Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt hay nhất

1. Giới thiệu về tác giả Kim Lân:

Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình cơ cự, ông chỉ học hết tiểu học rồi đi làm. Nhà văn Kim Lân bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ năm 1941.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến như tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955), tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962)…

Kim Lân là nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người có công trong việc xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ những ngày đầu, được công chúng cảm phục và yêu mến về tài văn chương.

Nhà văn Kim Lân được đánh giá rất cao ở tài năng khắc họa tâm lí nhân vật với những câu từ rất giản dị nhưng đầy sáng tạo, ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống thường nhật của vùng nông thôn. Qua những tác phẩm văn học của ông có thể thấy khả năng am hiểu tường tận về phong tục, cuộc sống cũng như tâm tình, sự gắn bó với cuộc sống làng quê vùng Bắc Bộ.

2. Giới thiệu về tác phẩm Vợ nhặt:

Vợ Nhặt của Kim Lân được sáng tác năm 1955. Tiền thân của truyện này là tác phẩm “Xóm ngụ cư” được viết sau chiến thắng Cách mạng Tháng 8 tuy nhiên chưa hoàn thiện thì bản thảo bị mất. Đến năm 1954, khi hòa bình lập lại, ông đã dựa trên một phần cốt truyện cũ để viết nên truyện ngắn là Vợ Nhặt. Sau đó, tác phẩm Vợ Nhặt đã được in trong tập truyện ngắn Chó Con Xấu Xí (1962).

Nhan đề Vợ Nhặt đã thâu tóm được nội dung của cả tác phẩm. Vợ Nhặt tức là một người vợ không được cưới hỏi theo thủ tục đầy đủ mà được nhặt được trên đường, giống như một đồ vật. Nhan đề cho thấy giá trị của một con người thời điểm đó trở nên thật rẻ mạt, giống như đồ vật có thể nhặt được ở bất kỳ nơi nào. Thế nhưng, trong chính sự khốn khổ của hoàn cảnh ấy, con người ta vẫn bừng sáng nên niềm tin vào tương lại, khao khát ước vọng được sống hạnh phúc.

3. Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt:

3.1. Mở bài giá trị nhân đạo trong vợ nhặt:

Giới thiệu về nội dung được phân tích.

3.2. Thân bài:

Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt

Giá trị nhân đạo là gì?

Nhân đạo là một trong những tiêu chuẩn đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý mến quan tâm và bảo vệ con người. Đây là một đạo lý thể hiện lòng tốt, sự nhân văn, và nhân ái đến mọi người trong xã hội không phân biệt giới tính, giai cấp.

Bối cảnh của truyện ngắn Vợ nhặt là thời điểm nông thôn Việt Nam vào một thời kì khó khăn và đen tối nhất- đó là lúc đang xảy ra nạn đói năm 1945. Bọn thống trị thực dân Pháp và phát xít Nhật đã buộc người nông dân phải tự tay phá bỏ ruộng đồng của mình gồm lúa và hoa màu để trồng đay, phục vụ cho chiến tranh. Điều đó đẩy người dân tại các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ nhất là ở vùng nông thôn lâm vào nạn đói tàn bạo, hậu quả là gần hai triệu người đã chết đói, đời sống nhân dân lầm than. Hiện thực đau xót đó đã được phản ánh trong nhiều truyện của Nguyên Hồng, Tô Hoài và thơ của Văn Cao và Nhà văn Kim Lân cũng là một trong số đó với tác phẩm Vợ nhặt.

Đọc thêm:  Soạn bài Đất nước - Ngữ Văn 12 - Vuihoc.vn

Nêu nội dung chính, bố cục của tác phẩm

Giá trị nhân văn thể hiện ở chỗ:

– Trước hết thể hiện ở hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Vợ Nhặt

– Nhà văn đã khắc học những nét đẹp của người dân ngay cả trong hoàn cảnh cùng cực nhất

– Kim Lân cũng thể hiện một sự trân trọng đối với khát vọng sống, hạnh phúc và mái ấm gia đình, niềm tin vào tương lai tươi sáng của người nông dân.

– Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở hình ảnh ngọn cờ cách mạng hiện lên ở cuối tác phẩm, niềm tin rằng ánh sáng của cách mạng sẽ đưa người dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước mình

3.3 Kết bài:

Nêu cảm nhận về truyện vợ nhặt từ đó nêu quan điểm về nội dung và cố truyện Vợ Nhặt

4. Bài văn mẫu phân tích:

“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Truyện Vợ nhặt vừa mang giá trị nhân đạo vừa mang giá trị hiện thực sâu sắc. Thông qua truyện ngắn, Kim Lân đã khắc họa cho chúng ta thấy được nhiều điều về bức tranh cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 cũng như về khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao ở họ.

Nhân đạo là một trong những tiêu chuẩn đạo đức thể hiện sự yêu thương và bảo vệ con người. Đây là một đạo lý thể hiện lòng nhân ái đến tất cả mọi người không phân biệt giới tính, giai cấp.

Nhân đạo là một truyền thống cao quý của dân tộc Việt Nam, được thừa hưởng từ đời này qua đời khác. Nhân đạo là sự trợ giúp đầy tình người về cả vật chất lẫn tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho những người có số phận đau khổ trong xã hội, đây cũng là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội.

Câu truyện “ Vợ nhặt” diễn ra ở một xóm ngụ cư, ở nơi cái đói đang hiện hữu ở bất cứ căn nhà nào. Đoàn người di cư từ những vùng Nam Định,Thái Bình, Ninh Bình đã lần lượt bồng bế dắt díu nhau lên “ xanh xám như những bóng ma” nằm ngổn ngang khắp các lều chợ nơi đây. Khắp nơi là tiếng khóc than bởi gia đình nào hầu như cũng có người chết, người còn sống còn vạ vật bởi cái đói hành hạ.

Tiếp đó, Vợ nhặt đi sâu khắc học những nét đẹp của người dân ngay cả trong hoàn cảnh cùng cực nhất trước hết đó là nhân vật Tràng. Khi nhặt được người vợ về, Tràng không biết biết “chợn”, “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bong”. Nhưng rồi anh ta “tặc lưỡi”: “Chậc, Kệ!”. Có thể thấy dù có khó khăn nhưng Tràng vẫn luôn cao cả muốn bao bọc cả những người khó khăn hơn mình.

Đọc thêm:  Khối D09 gồm những môn nào? Top các ngành học triển vọng 2023

Sau những tiếng đùa cợt đầy lạc quan thì lập tức khép lại nhường chỗ cho những suy nghĩ nghiêm trang đầy trưởng thành “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê ch, một cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Cuộc đời cùng cực đến mức chỉ với việc mua có hai hào dầu cũng là cái gì đó xa xỉ lắm “hai hào đấy, đắt quá”, “vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào”. Hôm nay là một ngày vô cùng khác biệt, một sự kiện dấu mốc của đời Tràng đã diễn ra, đó là ngày Tràng có vợ và nhà cần phải sáng.

Cảnh mẹ Tràng gặp nàng dâu mới thực sự vô cùng cảm động làm sao. Vượt qua những rào cản về phong tục tập quán về ăn hỏi cưới xin, bà cụ Tứ thương xót người phụ nữ xa lạ, và thương xót cho đứa con trai và cũng chính là thương xót cho bản thân mình, bà nhận nàng dâu mới: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Tình thương của bà vô cùng bao la, bà nghĩ “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Bà ân cần yêu thương gọi nàng dâu mới là “con” nói với các con: “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá…”. Qua đó, ta càng thấu hiểu hơn về lẽ đời. Người dân lao động dù trong hoàn cảnh nghèo khổ nhất họ vẫn lựa chọn dựa vào nhau, san sẻ tình thương, để vượt qua mọi thử thách, hướng tới tương lại với niềm hi vọng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời…”. Người đọc cảm thấy ngọn đèn “vàng đục” chiếu sáng trong mái lều đêm tân hôn của vợ chồng Tràng là ngọn đèn hi vọng và hạnh phúc ấm no.

Tiếp đó là ý thức cố gắng vươn lên mạnh mẽ ở người vợ nhặt. Thị đã chấp nhận từ bỏ cả danh dự để theo Tràng về nhà làm vợ. Như vậy, hoàn cảnh đau khổ một mặt đẩy con người vào đường cùng bỏ qua cả cái danh dự để tồn tại nhưng mặt khác thì nó làm bộc lộ ý chí được sống vô cùng mãnh liệt.

Giá trị nhân đạo của Vợ nhặt còn được thể hiện ở sự thay đổi của con người. Tràng có vẻ bề ngoài tuy xấu xí nhưng bên trong lại tiềm ẩn sự cao đẹp đó là sự cảm thông, sự hào phóng chu đáo, Tràng rộng lượng mua cho thị bốn bát bánh đúc, một chai dầu và cho thị một cái thúng con, đó có thể là hành động rất bình thường nhưng lại rất tình nghĩa và trách nhiệm. Còn về người “vợ nhặt” thì cũng đã có sự thay đổi, trước khi về làm vợ, thị được miêu tả với một vẻ chao chat, chỏng lỏn. Trước lời hò của Tràng thị cong cớn nói “có khối cơm trắng mấy giò đấy”, lần thứ hai gặp thì thị sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế mà điêu”…Nhưng sau khi về làm vợ Tràng đã thay đổi đó là sự hiền thục rất đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử hành động: Thị đi theo Tràng đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về nhà thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường. Sáng hôm sau thì dậy từ sớm quét dọn nhà cửa…. Còn về bà cụ Tứ, bà thương con hết mực thương cảm cho tình cảnh của nàng dâu mới “có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”, bà nhẹ nhàng trong lời nói với con dâu “con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Người mẹ ấy sống vì con và cũng đã tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời mình. Bữa cháo cám đón nàng dâu mới là một chi tiết rất nhân đạo trong “Vợ nhặt”. Bà cụ Tứ gọi là “chè khoán… ngon đáo để”. Bà tự hào nói với các con là ” xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”.

Đọc thêm:  Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến hay nhất (7 Mẫu) - Văn 12

Nhà văn cũng đã dành những lời lẽ tốt đẹp nhất để miêu tả sự thay đổi của người dân cày Việt Nam. Mừng cho việc anh Tràng có vợ, bọn trẻ con trong làng tinh nghịch reo lên: “Chông vợ hài”. Với việc Tràng có vợ, dân làng xóm chợ cảm thấy “có một cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối của họ”. Bà cụ Tứ vui sướng vì con trai đã có vợ, bà tươi tỉnh “rạng rỡ hẳn lên”. Vợ Tràng trở thành người đàn bà “hiền hậu đúng mực”. Tràng ngủ dậy cảm thấy “êm ái lửng lơ”. Hạnh phúc đến quá bất ngờ. Việc hắn có vợ sau một ngày một đêm mà hắn “vẫn ngỡ ngàng như không phải”.

Một chi tiết rất rất đặc sắc trong truyện là sau khi nghe tiếng trống thúc thuế ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, Thị nhắc đến việc người ta phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. Còn anh Tràng thấy suy nghĩ về “lá cờ đỏ bay phấp phới”. Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở hình ảnh ngọn cờ cách mạng hiện lên ở cuối tác phẩm, niềm tin rằng ánh sáng của cách mạng sẽ đưa người dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước mình.

Như vậy, tác phẩm “Vợ nhặt” đã chứng minh giá trị nhân đạo sâu sắc của ngòi bút Kim Lân. Đó là giá trị nhân đạo không chỉ là sự đồng cảm thương yêu con người mà còn là sự phản kháng với sự thống trị của xã hội phát xít thực dân .

5. Một số đề bài phân tích:

1. Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

2. Qua việc phân tích tác phẩm Vợ nhặt hãy chứng minh ngòi bút của nhà văn Kim Lân vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo.

3. Phân tích giá trị của hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” cuối tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button