Bài văn Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng

Đề bài: Qua việc tìm hiểu các tác phẩm thơ ca của Quang Dũng, anh/chị hãy phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng

phan tich hinh tuong doi mat trong tho cua quang dung

Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng

I. Dàn ý Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm- Hình tượng đôi mắt là hình tượng xuất hiện nhiều nhất trong thơ Quang Dũng.

2. Thân bài:

* Giới thiệu chung:– Hình tượng đôi mắt được nhắc đến nhiều trong thơ của ông, mỗi tác phẩm, ông đều gợi vào đó hình ảnh của một đôi mắt (so sánh với hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử).- Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chứa đựng nhiều cảm xúc nhất, thông qua đôi mắt mà người ta có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của người đối diện.- Hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng là chi tiết độc đáo, ấn tượng, giàu cảm xúc và ý nghĩa trong các tác phẩm thơ văn của ông.

* Phân tích hình tượng đôi mắt:– Đôi mắt trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:+ Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của ông, hình tượng đôi mắt của người chiến sĩ trẻ Hà thành hiện lên qua hai câu thơ “Mắt trừng gửi …kiều thơm”.+ Bài thơ viết về những người lính trẻ đang băng rừng, vượt suối, đôi mắt người chiến sĩ hiện lên giữa đêm đen, trong lúc nghỉ ngơi.+ Hình ảnh “mắt trừng”: Đôi mắt thể hiện sự dữ dội, mạnh mẽ của những người chiến sĩ Tây tiến với tinh thần cảnh giác cao độ với kẻ thù.+ Đôi mắt ấy khắc thành ấn tượng với người đọc bởi sự dữ dội của nó, thế nhưng, nó cũng chứa đựng sự thơ mộng khi trong đói mắt ấy chứa đựng sự lãng mạn của những chàng trai trẻ xếp bút nghiên lên đường, và giờ đây, tranh thủ lúc nghỉ ngơi để mơ về Hà Nội với người thương “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.+ Đôi mắt “gửi mộng qua biên giới”: Vượt qua đại ngàn, những đôi mắt trừng trừng gửi về Hà Nội thân yêu những yêu dấu, những mong mỏi được trở về bên người thân yêu.=> Đôi mắt của người chiến sĩ Tây Tiến chất chứa đầy sự mãnh liệt, là sự cảnh giác trước quân thù, là sự căm thù quân giặc là chút lãng mạn nhớ nhung những người tình.

– Đôi mắt trong bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây”: “Mắt em …Tây phương”, “Đôi mắt …khôn khuây”.+ Nếu như đôi mắt người chiến sĩ Tây Tiến là cái dữ dội, mãnh liệt thì hình ảnh đôi mắt trong bài thơ này lại chứa đựng nỗi buồn thương da diết.+ Hình ảnh đôi mắt “mắt em …Tây phương”: Hình ảnh đôi mắt của người em gái chạy giặc về Sơn Tây, đôi mắt ấy ám ảnh lấy Quang Dũng với cái nhìn “dìu dịu”: một đôi mắt đẹp.+ Ông so sánh đôi mắt ấy với Tây phương: như vầng mặt trời sắp lặn, chất chứa nỗi buồn xa xăm, thu hút ánh nhìn, sáng lấp lánh, lộng lẫy nhưng buồn cô quạnh.+ Ông còn miêu tả hình ảnh đôi mắt của những người Sơn Tây “Đôi mắt người Sơn Tây …khôn khuây”: Đây là hình ảnh đôi mắt của những người đi chạy giặc, ánh mắt hoang mang, nỗi buồn chất chứa, “u uân” khi phải “lưu lạc” nơi viễn xứ.

– Ngoài ra, Quang dũng còn miêu tả rất nhiều đôi mắt khác trong các tác phẩm khác của ông như:+ Bài thơ Hồng Phú Châu Giang (1957): ông miêu tả ánh mắt của những cô nàng bán hàng tạp hóa ” Hồng Phú, những cô hàng tạp hóa /Mắt đẹp nhìn bâng khuâng”+ Bài thơ Đôi bờ (1948): Miêu tả đôi mắt với cái nhìn xa xăm, chất chứa nỗi buồn trong một chiều thu bên bờ sông “Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai/Sông xa từng lớp lớp mưa dài/Mắt kia em có sầu cô quạnh/Khi chớm heo về một sớm mai?”+Hay ánh mắt của những đứa trẻ trong sáng, ngây thơ trong bài Lính râu ria ” Cô bé cười chúm chím/Mắt non nhìn như sao” …+ Càng về sau, hình ảnh đôi mắt trong thơ Quang Dũng càng thấm đượm những triết lý ở đời như hình ảnh đôi mắt trong bài thơ kết hợp văn xuôi: Hai bài thơ tình: “Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người /Phương nào đôi mắt ngó xa xôi”

Đọc thêm:  Kể về một bà mẹ Việt Nam anh hùng mà em biết (Dàn ý + 6 mẫu)

* Kết luận chung:– Mỗi hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng lại có những sắc thái riêng, biến đổi theo từng hoàn cảnh, cảm xúc riêng. Nó chứa đựng những ý nghĩa, là phương tiện truyền tải cảm xúc của mỗi người.- Ông đã truyền tải hình tượng đôi mắt ấy qua từng vần thơ đầy cảm xúc của mình.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng.

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng đôi mắt trong thơ của Quang Dũng

Mỗi khi tìm hiểu về một nhà thơ nào đó, chúng ta thường bắt gặp một vài hình ảnh xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp của người đó. Hình ảnh đó “ám ảnh” trong từng câu chữ, trong từng nguồn cảm hứng của người thi sĩ ấy. Nếu đọc thơ Hàn Mặc Tử, hẳn ai cũng nhận thấy rằng, hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về “trăng”. Hình tượng vầng trăng trong thơ ông là hình ảnh siêu thực, giúp ông quên đi nỗi đau về thể xác, để thăng hoa trong những cảm xúc mộng mị nhất. Hay trong thơ Quang Dũng – một nhà thơ đa tài nhất, người ta lại bắt gặp nhiều hình tượng đôi mắt. Đôi mắt xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của ông, lặp đi lặp lại, mỗi lần một dáng vẻ riêng.

Nói đến hình ảnh đôi mắt, người ta chẳng còn xa lạ bởi trong thơ, trong văn, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình tượng này. Ngay trong ca dao cũng đã từng có câu thơ miêu tả về đôi mắt người con gái:

“Cổ tay em trắng như ngàĐôi mắt em liếc như là dao cau”.

Cái liếc mắt của cô gái quê tình tứ, ngọt ngào, sắc lẹm như lưỡi dao “cứa” vào trái tim non nớt của chàng trai, khiến chàng không khỏi bồi hồi. Đó cũng là bởi xưa nay, nhắc tới đôi mắt, người ta thường ví nó như cửa sổ của tâm hồn – nơi chất chứa tất cả những cảm xúc. Một ánh nhìn thôi cũng đủ nói lên bao điều, từ tình cảm đến lời nói. Chẳng vậy mà ngày xưa, có những tình yêu mà đôi lứa đến với nhau chỉ bằng ánh mắt, yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên.

Vậy nên, khi đọc thơ Quang Dũng và hình ảnh đôi mắt trong thơ ông, người ta nhận ra được nhiều điều trong hồn thơ của Quang Dũng. Đó là chi tiết độc đáo, ấn tượng, xúc cảm trong phong cách thơ của ông.

Các bài thơ có hình tượng đôi mắt của Quang Dũng khá nhiều mà ta có thể nhắc tên ở đây như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, … Ở mỗi bài thơ, người ta lại thấy một hình tượng đôi mắt khác biệt, mang dáng vẻ mới lạ. Như bài thơ Tây Tiến của ông, Quang Dũng viết:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”.

Bài thơ được ông sáng tác năm 1948, khi ông được lệnh rời Phù Lưu Chanh, và trong nỗi nhớ khôn nguôi về đồng đội, ông đã sáng tác nên bài thơ này. Bài thơ là hình ảnh chân thực của những người lính trí thức Hà thành đang ngày đêm chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Họ hiện lên trong cả bút pháp lãng mạn và hiện thực. Cả một đoàn bình đều “không mọc tóc” do bị sốt rét hoành hành, da dẻ xanh xao như tàu lá, thế nhưng, trong lãng mạn, đôi mắt họ lại ánh ngời, sáng quắc ý chí và niềm tin. Hình ảnh “mắt trừng” nghe thật dữ dội, thật mạnh mẽ, ấy vậy nhưng đó lại là đôi mắt của người chiến sĩ đang “trừng trừng”, mở to mà canh gác, mà nghe ngóng mọi động thái của quân thù. Đôi mắt ấy chứa đựng hiện thực của chiến tranh nghiệt ngã, khi những chàng trai cầm bút nghiên, giờ đây lại phải cầm súng, đứng giữa núi rừng chiến đấu với quân thù. Thế nhưng, trong đôi mắt ấy còn chứa đựng cả sự thơ mộng, giấc mộng về tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Đọc thêm:  3 Đề Đọc hiểu Chợ đồng (Nguyễn Khuyến) có ... - Trung cấp TDTT

Quả thực, chỉ một đôi dòng về hình tượng đôi mắt, thế nhưng, nó dường như đã gợi lên được tất cả mọi điều về những chàng trai Tây Tiến năm ấy. Những cảm xúc mãnh liệt bộc lộ qua đôi mắt của người lính, từ lòng căm thù giặc, ý chí nung nấu đến cả nỗi nhớ nhung người tình. Thật là đa dạng, thật nhiều sắc nhiều vẻ!

Cũng là về hình tượng đôi mắt, nhưng ở bài thơ này, Quang Dũng đã nhấn mạnh hình ảnh ấy khi đặt đôi mắt ấy trở thành tiêu đề của bài thơ, đó là tác phẩm “Đôi mắt người Sơn Tây”. Bài thơ được sáng tác năm 1949, khi mà chiến tranh chống Pháp đang vào hồi quyết liệt, gay cấn nhất. Bài thơ được viết trong một lần mà Quang Dũng gặp cảnh chạy giặc ở Sơn Tây và gặp được một cô gái đang chạy giặc về đây. Và đôi mắt của người con gái ấy đã khiến Quang Dũng phải nghẹn ngào, phải suy tư không ngớt. Chính vì thế, không chỉ lấy là tên cho tác phẩm của mình, ông còn nhắc đi nhắc lại hình ảnh đôi mắt ấy:

“Vầng trán em mang trời quê hươngMắt em dìu dịu buồn Tây phươngTôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắmEm đã bao ngày em nhớ thương?…”

Không như hình tượng đôi mắt của người lính Tây Tiến phía trên, đôi mắt của người em gái trong bài thơ này mang cái nhìn vừa mãnh liệt nhưng u uẩn, buồn sâu thẳm lòng người. Và Quang Dũng đã ví đôi mắt ấy “dìu dịu buồn Tây phương”. Có lẽ ông đang muốn so sánh đôi mắt của người con gái ấy với hình ảnh của vầng mặt trời sắp lặn chăng? Bởi khi mặt trời sắp lặn, ánh vàng thật rực rỡ, lộng lẫy, chói lọi nhưng lại mang một nỗi buồn tha thiết, khôn khuây. Quả thật, đôi mắt ấy thật cuốn hút quá, nó hút lấy, hấp dẫn lấy tất thảy mọi cảm xúc của người đối diện, khiến người ta phải ngỡ ngàng mà xúc động!

Không chỉ một lần nhắc tới hình tượng đôi mắt trong bài thơ, Quang Dũng còn nhấn mạnh nó lần thứ hai: một đôi mắt u uẩn, chất chứa nhiều buồn phiền khi quê hương đang trong những ngày giặc giã:

“Đôi mắt người Sơn TâyU uẩn chiều lưu lạcBuồn viễn xứ khôn khuây”

Hình ảnh đôi mắt trong bài thơ này chất chứa những nỗi niềm khó tả. Đó là nỗi niềm về những ngày quê hương đầy bóng quân thù, về nỗi buồn đau của những người dân quê mỗi lần chạy giặc. Chỉ bằng hình ảnh này, Quang Dũng là khiến người đọc như được chìm vào ánh mắt đầy sự lo lắng, sự đau buồn của người em gái ở “thành Sơn chạy giặc về”.

Với chàng trai đa tình như Quang Dũng, thì một ánh mắt thôi cũng đủ khiến chàng say mê. Chẳng thế mà trong bài thơ Hồng Phú Châu Giang (1957), khi bắt gặp những cô bán hàng tạp hóa ở Hồng Phú, Quang Dũng đã chẳng thể quên chú ý tới đôi mắt đẹp của họ:

“Hồng Phú, những cô hàng tạp hóaMắt đẹp nhìn bâng khuâng”

Có thể nói, hai tác phẩm này đã dựng lên hình tượng về đôi mắt vô cùng sống động, mang sắc thái, dáng vẻ đa dạng, thể hiện được sự tinh tế trong hồn thơ của người thi sĩ đa tài Quang Dũng.

Hơn thế, các bài thơ khác như Đôi bờ sáng tác năm 1948 cũng nhắc về hình ảnh đôi mắt với nỗi nhớ thương, tràn đầy những xúc cảm, vừa buồn bã cô quạnh, lại vừa mong mỏi, nhớ thương trong chiều mưa thu buồn:

“Thương nhớ ơ hờ thương nhớ aiSông xa từng lớp lớp mưa dàiMắt kia em có sầu cô quạnhKhi chớm heo về một sớm mai?”

Một đôi mắt chứa đầy cảm xúc, một đôi mắt dịu dàng với nỗi mong chờ trong sâu thẳm buồn bã chứ không còn là đôi mắt oai hùng của người lính Tây Tiến nữa,

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông (3 Mẫu) - Văn 12

Một bài thơ khác của Quang Dũng có nhắc tới hình ảnh đôi mắt đó là bài Lính râu ria:

“Chị ơi! Cháu ngủ đâuRồi anh bế con chịAnh lim dim cúi đầuCô bé cười chúm chímMắt non nhìn như saoĐôi mắt nhìn như saoMá hồng như trái mận”.

Đây là bài thơ mang lối vừa tự sự vừa trữ tình của Quang Dũng, kể về một lần những người lính qua đò, với không gian là một quán nước nhỏ, bên bờ sông vắng. Ở đây, những người lính đã mua vài thứ, và anh lính đã hỏi và bế đứa con của chị hàng nước. Đứa bé năm tháng tuổi với đôi mắt sáng như vì sao trên trời, đôi môi hồng thắm mọng đã ghim vào lòng những người lính chiến, ghim vào lòng người đọc chúng ta hình ảnh một đôi mắt ngây thơ, trong sáng và biết cười và cả sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến những chàng trai phải rời xa quê hương, xa đứa con của mình.

Và cũng là hình ảnh đôi mắt trẻ thơ ấy, người ta bắt gặp trong bài Nhớ:

“Cháu mồ côi – cháu gáiĐôi mắt trong như đang tập đánh vẫn”.

Về sau này, hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng ngày càng được tô điểm một cách rõ nét những triết lý, những tâm sự sâu xa. Có thể nói, đây hẳn là sự trải nghiệm về cuộc đời trong hồn thơ của Quang Dũng để hình tượng “ám ảnh” ấy -“đôi mắt” trong thơ của ông ngày càng thêm tròn trịa, ý nghĩa hơn. Trong bài thơ Hai bài thơ tình – bài thơ được kết hợp giữa thơ và văn xuôi, hình ảnh của đôi mắt mơ màng giữa làn khói thuốc khiến người đọc càng thêm ấn tượng:

“Khói thuốc chiều sông hỡi dáng ngườiPhương nào đôi mắt ngó xa xôiCó ai thấu được niềm u uẩnTừng lắng nhiều phen những mảnh đời”

Đọc hết những tác phẩm thơ của Quang Dũng, người ta nhận ra rằng, ở bất cứ cảm xúc nào, tư thế nào, Quang Dũng đều mang vào đó hình ảnh của đôi mắt. Đôi mắt lúc hùng tráng như người lính Tây Tiến, lúc buồn bã như cô em gái trong Đôi mắt người Sơn Tây, lúc lại thơ ngây, ngọt ngào như em nhỏ trong Lính râu ria, … Mỗi đôi mắt lại chất chứa những điều khác lạ, lại mang những tâm tư và dáng vẻ khác nhau, thế nhưng, nó cứ lặp đi lặp lại như thế khiến cho người ta không khỏi ám ảnh.

Hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng vừa có tính hội họa lại mang tính triết lý nhân sinh. Là một người nghệ sĩ đa tài, biết cả thơ ca nhạc họa, Quang Dũng hiểu hơn ai hết sự khó khăn trong cách họa một đôi mắt người. Đôi mắt con người chứa đựng tất cả những xúc cảm, cá tính của con người ấy, vẽ đã khó, họa bằng thơ lại khó hơn bội phần. Thế nhưng, bằng cảm quan nghệ thuật, bằng tài năng của mình, Quang Dũng đã xuất sắc khi vẽ lên những đôi mắt khiến cho người đọc chẳng thể nào quên bằng những lời thơ của mình.

Có thể nói, xuyên suốt trong các tác phẩm thơ của mình, Quang Dũng luôn để lại dấu ấn bằng hình ảnh đôi mắt. Nó chính là biểu tượng cho tác phẩm của ông để mỗi khi nhắc về Quang Dũng, người ta lại nhớ ngay đến một đôi mắt nồng nàn, thấm đượm những cảm xúc khó quên!

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-hinh-tuong-doi-mat-trong-tho-cua-quang-dung-59783n.aspx Có thể nói rằng, hình tượng đôi mắt quả thực quá nổi bật trong thơ Quang Dũng, để bất cứ bài thơ nào, người ta cũng bắt gặp nó. Thế nhưng, có lẽ chẳng ai quên được hình ảnh đôi mắt người chiến sĩ trong đêm hành quân của bài thơ Tây Tiến. Những chiến sĩ Tây tiến ngày ấy đã khắc thành ấn tượng trong tim chúng ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm các bài viết khác như Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Hình ảnh miền Tây Tổ Quốc qua bài thơ Tây Tiến, Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến, Cảm nhận bài Tây Tiến của Quang Dũng để hiểu rõ hơn hình tượng người lính đẹp đẽ này!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button