Phân tích hình ảnh người bà và ngọn lửa qua đoạn thơ: “Rồi sớm

Đề bài: Phân tích hình ảnh người bà và ngọn lửa qua đoạn thơ: “Rồi sớm rồi chiều… thiêng liêng – bếp lửa”

phan tich hinh anh nguoi ba va ngon lua qua doan tho roi som roi chieu thieng lieng bep lua

Phân tích hình ảnh người bà và ngọn lửa qua đoạn thơ: “Rồi sớm rồi chiều… thiêng liêng – bếp lửa”

Bài làm:

Tuổi thơ của mỗi một con người đều hiện diện những hình ảnh rất thiêng liêng đáng quý trong ký ức, đó có thể là bóng dáng của người mẹ với những lời ru ngọt ngào, người cha với những lời dạy sâu sắc,… Và đối với tác giả Bằng Việt thì đó là hình ảnh người bà và bếp lửa đầy thiêng thiêng, đã nằm sâu trong ký ức tuổi thơ, với những tình cảm kính yêu, mặn nồng chan chứa của người cháu dành cho bà trong bài thơ Bếp lửa.

Tác giả Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê tại Hà Nội, ông là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ của Bằng Việt giàu những suy tưởng, triết luận sâu sắc, giọng thơ trầm bổng, tâm tình, thủ thỉ. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả có chuyến đi du học ở nước ngoài, rời xa quê hương. Tác phẩm được in trong tập Hương cây – Bếp lửa (1968) cùng chung với tác giả Lưu Quang Vũ.

Xuyên suốt một bài thơ dài như thế có lẽ hình ảnh người bà và bếp lửa hiện lên rõ nét và thiêng liêng nhất trong ký ức, với nhiều những suy ngẫm của tác giả ở trong đoạn thơ sau:

Đọc thêm:  Tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa em và Thánh Gióng - Thủ thuật

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Trong 3 câu thơ đầu, hình ảnh người bà hiện lên qua hành động quen thuộc, “rồi sáng, rồi chiều” nhóm lên bếp lửa hồng với niềm tin kỳ lạ. Hình ảnh bếp lửa bà nhen có 2 tầng ý nghĩa, đầu tiên là lớp nghĩa tả thực, ngọn lửa của bà chính là nguồn ánh sáng, là hơi ấm để sử dụng trong gia đình, với lớp nghĩa ẩn dụ thì hình ảnh ngọn lửa ấy lại chính là tượng trưng cho một niềm tin lạc quan, bất diệt, là những ước mơ, tình cảm mà người bà dành cho cháu lúc nào cũng ấm nồng và sáng như ngọn lửa nơi góc bếp của bà, nơi bà luôn ủ sẵn. Bếp của bà chẳng bao giờ nguội lạnh, mà luôn có hình ảnh ngọn lửa đỏ rực đang bập bùng, tựa như tấm lòng của người bà mãi dành cho người cháu thân yêu, mong cháu sớm ngày trở về, với một niềm tin vững chắc rằng đất nước rồi đây sẽ lại hòa bình, cháu lại bên bà như những ngày còn thơ ấu, cùng bà nhen lên bếp lửa nồng đượm ấm áp.

Trong những câu thơ tiếp, người cháu đã có những suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà nuôi cháu nhỏ từ năm lên 4, cuộc đời bà vốn chất đầy những khó khăn cực nhọc, bà là hiện thân của những người phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo sớm trưa, hết nuôi con nay lại nuôi cháu cứ như thế “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”, mà bà chưa một lần than khó nhọc. Bà chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, thói quen ấy dường như đã ăn sâu vào tâm hồn của bà “mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ”, bà chưa một lúc nào quên nhóm lên ngọn lửa hồng nơi góc bếp, nấu cho gia đình những bữa ăn giản dị, khoai sắn nhưng đầy ắp tình yêu thương, bảo bọc. Bếp lửa bà nhóm mỗi sớm chiều là hiện thân cho những tình cảm chan chứa của người bà dành cho cháu, là sự đoàn kết sẻ chia lẫn nhau trong gia đình và bếp lửa ấy cũng chính là khởi nguồn cho những giấc mơ trong tâm hồn của người cháu. Bếp lửa ấy tưởng thân quen và bình dị nhưng nó lại mang cả những giá trị và ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng sâu sắc mà Bằng Việt đã phải thốt lên “Ôi! Kỳ lạ và thiêng liêng-Bếp lửa”. Đúng như vậy, qua những dòng ký ức của người cháu, ta có thể nhận ra rằng, bếp lửa và người bà là những ký ức đáng quý nhất trong lòng người cháu, bà giống như người giữ lửa và truyền lửa cho cháu. Ngọn lửa trong tâm hồn ấy là tinh thần yêu quê hương, đất nước sâu sắc, nỗi khát khao được ra tiền tuyến giành lại tự do cho dân tộc, cho bà. Và hình ảnh bếp lửa của bà cứ bập bùng mấy chục năm trời ấy chính là niềm tin bất diệt của người bà cũng là của người cháu về một tương lai đất nước tươi đẹp hơn, về một tương lai bà cháu đoàn tụ, về lại bên nhau như những ngày thơ bé.

Đọc thêm:  Tóm tắt đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Bằng những hình ảnh giản dị, trong sáng và thân thuộc kết hợp với giọng thơ như thủ thỉ tâm tình, hình ảnh người bà và ngọn lửa trong ký ức của tác giả đã hiện lên với một tình cảm ấm áp, trân trọng. Hình ảnh ấy cũng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và triết luận về niềm tin chiến thắng, về tình yêu thương tin tưởng của người bà dành cho đứa cháu đang ở chiến trường xa xôi, đó là những tình cảm cao đẹp và trân quý nhất.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hinh-anh-nguoi-ba-va-ngon-lua-qua-doan-tho-roi-som-roi-chieu-thieng-lieng-bep-lua-41737n.aspx Bếp lửa là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 9, ngoài bài làm văn Phân tích hình ảnh người bà và ngọn lửa qua đoạn thơ: “Rồi sớm rồi chiều… thiêng liêng – bếp lửa”, học sinh và thầy cô giáo có thể tham khảo thêm nhiều hơn các bài văn mẫu khác như Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Giới thiệu về bài thơ Bếp lửa hay cả phần Soạn bài Bếp lửa.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button