió bay lên, thể hiện tầm vóc của người anh hùng ra đi tạo lập công danh hiển hách, sánh ngang với trời đất, núi sông, không phụ hồng nhan, không phụ chí nam nhi.

Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều là một đoạn trích đặc sắc khi nhân vật trung tâm không còn là Thúy Kiều mà Nguyễn Du tập trung thể hiện hình tượng người anh hùng Từ Hải với vẻ đẹp lý tưởng, tráng chí nam nhi rộng lớn, phi thường, dứt khoát trong tình cảm nữ nhi thường tình, sự tinh tế, thấu hiểu trong cách đối đáp với Thúy Kiều. Từ đó khắc họa được mối tình Từ Hải – Thúy Kiều càng thêm đẹp đẽ, xứng đáng với mấy chữ “trai tài gái sắc”, thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả khi để cho cuộc đời lắm gian truân của Thúy Kiều cũng có lúc được hưởng tấm chân tình, có lúc được hạnh phúc, dù rằng khoảnh khắc ấy cũng chỉ là ngắn ngủi nhất thời trong chuỗi bi kịch tiếp diễn 15 năm lưu lạc của nàng.

-HẾT BÀI 1-

Chí khí anh hùng là đoạn trích đặc sắc giúp các em hiểu hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Tìm hiểu về giá trị của truyện Kiều cũng như tài năng nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du, các em có thể tham khảo thêm những đoạn trích đặc sắc khác trong Truyện Kiều qua bài: Phân tích đoạn trích Trao duyên, Phân tích hình tượng anh hùng Từ Hải trong Chí khí anh hùng, Phân tích đoạn Thề nguyền trong Truyện Kiều, Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình.

2. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 2 (Chuẩn)

Truyện Kiều được xem là một đỉnh cao chói lọi của truyện thơ Nôm, là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, một kiệt tác của văn học Việt Nam. Đọc tác phẩm ta không thể không xót xa, thương cảm trước một nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, căm phẫn trước những Hoạn Thư ích kỉ, hẹp hòi với lòng ghen tuông ngút trời, Tú Bà độc ác, Mã Giám Sinh giả nhân giả nghĩa; đồng cảm trước một Thúc Sinh dù có chút nhu nhược nhưng là kẻ si tình, trọng tình trọng nghĩa.Và đặc biệt, ta không thể quên được hình ảnh một Từ Hải đầu đội trời, chân đạp đất, một người hùng lí tưởng với những phẩm chất và chiến công phi thường. Đoạn trích Chí Khí anh hùng đã thể hiện rõ nhất cốt cách của người anh hùng này.

” Nửa năm hương lửa đương nồng,Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.Trông vời trời bể mênh mang,Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong ”

Trai anh hùng – gái thuyền quyên, tình yêu của Từ Hải và Thúy Kiều vượt bao sóng gió để đến được với nhau. “Chàng”và “thiếp” tuy hai mà một, hiểu rõ nhau, thông cảm, sẻ chia cùng nhau. Tình cảm đang mặn nồng, thì kẻ “trượng phu” lại nuôi chí lớn, ý nguyện lập công danh nơi biên ải xa xôi. Chàng đã tạm gác lại nỗi niềm riêng bên gia đình nhỏ để ra đi xây dựng sự nghiệp. Điều đó cho thấy Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà còn người của chiến công và sự nghiệp hiển hách. Hình ảnh Từ Hải lên đường một mình một ngựa thể hiện khí phách của một người anh hùng dũng cảm, ra đi dứt khoát , không để niềm riêng vướng bận. Một người có chí khí mạnh mẽ, chí tang bồng phải làm nên nghiệp lớn, khát khao được vùng vẫy bốn bể năm châu. Đó là lí tưởng, là mục đích cao đẹp của một vị anh hùng nuôi chí lớn.

Đọc thêm:  Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay (8 Mẫu) - Download.vn

“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.”

phan tich doan trich chi khi anh hung

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

Sự nghiệp vinh quang đang đợi chàng phía trước. Từ ra đi không chút do dự, một lòng hướng về chí lớn tạo lập công danh. Động từ “thoắt” thể hiện sự nhanh chóng, quyết định một cách dứt khoát , chí từng hoành khắp bốn phương, người anh hùng chẳng thể để bản thân nghỉ ngơi khi chưa có công danh trong tay, cũng không thể giam mình trong không gian chật hẹp khi chí lớn chưa thành. Quyết định ra đi chắc hẳn sẽ không dễ dàng với Từ Hải bởi bên cạnh chàng còn có người mình thương, nhưng đó là quyết định sáng suốt và vững vàng. Bởi trong con người Từ Hải luôn nung nấu chí nguyện anh hùng.

” Kiều rằng: phận gái chữ tòngChàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Trải qua bao bể dâu, đau đớn, vừa hạnh phúc chưa được dài lâu, Từ Hải lựa chọn ra đi chắc hẳn Kiều cũng rất buồn. Nhưng với tấm lòng nhân từ, lại là người tri âm tri kỉ với Từ, Kiều hiểu hơn ai hết chí hướng của Từ Hải. Và nàng sẽ không cản bước Từ, trái lại, nàng là người ủng hộ, mong muốn được đi cùng chồng sẻ chia khó khăn gian nan nơi chiến trận. Đó là vẻ đẹp trong nhân cách Kiều.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Một lần nữa, Từ khẳng định tình cảm khăng khít, gắn bó giữa Kiều và chàng nhưng đồng thời cũng có lời trách cứ nhẹ nhàng: Lòng dạ nhau đã hiểu, sao nàng chưa thoát khỏi những mong muốn tầm thường của bậc nữ nhi. Là người phụ nữ của bậc trượng phu phải thật cứng cỏi và mạnh mẽ. Thông qua lời của Từ, tình yêu thương và sự trân trọng Kiều được bộc lộ rõ nét.

Trong bất kì cuộc chia li nào, người phụ nữ cũng là người chờ đợi và u sầu hơn cả. Từ Hải hiểu hơn ai hết điều đó. Song phút chia tay lúc này không quá bị lụy mà hướng tới những chiến công hiển hách, tạo niềm tin nơi Thúy Kiều:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.Làm cho rõ mặt phi thường,Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.Bằng nay bốn bể không nhà,Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Trong suy nghĩ của bậc đại trượng phu lúc này là hoài bão và những chiến công hiển hách. Dù đi trong tư thế một mình, một ngựa nhưng khi lập công trở về với mười vạn tinh binh, với tiếng chiêng và bóng cờ rợp đất trời trong hào khí chiến thắng. Chàng tin những gì mình nói, tin những gì mình làm và hơn hết đem lại vinh quang cho đất nước, cho nhân dân và cho người phụ nữ của mình. Lúc ấy sẽ cùng Kiều vui vầy hưởng hạnh phúc lứa đôi. Chàng không thể để cho người mình yêu phải chịu khốn khổ nơi xa trường và khẳng định “một năm” sau sẽ trở về. Một mốc thời gian cụ thể, cho thấy được quyết tâm và sự tự tin, bản lĩnh của Từ Hải.

Đành lòng chờ đó ít lâu,Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Đây không phải là một lời hứa đơn thuần mà là một thề hẹn, một lời đinh ninh. Dù trong lòng có bão bùng, tâm can có gào thét thì nàng hãy dằn lòng mình xuống để ta đi, rồi ngày sau trở về trong vinh quang hiển hách. Nàng hãy yên lòng chờ đợi. Chí anh hùng trong con người Từ Hải không chỉ là hoài bão, khát khao mà còn là con người có đạo đức, trách nhiệm, là con người có một tấm lòng trượng nghĩa, khao khát lập công danh.

Quyết lời dứt áo ra đi,Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Hành động nhanh chóng, kiên quyết “quyết lời”, “dứt áo ra đi”.

Từ Hải đã không để tình cảm quyến luyến, bịn rịn làm lung lay và ngăn bước ý chí, sự nhất quán trong suy nghĩ và hành động. Nguyễn Du thật tinh tế khi sử dụng hình ảnh cánh chim bằng và hình ảnh “gió, mây” thường gặp trong văn chương cổ điển tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng, có mục đích cao đẹp, có bản lĩnh phi thường sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, thỏa sức vùng vẫy giữa biển trời để thực hiện lí tưởng của bậc đại trượng phu.

Qua đoạn trích Chí Khí anh hùng ta thấy được Nguyễn Du đã thể hiện ước mong về người anh hùng lí tưởng trong thời đại với khát vọng lớn lao và tấm lòng cao cả. Đồng thời, cho thế hệ trẻ những người như chúng em bài học về mục đích và lí tưởng sống. Hãy can đảm tiến về phía trước, đặt ra những mục tiêu cho bản thân, kiên trì với mục tiêu. Hãy là những thanh niên của thế hệ mới đầy nhiệt huyết, sống với ước mơ và lí tưởng dù phía trước có gian nan, thách thức hãy giữ vững niềm tin vào chính bản thân mình. Thành công sẽ đến với những người tận lực và tận tâm.

3. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 3 (Chuẩn):

Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh hùng của tác giả. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng lên đường vì sự nghiệp của Từ Hải:

“Nửa năm hương lửa đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phươngTrông vời trời bể mênh mangThanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Trong lúc tình yêu và hạnh phúc vợ chồng đang nồng đượm, yên ấm, Từ Hải quyết chí ra đi, rời xa người vợ tài sắc để thực hiện lí tưởng nam nhi của mình. Nam nhi trong xã hội xưa muốn được công nhận thì phải có công danh, sự nghiệp, có được những công trạng lớn lao. Chẳng vậy mà Nguyễn Công Trứ từng viết:

“Chí làm trai nam bắc tây đông,Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.

Từ Hải là một đấng nam nhi muốn “vẫy vùng” nên đã “động lòng bốn phương”. Chàng là người có ý chí lập công danh, sự nghiệp lớn. Động từ “thoắt” vừa thể hiện một trạng thái nhanh chóng vừa thể hiện sự dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Tác giả Nguyễn Du đã đặt người anh hùng vào tình thế khó xử khi một bên là hạnh phúc vợ chồng chốn khuê phòng như một cám dỗ còn một bên là không gian rộng lớn thỏa sức thể hiện tráng trí bốn phương. Không làm bạn đọc thất vọng, bậc trượng phu ấy đã lựa chọn con đường theo đuổi hoài bão, lí tưởng cuộc đời mình. Nguyễn Du đã thể hiện sự trân trọng nhân vật Từ Hải khi gọi chàng là “trượng phu” – người nam nhi có chí lớn, là bậc anh hùng trong thiên hạ. Dù cuộc sống vợ chồng còn nhiều lưu luyến, vẻ đẹp khiến “hoa ghen”, “liễu hờn” của người vợ Thúy Kiều còn níu bước chân người anh hùng nhưng Từ Hải vẫn quyết lên đường chinh chiến để thực hiện khát vọng “vẫy vùng trong bốn bể” mà không một chút do dự, phân vân. Một con người “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Từ Hải muốn thỏa sức tung hoành khắp thiên hạ cũng là điều dễ hiểu. Hình ảnh Từ Hải ra đi một mạch cùng thanh gươm trên yên ngựa trong cõi “trời bể mênh mang” thật oai phong, lẫm liệt. Những hạnh phúc cá nhân riêng tư không thể làm chùn bước chân của người anh hùng. Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). Chàng đối diện với trời đất, vũ trụ bằng một tâm thế đầy chủ động.

Đọc thêm:  Tác giả huy cận - tiểu sử, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu

phan tich doan trich chi khi anh hung

Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

Cuộc chia ly nào cũng gắn với nỗi buồn, những giọt nước mắt và cuộc chia ly của Thúy Kiều – Từ Hải cũng không ngoại lệ:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòngChàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Nho giáo đã quy định người phụ nữ phải tuân theo luật “tam tòng”: ở nhà theo cha, xuất giá theo chồng, chồng chết theo con. Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến luật lệ của đạo Nho để xin đi theo chồng. Trong lúc “hương lửa đương nồng”, nàng không muốn phải chịu cảnh xa cách, chia lìa với Từ Hải – một người chồng nhưng đồng thời cũng là một người ân nhân cứu mạng Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh. Nàng muốn được theo chồng, muốn nâng khăn sửa túi và cùng chồng sẻ chia những khó khăn trong cuộc đời. Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng. Dù phải chịu những vất vả, gian nan thì Kiều cũng nguyện một lòng ở bên Từ Hải. Nhưng với nghĩa khí của một bậc quân tử, Từ Hải đã đáp lại rằng:

“Từ rằng: Tâm phúc tương triSao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?Bao giờ mười vạn tinh binhTiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.Làm cho rõ mặt phi thườngBấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau đến mức sâu sắc vậy tại sao Kiều vẫn “chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”. Đó là lời trách cứ Thúy Kiều tuy là tri âm tri kỉ mà tại sao lại không thấu hiểu cho hành động của Từ Hải. Đồng thời đó cũng là lời động viên, khuyên nhủ Thúy Kiều vượt qua những trắc trở trước mắt để hướng về tương lai tốt đẹp sau này và mong muốn nàng đừng quá lo lắng cho mình. Từ Hải thuyết phục, hứa hẹn với Thúy Kiều bằng tình cảm chân thành, sâu nặng. Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, công danh đến khi trở thành một con người xuất chúng, phi thường và nắm giữ trong tay “mười vạn tinh binh”thì chàng sẽ quay trở về rước Kiều “nghi gia” bằng những hình thức lễ nghi trang trọng. Vợ chồng đoàn tụ trong âm thanh rộn rã của “tiếng chiêng dậy đất” và khung cảnh ngập tràn bóng cờ trên các con đường.

Để từ chối khéo léo mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽ đầy sức thuyết phục:

“Bằng nay bốn bể không nhàTheo càng thêm bận biết là đi đâu?Đành lòng chờ đó ít lâuChầy chăng là một năm sau vội gì!”

Chàng từ chối mong muốn của Thúy Kiều là vì nàng sẽ làm bận lòng mình hay thật tâm chàng không muốn người vợ của mình phải chịu những khổ cực, vất vả? Đối với đấng nam nhi, việc coi bốn bể là nhà là lẽ thường tình nhưng đối với phận nữ nhi như Thúy Kiều thì việc đó không hề dễ dàng và rất khó thích nghi. Có lẽ vì những lí do trên mà Từ Hải khuyên Kiều “đành lòng” chờ đợi ngày chàng thành công trở về. Một năm chờ đợi không phải thời gian quá dài nhưng nó lại thể hiện chí khí,lòng quyết tâm cao độ của người anh hùng Từ Hải. Việc gây dựng sự nghiệp, công danh không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó còn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt được công danh sau một năm nữa. Phải là người có quyết tâm cao độ, tin vào khả năng của bản thân thì mới có lời hứa như vậy.

Nếu cuộc chia tay của đôi vợ chồng trong “Chinh phụ ngâm” được Đặng Trần Côn miêu tả:

“Nhủ rồi tay lại cầm tayBước đi một bước giây giây lại dừng”

thì cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” được Nguyễn Du miêu tả với sự dứt khoát:

“Quyết lời dứt áo ra điGió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.

Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân nhưng với khát vọng lớn lao của con người đầu đội trời chân đạp đất thì ải mĩ nhân không làm khó được Từ Hải. Hành động “dứt áo ra đi” của chàng thể hiện thái độ dứt khoát, không chút tơ vương, vướng bận chuyện cá nhân. Theo truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử, “chim bằng là giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn”. Tư thế ra đi của Từ Hải được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng thật oai phong và có sức mạnh phi thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ trung đại.

“Chí khí anh hùng” đã miêu tả cuộc chia ly giữa “trai anh hùng” và “gái thuyền quyên” đầy dứt khoát nhưng nổi bật lên trong đoạn trích là chí khí của người anh hùng Từ Hải. Đó là tính cách hiên ngang, ngay thẳng của bậc “trượng phu” trong thiên hạ. Nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả. Từ Hải xứng đáng là bậc nam nhi “vẫy vùng trong bốn bể”, không vì “hương lửa đương nồng” mà chùn chân, nhụt chí.

4. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu số 4 (Chuẩn)

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-trich-chi-khi-anh-hung-42063n.aspx Đoạn trích Chí khí anh hùng là một tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 10, ngoài bài làm văn Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, các bạn học sinh cùng thầy cô giáo có thể tham khảo thêm các bài làm văn mẫu Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, hay những bài viết về đoạn trích trong Truyện Kiều và cả những phần Soạn bài Chí khí anh hùng. Hi vọng những bài văn mẫu hữu ích sẽ hỗ trợ cho quá trình học tập của các bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button